3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng vào việc thờ cúng
Có thể nói rằng, bất kỳ một hệ thống pháp luật nào cũng có những bất cập, vướng mắc trong khâu giải quyết tranh chấp, vấn đề ở chỗ, những bất cập, vướng mắc đó nhiều hay ít và quan điểm pháp điển hoá pháp luật của các nhà làm luật như thế nào, hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng vậy. Qua những phân tích ở Chương II trên đây và những thực tế tranh chấp kể trên, có thể thấy, pháp luật về thừa kế nói chung và pháp luật quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng nói riêng cần có những sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với cả hệ thống pháp luật. Có thể nhận thấy rằng pháp luật dân sự đã ghi nhận một phong tục, một truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc bằng quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 670 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, có thế thấy, pháp luật dân sự mới chỉ ghi nhận một hiện tượng trong xã hội, một thực tế của đời sống tập quán trong xã hội chứ chưa thực sự có những quy định triệt để nhất về vấn đề ấy. Chính vì vậy, cần có những phương hướng hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với thực tiễn xã hội và nhu cầu của con người. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra những phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng.
Thứ nhất: Về một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Việc pháp luật quy
định cho phép người lập di chúc có quyền dành “một phần” di sản để dùng vào việc thờ cúng trước tiên đây là một tiến bộ so với những quy định của pháp luật về thừa
kế trước năm 1990. Tuy nhiên, với thuật ngữ “một phần” đã gây không ít những khó khăn trong quá trình hiểu cũng như áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền cũng như người dân. Hơn nữa, thuật ngữ “một phần” đã vô hình chung làm hạn chế quyền tự do định đoạt tài sản của người lập di chúc, hay nói cách khác, ý chí, quyền tự do, tự nguyện, không bị ép buộc của người lập di chúc đối với tài sản thuộc sở hữu của mình đã vô hình có những rằng buộc mà không phải đến từ những nguyên tắc pháp luật chung. Chúng tôi cho rằng, không nên hạn chế quyền dành tài sản vào việc thờ cúng của người lập di chúc và quyền tự do dành tài sản dùng vào việc thờ cúng của người lập di chúc chỉ bị hạn chế trong hai trường hợp duy nhất, đó là: Trường hợp dành kỷ phần bắt buộc cho người thân, quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 và trường hợp thực hiện nghĩa vụ tài sản với người thứ ba quy định tại khoản 2 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005. Chính vì vậy, đoạn đầu của khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 nên sửa lại là: “Người lập di chúc có
quyền dành tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng”. Điều này sẽ không hạn
chế quyền tự do định đoạt tài sản của người lập di chúc, từ đó có thể hiểu người lập di chúc có quyền dành một phần hay toàn bộ tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng miễn là phải đáp ứng hai điều kiện nói trên.
Thứ hai: Về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. Do những điều kiện
khách quan nhất định mà người được chỉ định rõ trong di chúc có nghĩa vụ quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng mà người đó không có điều kiện thực hiện được nghĩa vụ này, vì vậy, pháp luật nên có quy định khống chế ý chí tuyệt đối này của người lập di chúc. Bởi trong trường hợp này không nói đến việc những người thừa kế của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng cử ra người quản lý di sản thờ cúng, vì trường hợp này chỉ xảy ra khi người lập di chúc không chỉ định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng mà thôi. Pháp luật nên quy định rõ người lập di chúc khi chỉ định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng phải tính đến khả năng người đó không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ mà chỉ định người kế nhiệm tiếp theo.
Thứ ba: Về quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng. Mặc dù
định về quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng cần được rõ ràng để làm cơ sở cho việc yêu cầu thay đổi người quản lý di sản thờ cúng cũng như để giải quyết những tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng. Pháp luật cần quy định rõ người có nghĩa vụ thực hiện thờ cúng phải chăm sóc mộ phần, thực hiện việc cúng giỗ theo phong tục địa phương, thậm chí trong những trường hợp bất khả kháng có thể thoả thuận thực hiện việc cúng giỗ cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh khách quan, chăm sóc, giữ gìn, tu sửa những hư hỏng cần sửa chữa của di sản thờ cúng... Từ đó quy định về quyền của người quản lý di sản thờ cúng, người quản lý di sản thờ cúng được hưởng hoa lợi, lợi tức như thế nào và sử dụng những tài sản đó phục vụ cho việc thờ cúng ra sao. Ngoài ra, pháp luật nên quy định thêm người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng có thể được dùng hoa lợi, lợi tức phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của bản thân và gia đình.
Thứ tư: Về nhà thờ họ. Đây là một vấn đề cần được quy định rõ hơn trong
pháp luật về thừa kế, hay nói đúng hơn là pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng. Pháp luật dân sự hiện hành chỉ công nhận di sản dùng vào việc thờ cúng được hình thành từ con đường di chúc và chỉ là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân mà thôi, còn về tài sản thuộc sở hữu của cả dòng họ được dùng vào việc thờ cúng thì hiện nay đang bị bỏ ngỏ. Thực tế đời sống xã hội ngày nay dòng họ nào cũng có tài sản là di sản dùng vào việc thờ cúng đó là các nhà thờ họ và những bất động sản liền kề được cả họ dùng vào việc thờ cúng. Tuỳ từng phong tục, tuỳ nơi, và tuỳ theo sự thoả thuận của mỗi dòng họ mà những tài sản đó do một gia đình (thường là trưởng họ) quản lý, sử dụng hoặc thậm chí, là tài sản riêng của trưởng họ lập ra để làm nhà thờ cho cả dòng họ. Chính vì đây là một hiện tượng phổ biến nên không thể tránh khỏi những tranh chấp không mong muốn xảy ra. Vì thế, pháp luật nên ghi nhận thêm, nhà thờ họ cũng là di sản dùng vào việc thờ cúng và có những quy định điều chỉnh cụ thể về nhà thờ họ.
Thứ năm: Về vấn đề sở hữu đối với di sản dùng vào việc thờ cúng. Hiện nay,
pháp luật chỉ dự liệu một trường hợp duy nhất là di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ thuộc sở hữu của người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thừa
kế theo pháp luật của người để lại di sản thờ cúng. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp do không xác định được chủ sở hữu của di sản thờ cúng nên không thể giải quyết được những tranh chấp xảy ra, đặc biệt trong trường hợp bồi thường thiệt hại do cây cối là di sản thờ cúng đổ, gãy gây ra hay trường hợp phân chia di sản thờ cúng của đời trước để lại không thuộc sở hữu của người lập di chúc... Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật của người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng đều chết hết thì phần di sản thờ cúng đó sẽ thuộc quyền sở hữu của ai?
Thứ sáu: Pháp luật nên ghi nhận thêm trường hợp di sản dùng vào việc thờ
cúng được hình thành do các đồng thừa kế của người chết lập nên. Ví dụ trong trường hợp, A và B lập di chúc để lại tài sản là ngôi nhà cấp 4 trên diện tích đất 800m2 và số tiền trong ngân hàng là 5 tỷ đồng chia đều cho các con là C, D và E. Khi A và B chết, C, D và E đều thống nhất dùng toàn bộ tài sản mà A và B để lại dùng vào việc thờ cúng ông bà, tổ tiên và A, B chứ không chia theo di chúc. Hay mặc dù C, D và E đã nhận tài sản phân chia theo di chúc nhưng sau đó đều nhất trí dùng toàn bộ tài sản đã nhận đó để thờ cúng A, B và tổ tiên. Trong tình huống này loại trừ trường hợp C, D và E từ chối nhận di sản để trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người thứ ba. Vì vậy, pháp luật cũng nên ghi nhận và quy định thêm về di sản dùng vào việc thờ cúng không được hình thành từ con đường di chúc.
KẾT LUẬN
Phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người đã khuất trong gia đình là một nét đẹp trong văn hoá Á Đông nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng. Truyền thống thờ cúng đã hình thành từ thuở sơ khai trong lịch sử loài người, trải qua những biến cố lịch sử, con người phát triển ngày nay không quên tục thờ cúng các vị thần, tôn thờ các vị thần để cầu mong những điều may mắn, tốt lành đến với mình. Truyền thống thờ cúng ấy đã ăn sâu vào tiềm thức con người, dẫn đến những phân hoá trong các dân tộc, mang lại nhiều màu sắc thần bí và đa dạng trong hình thức thờ cúng. Nếu như ở các nước Phương Tây chủ yếu chỉ tôn thờ Chúa, tin Chúa thì ở các nước Phương Đông chủ yếu theo đạo Phật, Nho giáo và Đạo giáo thì việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một nét đẹp riêng có. Từ hiện thực cuộc sống ấy mà pháp luật đã ghi nhận truyền thống thờ cúng tổ tiên như một chế định ngoài việc cần giữ gìn và phát huy thì còn tránh được những tranh chấp không đáng có xảy ra. Pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận về thờ cúng và di sản dùng vào việc thờ cúng như một tất yếu của xã hội. Tuy nhiên, pháp luật dân sự mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính chất chung chung, chưa đủ để điều chỉnh hết những phức tạp xảy ra trên thực tế liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng. Việc quy định về một phần di sản dùng vào việc thờ cúng đã gây ra nhiều tranh cãi cho cả người hưởng thừa kế và cơ quan thi hành pháp luật. Việc quy định về quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng còn yếu và thiếu, chưa đảm bảo được những yêu cầu thực tế xảy ra cũng như chưa đảm bảo được những yếu tố cần thiết làm căn cứ thay đổi người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. Về các vấn đề liên quan đến sở hữu di sản dùng vào việc thờ cúng đang là một thiếu xót rất lớn cần có sự điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó pháp luật cần ghi nhận thêm những nguồn gốc hình thành di sản dùng vào việc thờ cúng như nhà thờ họ, nhà thờ tổ hay di sản thờ cúng không do người lập di chúc tạo nên... Bài luận văn là cả một quá trình nghiên cứu về phong tục tập quán, về truyền thống thờ cúng trên thế giới nói chung và truyền thống thờ cúng tổ tiên của các nước phương Đông cũng như Việt Nam nói riêng. Bài luận văn đã nghiên cứu rất kỹ những quy
định của pháp luật về chế định thừa kế, chế định sở hữu, chế định hợp đồng... trong Bộ luật dân sự hiện hành và những vụ án tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng xảy ra trên thực tế để từ đó đưa ra được những ý kiến đóng góp cho những phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng. Mặc dù còn những thiếu xót, nhưng người viết hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của Hội đồng phản biện khoa học để những phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật trên đây được ghi nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Thế giới.
2. Toan Ánh (2001), Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc.
3. Toan Ánh (2005), Nếp cũ Tín ngưỡng (Quyển thượng), NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, NXB Văn học.
5. Bộ Tư pháp (Viện Khoa học pháp lý) (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa & NXB Tư pháp, Hà Nội.
6. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn học và tộc người, NXB Văn hóa – Thông tin.
7. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, NXB Hà Nội.
8. Đỗ Văn Đại (2009), Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Mai Thanh Hải (2006), Từ điển tín ngưỡng tôn giáo Thế giới và Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin.
10. Trần Thị Huệ (2011), Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp.
11. Nguyễn Văn Huyên (2006), Văn Minh Việt Nam, NXB Hội nhà văn.
12. Tưởng Duy Lượng (2002), Một số vấn đề trong thực tiễn xét xử các tranh
chấp về thừa kế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Bùi Xuân Mỹ (2001), Tục thờ cúng của người Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
14. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin. 15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1990), Pháp lệnh thừa kế, Hà Nội. 16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1995), Bộ luật Dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Trần Đăng Sinh (2001), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng bắc bộ hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết
học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
21. Hà Văn Tăng - Trương Thìn (1999), Tín ngưỡng và Mê tín, NXB Thanh Niên. 22. Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ
năm 1945 đến nay (sách chuyên khải), NXB Tư Pháp, Hà Nội.
23. Phùng Trung Tập (2010), Luật thừa kế Việt Nam (sách chuyên khảo), NXB Hà Nội. 24. Toà án nhân dân Tối cao (1981), Thông tư số 81-TATC ngày 24/07/1981
hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.
25. Toà án nhân dân Tối cao (1982), Luật lệ cần thiết cho việc xét xử (1945-1982), NXB Pháp lý, Hà Nội.
26. Toà án nhân dân Tối cao (1990), Nghị quyết số 02/HĐTP, Hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Pháp lệnh thừa kế, Hà Nội.
27. Nguyễn Minh Tuấn (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định
chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Luận án tiến sỹ.
28. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh. 29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB Công
an nhân dân, Hà Nội.
30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
31. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa. 32. Viện sử học Việt Nam (2000), Cổ luật Việt Nam - Quốc triều Hình luật và
Hoàng Việt luật lệ, NXB Giáo dục.
Trang Web
33. http://antontruongthang.com/tai-lieu-lien-quan-den-viec-ton-kinh-ong-ba-to-