Trường hợp một phần di sản dùng vào việc thờ cúng phải dành để

Một phần của tài liệu Di sản thờ cúng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 80)

thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết

Theo quy định tại khoản 2 Điều 679 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản

của người đó, thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng” [19].

Quy định này của pháp luật nhằm hạn chế quyền của người lập di chúc trong trường hợp người này có nghĩa vụ tài sản với người thứ ba mà phần di sản không nằm trong phần di sản dùng vào việc thờ cúng không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người đó. Quy định này của pháp luật là hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc pháp luật chung và phù hợp với những quy định về chế định tài sản và quyền sở hữu, chế định hợp đồng và nghĩa vụ dân sự. Quy đinh này cũng rất phù hợp trong trường hợp người lập di chúc để lại một phần hay toàn bộ di sản dùng vào

việc thờ cúng. Bởi cho dù pháp luật có hạn chế quyền của người lập di chúc chỉ được để lại một phần di sản trong tổng giá trị tài sản của người đó làm di sản dùng vào việc thờ cúng, hay tôn trọng quyền tự do lập di chúc của người lập di chúc đi chăng nữa thì vấn đề này cũng luôn bị hạn chế bởi nghĩa vụ về tài sản mà người lập di chúc chưa giải quyết xong trước khi chết. Điều này nhằm bảo về quyền lợi hợp pháp của người có quyền về nghĩa vụ tài sản với người lập di chúc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng. Và đương nhiên, vấn đề này cần được quán triệt xuyên suốt trong quá trình pháp điển hóa pháp luật dân sự.

Một phần của tài liệu Di sản thờ cúng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)