Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc

Một phần của tài liệu Di sản thờ cúng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 87)

PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng thờ cúng

Có thể nói, để đánh giá được hiệu quả của những quy định pháp luật đối với đời sống xã hội hàng ngày là điều cần phải được tổng kết trong cả một quá trình áp dụng pháp luật. Việc áp dụng quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 về Di sản dùng vào việc thờ cúng cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Muốn biết rõ về hiệu quả của điều luật về di sản dùng vào việc thờ cúng, chúng ta tìm hiểu nó qua thực tiễn xét xử các tranh chấp tại tòa án và công tác công chứng, chứng thực tại địa phương. Bởi cả hai nguồn này đều cho thấy rõ những bất cập còn tồn tại trong việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng và những quy định, kẽ hở của pháp luật cần được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn xã hội.

Qua tìm hiểu về các báo cáo tổng kết ngành tòa án hàng năm, chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có tổng kết về số liệu án dân sự, hôn nhân và gia đình được giải quyết, tỷ lệ án cải sửa chứ chưa hề có tổng kết về số liệu án về di sản dùng vào việc thờ cúng hay những hướng dẫn của tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng Điều 673 Bộ luật dân sự năm 1995 hay Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 cả. Điều này không có nghĩa rằng quy định của Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 đã hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn mà ngược lại những tranh chấp về thừa kế có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng lại rất nhiều, và có thể nói trong những trường hợp nhất định, pháp luật thiếu những quy định hướng dẫn cụ thể. Có thể thấy qua những vụ án tranh chấp sau đây:

Tình huống thứ nhất:

Cụ Đỗ Xuân Khải có bốn người con gồm: 1, Ông Đỗ Xuân Mô

2, Bà Đỗ Thị Minh 3, Ông Đỗ Xuân Khắc 4, Bà Đỗ Thị Ninh

Khi còn sống, cụ Đỗ Xuân Khải giao cho ông Đỗ Xuân Mô là con trai trưởng quản lý và sử dụng nhà và đất ở Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội để thờ cúng tổ tiên.

Khi cụ Khải chết không để lại di chúc, Năm 1995 ông Mô chết cũng không để lại di chúc. Khi ông Mô chết, ngôi nhà và diện tích đất ở trên được giao cho con trai trưởng của ông Mô là anh Đỗ Xuân Duyệt quản lý và sử dụng.

Năm 2000, ông Khắc, bà Minh và bà Ninh cùng làm đơn khởi kiện yêu cầu ông Duyệt trả lại ngôi nhà cùng mảnh đất ở Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội để chia thừa kế.

Ông Khắc cho rằng, tài sản trên là do cụ Khải để lại chứ không phải là nhà thờ của Chi họ Đỗ Xuân nên phải xác định là di sản thừa kế để chia cho cả bốn người con của cụ Khải.

Anh Duyệt lại cho rằng, nhà và đất đang tranh chấp nói trên là nhà dành cho con trai trưởng quản lý để thờ cúng tổ tiên. Nhà này trước đây do cụ Khải quản lý và sử dụng rồi sau đó giao lại cho ông Mô, khi ông Mô chết nhà đó được giao lại cho con trai trưởng là anh Đỗ Xuân Duyệt quản lý và sử dụng làm nơi thờ cúng theo tập quán mà tuyệt nhiên không định đoạt bằng di chúc và vì thế không được chia thừa kế.

Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy đã xét xử sơ thẩm và quyết định:

 Bác yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn (ông Khắc, bà Minh và bà Ninh) Xác định di sản trên là nhà thờ của Chi họ Đỗ Xuân

 Ngoài ra còn quy định về án phí và thời gian kháng cáo của các đương sự. Ông Khắc kháng cáo vì cho rằng ngôi nhà trên là tài sản của cụ Khải chứ không phải là nhà thờ của Chi họ Đỗ Xuân.

Tòa án cấp phúc thẩm quyết định:

Hủy bản án sơ thẩm, giao vụ án cho tòa án nhân dân quận Cầu Giấy giải quyết theo thủ tục sơ thẩm với nhận định: Nhà và đất thuộc sở hữu của cụ Khải nên phải xác định là di sản thừa kế để chia.

Theo như tình huống trên, có thể nhận định đây là vụ án tranh chấp có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, theo như quyết định của toà án cấp sơ thẩm thì việc coi đây là di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 673 Bộ luật dân sự năm 1995 thì có nghĩa là toà án đang gián tiếp công nhận sự kế thừa đương nhiên của di sản dùng vào việc thờ cúng theo phong tục. Bởi, theo như những quy định tại điều này và Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 thì không có bất kỳ một từ ngữ nào của nhà làm luật công nhận sự kế thừa đương nhiên của di sản dùng vào việc thờ cúng mà không qua việc thể hiện bằng di chúc. Ở quyết định này, các thẩm phán của toà án cấp sơ thẩm đã công nhận một thực tế theo tập quán, phong tục hơn là dựa vào những quy định hiện hành của pháp luật. Sở dĩ, có những quyết định này là bởi phong tục về thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nếp sống quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam, dù đi đâu, ở đâu, làm gì thì người Việt vẫn luôn hướng về cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng mình. Chính vì vậy, việc quyết định nhà và đất đang tranh chấp trong vụ án này là nhà thờ của Chi họ Đỗ Xuân là dựa vào phong tục tập quán đã tồn tại lâu đời, hơn nữa theo như ghi trú trong hồ sơ vụ án thì việc Cụ Đỗ Xuân Khải giao cho con trai trưởng là ông Đỗ Xuân Mô nhà và đất để quản lý làm nơi thờ cúng tổ tiên, sau khi cụ Khải chết, ông Mô vẫn tiếp tục việc quản lý và thờ cúng đó mà không có sự tranh chấp nào giữa các đồng thừa kế của cụ Khải. Chỉ đến khi ông Mô chết, ngôi nhà và mảnh đất trên do anh Duyệt con trai của ông Mô quản lý và sử dụng làm nơi thờ cúng tổ tiên thì các đồng thừa kế của cụ Khải mới nảy sinh tranh chấp. Nhưng nếu như xét xử theo quyết định của toà án cấp phúc thẩm cho rằng đây là di sản thừa kế của cụ Khải để lại chứ không phải là di sản thờ cúng, hay không phải nhà thờ của Chi họ Đỗ Xuân mà đem những tài sản này ra chia cho các đồng thừa kế của cụ Khải thì cũng không có cơ sở pháp lý để thực hiện. Bởi thời hạn khởi kiện về thừa kế là mười năm kể từ khi cụ Khải chết đã hết, như vậy lúc này toà án không có cơ sở để giải quyết vụ án về thừa kế nữa. Còn nếu coi đây là di sản thừa kế của cụ Khải thì các đồng thừa kế của cụ Khải đều phải thống nhất đây là tài sản chung chưa chia thì mới có cơ sở để giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung, tuy nhiên lúc này, ông Mô đã chết, các

đồng thừa kế của cụ Khải không còn đầy đủ để cho ý kiến thống nhất đây là tài sản chung chưa chia nên cũng không thể giải quyết theo phương án này được.

Như vậy, thông qua vụ án này có thể nhận thấy, việc quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng vẫn còn những tồn tại, bất cập trên thực tế yêu cầu cần giải quyết. Người viết nghiêng về phương án giải quyết của của án cấp sơ thẩm hơn bởi vì xét cho cùng, mặc dù khi sống cụ Khải không lập di chúc để lại tài sản là nhà và đất đang ở làm di sản dùng vào việc thờ cúng, nhưng ngay từ khi cụ còn sống việc này đã được định đoạt trên thực tế bằng việc cụ Khải giao cho ông Mô quản lý và sử dụng số tài sản trên làm nơi thờ cúng tổ tiên rồi và việc làm này của cụ Khải không mắc phải sự phản đối của các thừa kế của cụ. Như vậy có nghĩa rằng các đồng thừa kế khác của cụ Khải đã đương nhiên chấp nhận ý chí này của cụ khi cụ còn sống, kể cả đến khi cụ Khải chết, khi ông Mô vẫn tiếp tục việc quản lý, sử dụng khối di sản này vào việc thờ cúng, các đồng thừa kế của cụ Khải không hề phản đối có nghĩa rằng họ đã mặc nhiên thừa nhận đây là di sản dùng vào việc thờ cúng. Do đó, khi đã thừa nhận đây là di sản dùng vào việc thờ cúng thì có nghĩa khi ông Mô chết, con trai ông Mô là anh Duyệt tiếp tục quản lý, sử dụng khối tài sản đó làm nơi thờ cúng tổ tiên thì việc các đồng thừa kế của cụ Khải yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế là không hợp tình, hợp lý. Người viết cho rằng, nên coi đây là di sản dùng vào việc thờ cúng, và từ đó việc quản lý, sử dụng khối di sản này sẽ tiếp tục được quyết định bởi các đồng thừa kế của cụ Khải, tất nhiên không loại trừ người thừa kế thế vị trong trường hợp này là anh Duyệt, bởi anh đang là người trực tiếp quản lý và sử dụng khối di sản đó vào việc thờ cúng tổ tiên. Trong trường hợp, một trong các đồng thừa kế của cụ Khải vì lí do nào đó không có chỗ ở có thể thoả thuận để vào ở trong khối tài sản đã được coi là di sản dùng vào việc thờ cúng nói trên.

Tình huống thứ hai:

Cụ Trương Văn Chỉ và Cụ Trần Thị Ba có sáu người con gồm:

1, Bà Trương Thị Ngọc Hương, sinh năm 1940, hiện đang sinh sống tại Thụy Sỹ 2, Bà Trương Thị Thu Thủy, sinh năm 1943, trú tại 205C, quốc lộ 15, phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

3, Bà Trương Thu Hà, sinh năm 1946, hiện đang sinh sống tại Mỹ

4, Bà Trương Thị Ngọc Huệ, sinh năm 1948, trú tại: số nhà 95, đường 30-4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

5, Bà Trương Thị Kim Loan, sinh năm 1950, hiện đang sinh sống tại Mỹ 6, Ông Trương Minh Hải, sinh năm 1954, trú tại: nhà số 205C, quốc lộ 15, phường Tân Tiến, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Sinh thời, cụ Chỉ và cụ Ba đã tạo lập được nhiều tài sản như ruộng đất, lò gạch, căn nhà số 95 đường 30-4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và một số đồ dùng sinh hoạt.

Ngày 1-7-1976, cụ Chỉ và cụ Ba đã lập tờ “cho đứt ruộng đất cho các con cháu”, được Ủy ban nhân dân phường Thanh Bình chứng thực, các con của hai cụ đã ký giấy nhận phần đất ruộng, lò gạch được chia, đến nay không có tranh chấp. Riêng căn nhà số 95, đường 30-4 được giao cho con trưởng là ông Trương Minh Hải quản lý, sử dụng để thờ cúng.

Năm 1986 cụ Chỉ chết không để lại di chúc, cụ Ba và bà Huệ quản lý, sử dụng căn nhà.

Ngày 9-5-1986 cụ Ba lập di chúc giao cho ông Hải quản lý căn nhà để sử dụng thờ cúng chung và “không được bán”.

Ngày 6-12-1990, cụ Ba lại viết di chúc chia cho ông Hải, bà Huệ mỗi người một nửa căn nhà trên và đều có nghĩa vụ thờ cúng ông bà, tổ tiên.

Ngày 7-1-1991, cụ Ba lại lập di chúc cho bà Huệ được hưởng một nửa căn nhà và một nửa đồ dùng sinh hoạt, bà Huệ phải phụng dưỡng cụ Ba và thờ cúng tổ tiên, một nửa căn nhà còn lại, cụ Ba yêu cầu chia theo luật. Di chúc trên đã được Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa xác nhận.

Năm 1993 cụ Ba chết.

Năm 1993 ông Hải bỏ tiền tu sửa lại phía trước căn nhà nên phát sinh tranh chấp. Nay bà Huệ khởi kiện yêu cầu hưởng thừa kế theo di chúc do cụ Ba lập ngày 7- 1-1991, bà sẽ thanh toán trả ông Hải tiền ông Hải đã bỏ ra sửa chữa nhà.

theo “Tờ cho đứt ruộng đất cho các con cháu” vào ngày 1-7-1976, đồng thời theo ông di chúc mang tên cụ Ba đề ngày 7-1-1991 do bà Huệ xuất trình là giả mạo.

Tại bản án dân sự sơ thẩm ngày 29-3-1994, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quyết định”

Công nhận di chúc lập ngày 7-1-1991 của cụ Trần Thị Ba là hợp pháp, được tôn trọng.

 Chia căn nhà số 95 đường 30-4, phường Thành Bình và vật dụng trong nhà làm hai phần, phần cụ Trần Thị Ba được giao cho Trương Thị Ngọc Huệ sở hữu.

 Số tài sản của cụ Trương Văn Chỉ tạm giao cho anh Trương Minh Hải quản lý. Nếu có yêu cầu của người được hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất sẽ được giải quyết bằng bản án khác.

 Buộc chị Huệ thanh toán lại cho anh Hải tiền chi phí sửa chữa mặt tiền căn nhà số 95.

 Ngoài ra bản án còn quyết định về án phí và tuyên truyền kháng cáo. Ông Hải kháng cáo vì cho rằng di chúc do bà Huệ xuất trình là di chúc giả nên không đồng ý với quyết định của tòa án cấp sơ thẩm.

Tại bản án dân sự phúc thẩm ngày 15-7-1994, Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

 Bác yêu cầu khởi kiện của bà Trương Thị Ngọc Huệ vì các tờ di chúc mang tên Trần Thị Ba là do bà Trương Thị Ngọc Huệ xuất trình là không hợp pháp

 Bà Trương Thị Ngọc Huệ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Tại quyết định giám đốc thẩm, Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định:

 Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 109/DSPT ngày 25-7-1994 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 05/DSST ngày 29-3-1994 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Vụ án trên là một vụ án liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng. Tại quyết định giám đốc thẩm, Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao đã quyết định huỷ

bản án dân sự sơ thẩm của toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai và huỷ bản án dân sự phúc thẩm của toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh là hoàn toàn chính xác, bởi:

Thứ nhất: Xét về quyết định của bản án dân sự sơ thẩm số 05/DSST ngày

29-3-1994 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai. Việc công nhận di chúc được lập ngày 7-1-1991 đứng tên cụ Trần Thị Ba là hoàn toàn hợp pháp của toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai là thiếu cơ sở pháp lý, bởi việc công chứng, chứng thực di chúc chỉ được pháp luật trao quyền cho hai cơ quan chính, đó là văn phòng công chứng có chức năng công chứng di chúc và uỷ ban nhân dân cấp xã, phường có chức năng chứng thực di chúc. Ở đây, việc Uỷ ban nhân dân thành phố Biên Hoà xác nhận bản di chúc của cụ Trần Thị Ba là không hợp pháp vì không đúng thẩm quyền. Chính vì vậy, việc toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai công nhận bản di chúc trên hợp pháp là không đúng pháp luật. Chính vì việc công nhận bản di chúc trên là hợp pháp nên những quyết định tiếp theo của bản án dân sự sơ thẩm do toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định đã có những sai lầm nghiêm trọng về việc áp dụng pháp luật. Việc Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai phân chia phần di sản của cụ Trương Văn Chỉ để lại giao cho ông Trương Minh Hải quản lý là không đúng theo quy định của Bộ luật

Một phần của tài liệu Di sản thờ cúng theo pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)