Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng

Một phần của tài liệu Di sản thờ cúng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 55)

Theo pháp luật thời kỳ phong kiến thì di sản dùng vào việc thờ cúng được gọi là hương hỏa và có hai loại hương hỏa, đó là hương hỏa tổ truyền (do các đời trước để lại) và hương hỏa tự lập (do người lập di chúc định đoạt). Tuy nhiên, khi nghiên cứu sẽ thấy rõ có sự khác biệt đáng kể giữa pháp luật của nhà nước phong kiến và pháp luật dân sự hiện hành. Sự khác biệt đó thể hiện ở chỗ. Nếu như pháp luật phong kiến coi việc thờ cúng tổ tiên là nghĩa vụ bắt buộc, Điều 388 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Có ruộng đất, cha me ̣ chết hết, chưa ki ̣p để chúc thư mà anh, chị em chia nhau , thì trích ra một phần 20 để làm hương hỏa phụng thờ , giao cho

có thể thấy việc dành ra một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi gia đình. Nhưng theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì tại khoản 3 Điều 648 quy định về quyền của người lập di chúc, người lập di chúc có quyền “...Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng...” và khoản 1 Điều 670 có quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di

sản dùng vào việc thờ cúng...”, quy định này của pháp luật đã làm rõ căn cứ xác lập

di sản dùng vào việc thờ cúng đó là từ di chúc.

Trên thực tế hiện nay, có những gia đình gia giáo, đặc biệt là ở những dòng họ lớn, có nề nếp, có gia phong họ rất tôn trọng các quy tắc của dòng họ, đề cao trật tự trên dưới và đặc biệt đề cao và giữ gìn truyền thống thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người đã chết, do vậy khi một người trong dòng họ hay gia đình mất đi ngoài việc để lại chúc thư định đoạt phần tài sản nào sẽ là di sản dùng vào việc thờ cúng thì những thành viên khác trong gia đình cũng có những lễ vật, hoặc thỏa thuận mua đất xây nhà từ đường để dùng vào việc thờ cúng. Hơn nữa, có trường hợp người lập di chúc không định đoạt phần di sản nào sẽ là di sản dùng vào việc thờ cúng mà chỉ định đoạt chia phần di sản cho các thừa kế của mình nhưng sau khi người lập di chúc chết đi, các đồng thừa kế đã thỏa thuận dành toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại đã chia cho mình làm di sản dùng vào việc thờ cúng và cử một người trong số anh chị em đó đứng ra lo liệu, trông coi việc phụng thờ thì di sản này trên thực tế chính là di sản dùng vào việc thờ cúng.

Như vậy, có thể nhận thấy di sản dùng vào việc thờ cúng được xác lập từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ các đời trước để lại, từ người lập di chúc lập ra, từ con cháu đóng góp, thỏa thuận lập nên. Nhưng theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì căn cứ để xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng đó là từ di chúc. Có nghĩa là chỉ có người lập di chúc định đoạt phần di sản nào được dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó mới được để lại làm di sản thờ cúng mà không bị chia. Quy định này có ý nghĩa pháp lý trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc để lại. Còn những loại tài sản khác do các nguồn khác tạo nên như đã phân tích ở trên pháp luật không đề cập. Đây chính

là cơ sở để giải quyết những tranh chấp liên quan đến căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự 2005.

Một phần của tài liệu Di sản thờ cúng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 55)