TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN SAU RA VIỆN

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch, bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 77)

4.4.1. Đặc điểm bệnh nhân ngoại trú

Tỉ lệ bệnh nhân nam chiếm 53,6% và tỉ lệ bệnh nhân nữ chiếm 46,4%. Tỉ lệ nam/ nữ là 1,16.

Nhóm bệnh nhân độ tuổi 60-69 chiếm tỉ lệ cao nhất: 34,4%. Đa số bệnh nhân khảo sát có trình độ văn hóa phổ thông (36,8%).

Về nghề nghiệp thì đa phần bệnh nhân đã nghỉ hƣu (chiếm đến 44,0%) hoặc làm các công việc khác nhƣ làm nông, làm việc nhẹ (28%). Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân đang đƣơng chức hoặc nội trợ, kinh doanh nhỏ.

Thu nhập của bệnh nhân trong khảo sát chủ yếu ở mức dƣới 4 triệu đồng (chiếm 63,2%). Nhóm bệnh nhân không có thu nhập chiếm 7,2% và nếu ở xa trung tâm khám chữa bệnh sẽ khó khăn khi phải chi tiền để mua thuốc điều trị THA sử dụng lâu dài.

Thời gian điều trị THA của nhóm bệnh nhân nghiên cứu đa phần là khoảng 1-3 năm (chiếm 27,2%) và 3- 5 năm (25,6%). Bệnh nhân THA lâu năm cũng chiếm đến 9,6% (5-10 năm) và trên 10 năm chiếm 20,8%.

Tỉ lệ có tổn thƣơng cơ quan đích và biến chứng trong mẫu khảo sát là 60,8% bao gồm các tổn thƣơng: NMCT cũ, suy tim, đau thắt ngực; TBMMN, NMN, XHN cũ; suy thận; ĐTĐ; bệnh về động mạch (phình tách động mạch, thắt động mạch vành).

Tất cả bệnh nhân đều có tham gia BHYT. Tuy nhiên mức độ hỗ trợ bảo hiểm là không giống nhau. Một số lớn bệnh nhân tham gia bảo hiểm ở bệnh viện địa phƣơng, bảo hiểm hộ nghèo/ cận nghèo thì hơi bất tiện về thủ tục và trở ngại địa lý khi phải chuyển viện vào bệnh viện Việt Nam- Cuba Đồng Hới. Điều này gây cản trở việc tái khám đầy đủ của bệnh nhân nên đôi khi họ không đi khám mà tự ra quầy thuốc để mua và việc tự chi tiền ra để mua thuốc cũng gây tốn kém cho những bệnh nhân khó khăn về kinh tế, không có thu nhập.

4.4.2. Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ đúng, tuân thủ dùng thuốc

Hiệu quả điều trị THA có vai trò hết sức quan trọng của bệnh nhân. Vì bệnh THA là một bệnh mãn tính, việc điều trị cần phải duy trì kéo dài suốt đời. Khi bệnh nhân vào viện, bác sĩ chỉ định điều trị trong một đợt kéo dài khoảng mƣơi mƣời lăm ngày giải quyết những vấn đề cấp cứu hay những tổn thƣơng biến chứng nghiêm trọng hoặc điều trị tăng huyết áp cấp cứu, khẩn

cấp. Còn khi ra viện, bệnh nhân vẫn phải duy trì việc dùng thuốc điều trị THA kết hợp biện pháp thay đối lối sống, kiểm tra huyết áp và tái khám định kỳ tránh những biến chứng nặng nề. Thái độ của bệnh nhân bị ảnh hƣởng rất lớn bởi sự khác biệt về văn hóa, niềm tin và kinh nghiệm có đƣợc với hệ thống y tế. Để tuân thủ điều trị tốt, bệnh nhân cần có quyền và trách nhiệm đƣợc tham gia tích cực và đƣợc thông tin đầy đủ việc tự chăm sóc để đạt đƣợc huyết áp mục tiêu nhằm đảm bảo có đủ sức khỏe tối đa về thể chất lẫn tinh thần [8].

* Tỉ lệ bệnh nhân THA có kiến thức đúng về sử dụng thuốc THA:

Giáo dục cho bệnh nhân kiến thức về bệnh THA và sử dụng thuốc là việc rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế bệnh nhân THA “rất hỏng” về kiến thức. Nhiều bệnh nhân THA thậm chí không biết chỉ số huyết áp bao nhiêu đƣợc chẩn đoán là bị THA. Do ở nƣớc ta việc khám sức khỏe định kỳ không phổ biến nên nhiều bệnh nhân không biết mình bị THA từ lâu cho đến khi vào viện vì biến chứng hoặc có tổn thƣơng nghiêm trọng rồi. Đó là lí do vì sao THA đƣợc gọi là “kẻ giết ngƣời thầm lặng”.

Trong mẫu nghiên cứu, chỉ có 44,0% bệnh nhân có kiến thức đúng về sử dụng thuốc THA. Tỉ lệ ngƣời bệnh có kiến thức đúng về sử dụng thuốc là rất thấp. Bệnh nhân đã vào viện điều trị nhƣng cũng chƣa hiểu rõ về bệnh, nhiều bệnh nhân vào viện để điều trị các biến chứng và tổn thƣơng cơ quan đích nhƣng cũng không biết đó là biến chứng của THA. Điều này phù hợp với thực trạng hiểu biết và kiểm soát THA tại Việt Nam rất đáng quan tâm [12], [21].

Trong khi THA đƣợc phát hiện rất đơn giản bằng máy đo bệnh nhân có thể tự đo dễ dàng và bệnh nhân nên thƣờng xuyên tự theo dõi huyết áp, thực hiện các biện pháp cải thiện lối sống để giảm thiểu mức tăng huyết áp hỗ trợ với các biện pháp dùng thuốc, tái khám sức khỏe định kỳ để đƣợc bác sĩ tƣ vấn, nâng cao hiệu quả điều trị [26].

Trong nghiên cứu tại BV cấp cứu Trƣng Vƣơng thì tỉ lệ có kiến thức đúng của bệnh nhân THA về sử dụng thuốc là 55,7% [7]. Ngoài mối liên quan với các yếu tố nhƣ trên thì còn có liên quan đến tuổi.

* Tỉ lệ bệnh nhân THA có thái độ đúng về sử dụng thuốc THA:

Thái độ, niềm tin tích cực của bệnh nhân vào điều trị bao gồm niềm tin về việc sử dụng thuốc sẽ giúp cho bệnh nhân kiểm soát huyết áp tốt hơn, hạn chế các biến chứng tim mạch và các tổn thƣơng cơ quan đích, giúp bệnh nhân sống lâu, sống khỏe hơn.

Tỉ lệ bệnh nhân có thái độ đúng về sử dụng thuốc THA, có niềm tin tích cực vào điều trị là 51,2%. Trong nghiên cứu tại BV cấp cứu Trƣng Vƣơng thì tỉ lệ có kiến thức đúng của bệnh nhân THA về sử dụng thuốc là 35,8% [7].

* Tỉ lệ bệnh nhân THA tuân thủ dùng thuốc THA:

Thiếu tuân thủ trong điều trị THA là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng đáng kể các biến chứng tim mạch. Tuân thủ kém thƣờng gặp ở các bệnh nhân mới điều trị, ƣớc đoán chỉ 50% bệnh nhân mới đƣợc chẩn đoán THA duy trì điều trị đƣợc trong vòng một năm. Do đó, đánh giá tuân thủ là vấn đề cần thiết trong đánh giá việc điều trị THA. Tuân thủ điều trị sẽ giúp kiểm soát tốt huyết áp và hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy khỏe mạnh hơn khi huyết áp đƣợc kiểm soát [34].

Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 48,8%. Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc THA thấp là do nhiều nguyên nhân. Trong số các nguyên nhân khó tuân thủ dùng thuốc ghi nhận đƣợc thì nguyên nhân do bệnh nhân cho là khỏi bệnh khi thấy huyết áp đã về bình thƣờng hoặc không thấy có triệu chứng gì nên không dùng thuốc hoặc chỉ dùng thuốc khi đau, mệt chiếm đến 41,82%. Nguyên nhân quên chiếm 25,45% gặp ở những bệnh nhân vẫn duy trì dùng thuốc ổn định huyết áp nhƣng thỉnh thoảng có quên. Một số bệnh nhân cho rằng dùng thuốc điều trị THA kéo dài sẽ gây nhờn thuốc nên

ngại dùng (5,45%), một số khác có gặp tác dụng phụ của thuốc (bị phù chân khi dùng amlodipin 5mg) chiếm 1,82%. Có 8,18% không tuân thủ dùng thuốc do nguyên nhân thấy không cải thiện, trên những bệnh nhân này, huyết áp đo đƣợc thƣờng ở mức cao. Cũng có 7,27% bệnh nhân cảm thấy tốn kém khi phải mua thuốc THA dùng dài ngày, đây là những bệnh nhân khó khăn về kinh tế, lại ở xa cơ sở bảo hiểm y tế nên phải tự mua thuốc.

Nghiên cứu tại bệnh viện cấp cứu Trƣng Vƣơng trên 386 bệnh nhân ngoại trú tái khám tại phòng khám BV thì tỉ lệ tuân thủ là 49,5% [7]. Một nghiên cứu trên 1367 bệnh nhân thì tỉ lệ tuân thủ cao chỉ có 15,9%; tuân thủ trung bình là 52,0% và tuân thủ kém là 32,1% [28]. WHO ƣớc lƣợng mức độ bệnh nhân tuân trị THA thay đổi từ 50- 70% và cho rằng kém tuân trị điều trị là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc không kiểm soát đƣợc THA [45].

4.4.3. Mối quan hệ giữa yếu tố kiến thức và thái độ với tuân thủ dùng thuốc tăng huyết áp

Có mối liên quan giữa sự tuân thủ dùng thuốc với kiến thức về sử dụng thuốc. Nhóm bệnh nhân có kiến thức đúng về sử dụng thuốc có tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn so với nhóm có kiến thức chƣa đúng. Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê. (p-value =0,000 < 0,05).

Có mối liên quan giữa sự tuân thủ dùng thuốc với thái độ sử dụng thuốc. Nhóm bệnh nhân có thái độ đúng về sử dụng thuốc có tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn so với nhóm có thái độ chƣa đúng (p-value =0,000 < 0,05).

Nâng cao đƣợc kiến thức về bệnh và sử dụng thuốc cũng nhƣ tạo đƣợc thái độ, niềm tin tích cực cho bệnh nhân về thuốc và liệu trình điều trị sẽ góp phần nâng cao khả năng tuân thủ, tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp.

KẾT LUẬN

Các kết quả về tình hình sử dụng thuốc và phân tích tính hợp lý trong sử dụng thuốc đƣợc thực hiện trên 329 bệnh án của bệnh nhân tăng huyết áp trong năm 2013.

1. Về tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỉ lệ các nhóm thuốc đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là: nhóm chẹn kênh calci (55,93%); nhóm ƢCMC (28,27%); nhóm ƢCTT (24,92%); nhóm lợi tiểu (14,89%); nhóm kết hợp (9,42%); nhóm chẹn  (5,17%).

- Về liệu pháp điều trị: tỉ lệ phác đồ đơn trị liệu: 49,24%; phác đồ đa trị liệu: 50,76%. Nhóm thuốc đƣợc lựa chọn cho phác đồ đơn trị liệu nhiều nhất: CCB, chiếm tỉ lệ: 24,32%. Phác đồ 2 thuốc kết hợp ƣu tiên phối hợp chẹn calci với ƢCMC (9,12%) hoặc ƢCTT (10,94%). Phác đồ 3 thuốc ƣu tiên phối hợp chẹn calci với lợi tiểu với ƢCMC (3,65%) hoặc ƢCTT (4,86%).

- Tỉ lệ thay đổi phác đồ trong nghiên cứu là 55,62%.

2. Về tính hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

- Có 19 trên tổng số 329 bệnh nhân (5,78%) đƣợc chỉ định phối hợp thuốc không phù hợp khuyến cáo.

- Có 90 trƣờng hợp gặp tƣơng tác thuốc, chiếm 27,35%.

- Có 25 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 7,6%, sử dụng liều thấp hơn (bằng một nửa so với liều bắt đầu) 3 thuốc lisinopril, ibersartan, metoprolol so với liều điều trị THA trong khuyến cáo.

- Tỉ lệ về nhịp đƣa thuốc khác so với khuyến cáo chiếm tỉ lệ cao trong nghiên cứu (32,52%).

- Tỉ lệ tuân thủ đúng hƣớng dẫn cho các chỉ định bắt buộc đái tháo đƣờng (89,19%), suy thận mạn (81,25%), dự phòng tái phát đột quỵ (63,64%).

- Có 199 trên tổng số 329 bệnh nhân đƣợc chỉ định hợp lý, chiếm tỉ lệ 60,49%. Chỉ định hợp lý có vai trò trong việc kiểm soát huyết áp.

- Có 287 bệnh nhân đạt HAMT khi ra viện chiếm tỉ lệ 87,23%.

3. Đánh giá tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân sau khi ra viện

Kết quả dựa vào bộ câu hỏi trên 125 bệnh nhân THA sau ra viện

- Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về sử dụng thuốc THA là 44,0%. - Tỉ lệ bệnh nhân có thái độ đúng về sử dụng thuốc THA là 51,2%.

- Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 48,8%. - Có mối liên quan giữa tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc THA với yếu tố kiến thức và thái độ về sử dụng thuốc.

KIẾN NGHỊ

1. Cần có thông báo dƣợc lâm sàng hàng năm về sử dụng thuốc điều trị THA trên thực tế lâm sàng của bác sĩ có so sánh với các khuyến cáo hoặc hƣớng dẫn của Bộ y tế.

2. Chủ động giáo dục cho bệnh nhân kiến thức về bệnh THA và sử dụng thuốc THA, tƣ vấn kỹ cho bệnh nhân sử dụng thuốc ngoại trú và hƣớng dẫn các biện pháp giúp bệnh nhân kiểm soát đƣợc huyết áp sau khi ra viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2006), Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học.

2. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

3. Bộ Y tế (2006), Tương tác thuốc và một số chú ý khi chỉ định, NXB Y học. 4. Các bộ môn nội, Trƣờng đại học Y Hà Nội (2004), "Tăng huyết áp", Bài

giảng bệnh học nội khoa, tập 2, tr.106 - 112, Nhà xuất bản Y học.

5. Các bộ môn nội, Trƣờng đại học Y Hà Nội (2004), "Suy thận mạn", Bài giảng bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học.

6. Ngô Trí Diễm (2006), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An, Luận văn thạc sỹ dƣợc học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Thị Cúc, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Tƣơi, Hồ Thị Thanh Vân (2011), "Khảo sát kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu Trƣng Vƣơng", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 15 (phụ bản số 4), tr.154-158.

8. Hội tim mạch học Việt Nam (2008), Khuyến cáo 2008 về chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn.

9. Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam, Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp.

10. Trần Văn Huy (2011), "Những bàn cãi về vai trò của chẹn beta trong điều trị tăng huyết áp, quan điểm hiện nay giữa các khuyến cáo điều trị tăng huyết áp 2011", Kỷ yếu các bài báo tại hội nghị tim mạch miền Trung Tây Nguyên lần 5, tr.91-99.

11. Phùng Thị Tân Hƣơng (2010), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại đơn vị quản lý và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp, khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ dƣợc học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và cộng sự (2003), "Tần suất THA và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001- 2002", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 33, tr. 9- 15.

13. Lê Thị Luyến (2010), "Tăng huyết áp", Bệnh học, tr.113 - 120, Nhà xuất bản Y học.

14. Huỳnh Văn Minh (2008), "Tăng huyết áp", Giáo trình sau đại học Tim mạch học, tr.11 - 34, Nhà xuất bản Đại học Huế.

15. Trần Lệ Quyên (2013), Đánh giá việc sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại khoa tim mạch bệnh viện trung ương quân đội 108, Luận văn thạc sỹ dƣợc học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.

16. Lê Thảo Quyên (2012), Đánh giá việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa nội chung viện Y học hàng không, Luận văn thạc sỹ dƣợc học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.

17. Cao Thúc Sinh, Huỳnh Văn Minh ( 2014), "Đánh giá hiệu quả của Lercanidipin so với Amlodipin ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp bằng theo dõi huyết áp lƣu động 24 giờ", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 66, tr. 407- 418. .

18. Cao Thúc Sinh, Huỳnh Văn Minh, Trần Văn Huy (2012 ), "Đánh giá hiệu quả điều trị của Lercanidipin ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não bằng huyết áp lƣu động 24giờ", Tạp chí Y học thực hành, số 811+812, tr.306- 316. .

19. Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm (2007), "Thuốc điều trị tăng huyết áp", "Thuốc lợi tiểu", Dược lý học, tập 2, tr.54 - 90, Nhà xuất bản Y học.

20. Trần Đỗ Trinh (1960), "Điều tra THA trên 10.000 ngƣời lớn ở miền Bắc Việt Nam", Tạp chí nội khoa, số 2.

21. Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1992), "Điều tra dịch tễ học bệnh THA tại Việt Nam", Chương trình nghiên cứu các bệnh tim mạch, Bộ Y tế tháng 06/1992.

22. Trần Thanh Tú (2010), Khảo sát và phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa tim mạch (A2) Viện Quân y 103, Luận văn thạc sĩ dƣợc học, Trƣờng Học viện Quân y.

Tài liệu tiếng Anh và trang Web

23. American College of Cardiology Foundation/American Heart Association (2011), "Expert Consensus Document on Hypertension in the Elderly",

JACC 2011;57.

24. American Heart Association (2013), Statistical Fact Sheet 2013 Update. 25. American Medical Association (2013), "2014 Evidence- Based Guideline

for the management of high blood pressure in adults Report from the panel members appointed to the Eighth Joint National Committee (JNC VIII) ", JAMA.

26. Braun S. (2009), "A guide to managing high blood pressure know your number", The hypertension education foundation.

27. Brunton L. L., Lazo J. S., Parker K. L. (2010), Goodman & Gilman’s The

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch, bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 77)