4.3.1. Về phối hợp thuốc
Đánh giá về kiểu phối hợp thuốc so với khuyến cáo thì chỉ có 19 trên tổng số 329 bệnh nhân (5,78%) đƣợc chỉ định phối hợp thuốc không phù hợp khuyến cáo, trong đó 10 trƣờng hợp là do phối hợp nhóm chẹn với các nhóm thuốc khác: lợi tiểu, ƢCMC, ƢCTT. Và có 9 trƣờng hợp phối hợp ƢCTT với lợi tiểu giữ kali.
Đối với dạng phối hợp chẹn với lợi tiểu, mặc dầu có chứng cứ giảm các biến cố tim mạch nhƣng nguy cơ phát triển ĐTĐ đã đƣợc ghi nhận. Guidelines của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu cũng thể hiện sự thay đổi này trong phối hợp thuốc điều trị THA. Năm 2003, phối hợp giữa lợi tiểu và chẹn
đƣợc xem là một trong những phối hợp thuốc có thể sử dụng ngay từ đầu. Nhƣng quan niệm này đã thay đổi, việc kết hợp giữa lợi tiểu với chẹn làm giảm sự dung nạp đƣờng và làm tăng nguy cơ tiểu đƣờng mới mắc. Nên ngay từ khuyến cáo ESC/ESH 2007 và mới nhất là ESC/ESH 2013 lƣu ý tránh dạng phối hợp này ngoại trừ những trƣờng hợp đặc biệt [32], [33]. Tuy nhiên theo Hội THA Hoa Kỳ và khuyến cáo của Canada vẫn chấp nhận dạng phối
hợp này ở mức D và lƣu ý nguy cơ không dung nạp glucose, yếu thể lực và rối loạn hoạt động tình dục [28].
Theo khuyến cáo CHEP, phối hợp chẹn với ƢCMC dù cả hai nhóm đều bảo vệ tim nhƣng không đƣợc khuyến khích phối hợp để làm hạ thêm huyết áp vì chƣa đƣợc chứng minh có hiệu quả hạ thêm huyết áp so với đơn trị liệu nhƣng đƣợc ƣu tiên phối hợp trong chỉ định THA có suy tim tâm thu phân suất tống máu giảm cũng nhƣ trong sau NMCT [28].
Phối hợp ƢCTT với lợi tiểu giữ kali là phối hợp không hợp lý do tƣơng tác thuốc. Thuốc ƢCTT làm giảm nồng độ aldosteron dẫn đến tăng kali máu, lại kết hợp với lợi tiểu giữ kali là spironolacton có tác dụng kháng aldosteron, đều dẫn đến tình trạng tăng nồng độ kali trong máu. Tuy nhiên: trong những đơn thuốc này có phối hợp với lợi tiểu quai furosemid có tác dụng lợi tiểu nhanh và mạnh, kết hợp với theo dõi nồng độ kali trong máu thì vẫn trong giới hạn bình thƣờng nên thực tế thì phối hợp này vẫn đƣợc kiểm soát và không gây bất lợi trên lâm sàng.