Mở rộng thị phần, đa dạng các sản phẩm, phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 70)

Để hoạt động có hiệu quả và nâng cao hơn nữa doanh số cho vay các doanh nghiệp, ngân hàng cần thành lập thêm nhóm nghiên cứu marketing. Giúp ngân hàng có thể xâm nhập thị trường, tìm hiểu về hoạt động, nhu cầu, nguyện vọng vay vốn của các doanh nghiệp. Bằng cách tổ chứ các buổi giao lưu định kỳ giữa các DN trên địa bàn nói chung và những DN hiện đang giao dịch với Ngân hàng, để các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡnhau , trao đổi kinh

61

nghiệm, liên kết, hỗ trợ nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là dịp để ngân hàng triển khai các chính sách, quảng bá chương trình vay vốn hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Hạn chế tình trạng khách hàng không biết các chương trình hỗ trợ ưu đãi của ngân hàng. Từ đó đề ra những giải pháp kịp thời nhằm phát triển những sản phẩm của mình.

Cần đa dạng hơn các sản phẩm tín dụng, phù hợp với nhiều loại hình quy mô DN, tập trung đầu tư vốn cho DN nhỏ và vừa thay vì chỉ chú trọng các DN lớn. Hỗ trợ vốn cho DN trong nhiều ngành nghề bên cạnh ngành xây dựng, TM-DV kinh doanh để phân tán rủi ro cho Ngân hàng. Cần có những chính sách hỗ trợ khoản vay trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư kinh doanh lâu dài của DN. Theo công văn cố 392/UBND-NV về việc cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội và đầu tư của tỉnh Hậu Giang năm 2013 toàn tỉnh có 475 doanh nghiệp thành lập mới; lũy kếđến nay toàn tỉnh cấp mới 2.534 doanh nghiệp cho thấy một sốlượng DN không nhỏđang cần vốn.

5.2.4 Giải pháp về vốn huy động

Có bộ phận nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, xu hướng dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư, khuynh hướng chung của kinh tế xã hội ởđịa phương, phát triển sản phẩm đối với từng nhóm khách hàng, để kịp thời đa dạng hóa các sản phẩm tiện ích theo nhu cầu của khách hàng.

BIDV Hậu Giang cần có những đổi mới tích cực, đa dạng hơn về phong cách phục vụ, tạo ấn tượng đẹp trong lòng khách hàng, khiến các đối thủ khó cạnh tranh. Đểlàm được điều này, không chỉ cần những chính sách mà đó là sự phối hợp tập thể các nhân viên của ngân hàng.

5.2.5 Giải pháp thu hồi nợ, giải quyết nợ xấu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Đối với những khách hàng có thiện chí trả nợ mà có những sự kiện kinh tếđột ngột xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp đó thì ngân hàng có thể xem xét miễn giảm các khoản lãi phạt quá hạn theo như hợp đồng tín dụng đã ký.

Để công tác thu hồi nợ vềsau được đảm bảo thì ngân hàng cần phải thẩm định đúng tính khả thi của các dự án, kế hoạch kinh doanh. Việc theo dõi, kiểm tra liên tục mục đích sử dụng vốn sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích. Tuy nhiên do vị trí các doanh nghiệp ở các tỉnh khác, hoặc ở huyện xa BIDV Hậu Giang, nên việc theo dõi cũng gặp nhiều bất lợi.

62

Thường xuyên rà soát và đánh giá các khoản nợ của khách hàng để có biện pháp kịp thời xử lý khi có dấu hiệu rủi ro, đặc biệt là hai ngành thương nghiệp và xây dựng. Trích lập dự phòng rủi ro theo quy định và sử dụng nó để giải quyết nợ xấu khi cần. Ngân hàng nên hy sinh mục tiêu lợi nhuận để thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ.

Xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ bên bảo lãnh: đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu, khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng chủ động xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay kể cả tài sản là bất động sản, bao gồm đất đai, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo các hình thức sau: tự bán công khai trên thị trường, bán qua Công ty mua bán nợ của Nhà nước, bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Vào những tháng đầu năm 2014, BIDV Hậu Giang tăng cường xử lý những khoản nợ xấu đang hiện hữu thông qua công tác bán nợ xấu của BIDV Hậu Giang cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC), để góp phần giảm áp lực về nợ xấu và tái cấp vốn cho Ngân hàng. BIDV Hậu Giang đã thực hiện việc bán 100 tỷđồng nợ xấu nhóm 3 cho VAMC, nhưng con sốđó chỉ là một phần so với tổng giá trị nợ xấu hơn 414 tỷ của BIDV Hậu Giang. Tuy nhiên, giải quyết nợ xấu còn vấn đề cốt lõi khi thịtrường mua bán nợ xấu chưa được thành lập. Khi không có thịtrường thực sự thì dòng tiền thực không chảy vào. Chúng ta cũng đang giải quyết nợ xấu, nhưng cách làm chỉ mang tính chất hạch toán, chuyển sổ, trong khi bản chất, nợ xấu vẫn là dòng tiền vẫn bị biến mất.

Tăng cường niềm tin trong KH bằng cách tăng hạn mức BHTG hoặc áp dụng bảo lãnh toàn bộ nhằm ngăn ngừa hoảng loạn, duy trì niềm tin; Củng cố chuẩn mực kế toán, kiểm toán, phân loại nợ theo các chuẩn mực quốc tế, tăng cường năng lực giám sát. Điều này đặc biệt cần thiết tại các quốc gia chưa có chế tài, xử phạt đủ mạnh.

Tăng cường xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và đạo đức tốt. Để tránh các hiện tượng tiêu cực do chính các cán bộ, nhân viên của TCTD nhằm trục lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, các TCTD cần phải tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ theo hướng hoàn thiện các quy trình, nội dung và phương pháp kiểm soát, tạo tính độc lập cần thiết cho bộ phận kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và giáo dục tư tưởng, ý thức chấp hành nội quy, quy chế và pháp luật cho tất cả các cán bộ, nhân viên của TCTD. Bên cạnh đó, cần thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó sẽ góp phần thay đổi tư duy và hành động của cán bộ tín dụng và giảm thiểu rủi ro cho TCTD.

63

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng DN tại BIDV Hậu Giang được xem là hoạt động chủ yếu nhất của chi nhánh. Đây là lĩnh vực chiếm trên 80% dư nợ tín dụng của ngân hàng. Trong hai năm 2011, 2012 chi nhánh luôn duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp tuy nhiên tăng vượt mức an toàn vào năm 2013 với 15,60%, làm tăng độ rủi ro tín dụng cho BIDV Hậu Giang. Bên cạnh đó, thông qua các chỉ số vốn huy động trên dư nợ quá thấp, hệ số thu nợđã phản ảnh lên rằng hoạt động tín dụng DN tại BIDV Hậu Giang chưa thật sự tốt, tuy có nhiều tiềm năng nhưng bên cạnh những rủi ro đang tiềm ẩn. Tuy nhiên từnăm 2012, do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm làm cho DSCV của ngân hàng giảm, dư nợ lại tăng. Vì ảnh hưởng nền kinh tế nên công tác thu hồi nợ cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên không vì vậy mà vội vàng đánh giá về BIDV Hậu Giang, vì trong ba năm qua và trong thời gian sắp tới, với những bước chuyển mình sẽ giúp BIDV Hậu Giang phát huy tiềm năng tín dụng DN của chi nhánh. Ngoài ra, BIDV Hậu Giang cần nổ lực để phát triển hoạt động khác như huy động vốn, hoạt động về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, để BIDV Hậu Giang có vị thế trên địa bàn, cũng như những KHDN từ các tỉnh thành lân cận. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng cũng có qui tắc riêng của nó, ngân hàng không thể nào giải ngân cho những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn. Để giải quyết tình trạng ngân hàng thừa vốn doanh nghiệp thiếu vốn, ngoài sự cố gắng của ngân hàng cần sự phối hợp, hợp tác của các doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ từ những chính sách của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng nhà nước

Triển khai tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ: Ngân hàng có thể cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp dựa trên những hình thức như điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, giảm, miễn một phần trả nợ lãi vay phải trả. Bản chất của biện pháp này là duy trì khả năng trả nợ của khách hàng kết hợp với thiện chí trả nợ vay của khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các bộ, ngành xử lý các khó khăn, vướng mắc về tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng và hợp đồng giao dịch bảo đảm. Đồng thời chủ động triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao

64

hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay, hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm...

Ngân hàng Nhà nước không nên tiếp tục cắt giảm lãi suất, mà tập trung vào các biện pháp quản trị, tạo sự lành mạnh của thị trường, nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTM. Ngoài ra, NHNN cần tăng cường hoạt động thanh kiểm tra, giám sát các NHTM để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng.

Đưa ra các quy định cụ thể, hình thành thị trường cho dòng tiền nợ xấu chảy vào, để xử lý các khoản nợ xấu một khách triệt để, là sử dụng nợ xấu chứ không phải làm mất nợ xấu. Bên cạnh đó, tạo môi trường pháp lý vững chắc, nghiêm khắc hơn, xử lý mạnh mẽcác trường hợp vị phạm pháp luật. Giám sát, thúc đẩy hoạt động VAMC. Tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đểkhơi thông dòng vốn tín dụng trong nền kinh tế, bảo đảm sự lành mạnh, an toàn hoạt động của hệ thống.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Thường xuyên tổ chức hội thảo nông nghiệp, công nghiệp ởđịa phương. Nhằm giúp DN tiếp cận những biến đổi, cập nhật những khó khăn, cũng như phương hướng của Chính phủ thông qua chỉđạo thực hiện của chính quyền cơ sở. Qua đó giúp doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt tốt tình hình và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao năng suất hơn. Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cần phát triển rộng rãi để các ngân hàng có thể từ đó hoạch định các chính sách phát triển cho ngân hàng phù hợp với định hướng chung của tỉnh.

Quan trọng hơn hết là ổn định môi trường kinh tế- xã hội của địa bàn để giúp cho các doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp bán phá giá, các đối tượng cố tình gây lũng đoạn thị trường trên địa bàn. Tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

6.2.3 Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Nam

Tăng cường liên kết hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài, để tăng cường quảng quá thương hiệu, tăng uy tín cho BIDV. Dựa trên lợi thế là BIDV là Ngân hàng chủ lực của Nhà nước, nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư, các dự án lớn, cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng kinh tế, xử lý nợ xấu, của những Ngân hàng lớn có bề dày lịch sử trên thế giới.

65

BIDV việc thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có tác dụng đối với toàn hệ thống chứ không riêng gì chi nhánh. Khi đó, nhắc đến BIDV người ta sẽ nghĩ liền đến một thương hiệu “BIDV cùng chung tay hỗ trợ doanh nghiệp”.

Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu như chuyển đổi một tập hợp có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của ngân hàng mà trước đó không có thị trường thứ cấp. Ngân hàng hoặc cơ quan xử lý nợ xấu có thể xử lý các khoản nợ xấu nhưng cần có sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cùng giao dịch mua bán nợ. Thông thường chứng khoán hóa được thực hiện trên 2 nhóm tài sản chủ yếu là các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản và các tài sản tài chính không được thế chấp bằng bất động sản.

BIDV cần phải tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ theo hướng hoàn thiện các quy trình, nội dung và phương pháp kiểm soát, tạo tính độc lập cần thiết cho bộ phận kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và giáo dục tư tưởng, ý thức chấp hành nội quy, quy chế và pháp luật cho tất cả các cán bộ, nhân viên của BIDV. Bên cạnh đó, cần thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó sẽ góp phần thay đổi tư duy và hành động của cán bộ tín dụng và giảm thiểu rủi ro cho BIDV.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính Phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2011. Nghị định 59/2011/NĐ-CP Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Hà Nội, tháng 7 năm 2011.

2. Dương Hữu Hạnh, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại trong cạnh tranh toàn cầu. Hà Nội. Nhà xuất bản Lao động Xã hội,trang 717-719.

3. Lê Văn Tề, 2010. Tín dụng ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao thông vận tải

4. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN Quyết định về về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Hà Nội, tháng 12 năm 2001.

6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định số493/2005/QĐ-NHNN quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Hà Nội, tháng 4 năm 2005.

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN Thông tư quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 5 năm 2010.

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2012. Thông tư số 19/2012/TT-NHNN Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, tháng 6 năm 2012.

9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2012. Thông tư số 35/2012/TT-NHNN Thông tư quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa.

10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, tháng 1 năm 2013.

11.Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư số 29/2013/TT-NHNN Quy

định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú. Hà Nội, tháng 6 năm

2013.

12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2014. Hoạt động của NHNN chi nhánh các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bình Thuận. <http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vicm101/vict101;js essionid=khphT0dPYMJNnM9C6XBnDyBGVNxqnQcQkLMSGpj8ppCF VC6jyc3g!-

1453324579!1556331975?dDocName=CNTHWEBAP0116211755772&_ afrLoop=1617384229689400&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null

67

#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D1617384229689400% 2_4.> [Ngày truy cập: 25 tháng 2 năm 2014].

13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2013. Quyết định số 379/QĐ – QLTD. Hà Nội, tháng 2 năm 2013.

14. Nguyễn Cẩm Trân, 2013. Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)