Phân tích hoạt động tín dụng DN theo dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 53)

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 do NHNN tỉnh Hậu Giang tổ chức, cho biết, tính đến 31/12/2013, tổng dư nợ trên địa bàn đạt 14.444 tỷđồng, tăng 18,02% so với cùng kỳnăm trước. Ngoài ra, chỉ số dư nợđược dùng đểđánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng bên cạnh DSCV và DSTN. Dựa vào Bảng 4.5 cho thấy dư nợ của DN có xu hướng tăng liên tiếp trong 2 năm, năm 2012 tăng 30,94% so với 2011 và năm 2013 tăng 19,06% so với 2013. Để biết yếu tố nào làm tăng dư nợ tín dụng cần phân tích chi tiết hơn.

4.3.3.1 Phân tích dư nợ theo thời hạn tín dụng

Nhưng nếu xét cụ thể, có thể nhận thấy trong năm 2012, tổng dư nợ DN tăng do yếu tố dư nợ ngắn hạn tăng 38,72%, do DSCV ngắn hạn năm 2012 giữ ở mức cao, đồng thời tốc độ tăng trưởng DSTN luôn nhỏ hơn DSCV, cộng thêm những khoản dư nợ đầu kỳnên đã làm tăng dư nợ 2012 lên 562.611 triệu đồng. Dư nợ ngắn hạn tăng cho thấy dấu hiệu bắt đầu phát sinh những khoản vay quá hạn, mức độ an toàn của khoản vay ngắn hạn bắt đầu giảm sút. Điều này khiến cho Ngân hàng cần có giải pháp đểcơ cấu lại thời hạn cho vay, đồng thời cần có những biện pháp hỗ trợ DN hoạt động, nhằm thu hồi nợ quá hạn, nên đến năm 2013 dư nợ ngắn hạn giảm 20,06%.

44

Dư nợ trung và dài hạn giảm năm 2012 và tăng năm 2013, đặc biệt là sự tăng cao của dư nợ dài hạn, với 648.162 triệu đồng tương đương 644,05%. Đây là kết quả có được sau 4 năm thực hiện Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất - kinh doanh, và Quyết định số497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 về việc hỗ trợ vôn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Vì đây là những khoản vay trong thời gian dài, nên không thể thu nợ liền trong năm cho vay, đó cũng chính là lí do làm tăng dư nợ DN.

Ngoài ra, nguyên nhân làm tăng dư nợ trung, dài hạn còn do tình hình hoạt động tín dụng trước năm 2013 đã gặp khó khăn, đến năm 2013 thì BIDV Hậu Giang thực hiện chủ trương từ BIDV TW trong việc tái cơ cấu hoạt động tín dụng giai đoạn 2013-2015. Bên cạnh những chủ trương của NHNN, với nhiều biện pháp như miễn giảm lãi, gia hạn nợ, không chuyển nhóm nợ, cho vay nợ mới để trả nợ cũ cũng đang được áp dụng tại BIDV Hậu Giang.

4.3.3.2 Phân tích dư nợ theo hình thái DN

Nhìn vào Bảng 4.5, cùng biểu đồ trong Hình 4.4 đều thấy dư nợ của tất cả các nhóm theo hình thái DN tăng đều đặn trong cả 2 năm 2012, 2013 với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 25%/ năm.

Năm 2012 nhóm Cty TNHH tăng nhiều nhất năm 2012 tăng dư nợ trên 30%, năm 2013 tăng trên 10%. Vì đây là nhóm có DSCV cao, mà DSTN lại giảm trong năm 2012, nên làm dư nợở mức cao. Nhưng vấn đề cốt lỗi là do các DN theo đuổi chiến lược phát triển đa dạng hóa sản phẩm, ngành sản xuất kinh doanh, mà không tập trung vào ngành nghề hoạt động chính của DN.

45

Bảng 4.5 Tình hình dư nợ tín dụng DN theo thời hạn tín dụng, hình thái DN, ngành kinh tế, loại tiền cho vay tại BIDV Hậu Giang 2011-2013. ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Hậu Giang 2011- 2013.

Chú thích: Tỷ giá thời điểm 31/12/2011; 31/12/2012 là 20.828 VND/USD, 31/12/2013 là 21.036 VND/USD

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Thời hạn tín dụng 1.704.628 100,00 2.231.976 100,00 2.657.337 100,00 527.348 30,94 425.361 19,06 Ngắn hạn 1.453.047 85,24 2.015.658 90,31 1.611.401 60,64 562.611 38,72 -404.257 -20,06 Trung hạn 134.446 7,89 115.679 5,18 297.135 11,18 -18.767 -13,96 181.456 156,86 Dài hạn 117.135 6,87 100.639 4,51 748.801 28,18 -16.496 -14,08 648.162 644,05 Hình thái DN 1.704.628 100,00 2.231.976 100,00 2.657.337 100,00 527.348 30,94 425.361 19,06 DNNN 23.030 1,35 673 0,03 0 -22.357 -97,08 -673 -100,00 Công ty TNHH 1.053.840 61,82 1.375.901 61,64 1.518.307 57,14 322.061 30,56 142.406 10,35

Doanh nghiệp tư nhân 138.577 8,13 173.173 7,76 177.988 6,70 34.596 24,97 4.815 2,78

Cty CP, HTX 489.181 28,70 682.229 30,57 961.042 36,17 193.048 39,46 278.813 40,87

Ngành kinh tế 1.704.628 100,00 2.231.976 100,00 2.657.337 100,00 527.348 30,94 425.361 19,06

Nuôi trồng thủy sản 229.617 13,47 278.548 12,48 139.007 5,23 48.931 21,31 -139.541 -50,10

Công nghiệp chế biến 719.673 42,22 877.060 39,30 522.648 19,67 157.387 21,87 -354.412 -40,41

Xây dựng 290.863 17,06 380.093 17,03 836.936 31,50 89.230 30,68 456.843 120,19

Thương mại-dịch vụ 85.337 5,01 696.005 31,18 1.115.817 41,99 610.668 715,60 419.812 60,32

Ngành khác 379.138 22,24 270 0,01 42.929 1,62 -378.868 -99,93 42.659 15.799,63

Loại tiền cho vay 1.704.628 100,00 2.231.976 100,00 2.657.337 100,00 527.348 30,94 425.361 19,06

VND 1.374.890 80.66 1,980,131 88,72 2.197.406 82,69 605.241 44,02 217.275 10,97

46

Nguồn : Số liệu tổng hợp tại BIDV Hậu Giang 2011,2012, 2013.

Hình 4.4 Tăng trưởng dư nợ DN của những chỉ tiêu trọng yếu tại BIDV Hậu Giang 2011-2013.

Năm 2013 nhóm Cty cổ phần, HTX tăng nhiều nhất với tốc độ tương đương năm 2012. Dựa vào Bảng 4.5 thì dư nợđa phần tập trung vào nhóm Cty TNHH, Cty cổ phần và HTX nguyên nhân do năm 2011 DSCV Cty cổ phần ở mức cao nhưng các năm sau đó DSTN luôn giảm, cho thấy các khoản vay không thật sự hiệu quả. Càng phản ảnh rõ hơn sự khó khăn trong tình hình nền kinh tếnước ta 3 năm trở lại đây ảnh hưởng lên nhóm Cty cổ phần, HTX.

Chỉ riêng nhóm DNNN là giảm, do không phát sinh cho vay, nên không có dư nợ, có chăng là do tồn động của những năm trước đây. Điều này cho thấy do ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế, nên các DN kinh doanh thu lỗ, không có khả năng trả nợ. Theo Báo cáo về tình hình kinh tế tỉnh Hậu Giang thì đến năm 2013 toàn tỉnh từ trước đến nay có 2.232 DN đăng ký kinh doanh, nhưng số còn đang hoạt động chỉ là 1.549 DN. 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 2011 2012 2013 Triệu đồng Năm Ngắn hạn Dài hạn Công ty TNHH Cty CP, HTX CNCB Xây dựng TM-DV Ngành khác

47

4.3.3.3 Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế

Nhìn chung dư nợ của các lĩnh vực chế biến thủy sản và xây dựng, TM- DV luôn chiếm tỷ trọng cao do ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào phát triển các ngành chủ lực của địa phương. Tuy là một tỉnh nằm ở trung tâm ĐBSCL, nhưng những hoạt động tín dụng DN sản xuất, kinh doanh nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Vì đa phần Ngân hàng chủ yếu cho vay nông nghiệp với các gói tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT là Ngân hàng được phân công tiên phong trong việc đi đầu hỗ trợ vốn, giúp đỡ khó khăn trong phát triển nông nghiệp, nên dư nợ ngành nông nghiệp tại BIDV Hậu Giang không chiếm tỷ trọng cao.

Năm 2012 dư nợ ngành công nghiệp chế biến tăng 157.387 triệu đồng so với năm 2011, đến năm 2013 lại giảm mạnh với 354.412 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân sự sụt giảm này là do sự giảm mạnh của nhóm ngành chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm chế biến từ thủy sản tăng giảm bất ổn định. Mặc dù sự suy giảm DSCV cao hơn DSTN làm cho tổng dư nợ ngành chế biến thủy sản năm 2013 thấp hơn rất nhiều so với năm 2012. Bên cạnh đó, cùng với ngành sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn bắt đầu từ 2012 với sản lượng tăng trưởng ở mức thấp, nhưng với giá trị dư nợ cũng khá cao, chỉđứng sau công nghiệp chế biến thủy sản.

Thương mại - dịch vụ là ngành nghề có hình thức hoạt động DN đa dạng nhất. Các doanh nghiệp này chủ yếu vay bổ sung tài trợ nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên tạm thời thiếu hụt. Đây cũng là lĩnh vực mà ngân hàng chú ý quan tâm ngoài lĩnh vực chế biến thủy sản. Điều đáng lưu ý là tăng trưởng dư nợ tín dụng ngành TM-DV trong 3 năm 2011-2013 với tốc độ cao, và vượt qua mặt ngành chế biến thủy sản đểđứng đầu về tỷ trọng chiếm 41,99% trong dư nợ DN theo ngành kinh doanh vào năm 2013, cũng trong năm này tăng trưởng đạt 60,32% so với 2012. Nguyên nhân do thực hiện chính lược đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh như: thương mại lúa gạo, thương mại thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản, thương mại vật liệu, thiết bị xây lắp trong xây dựng… nhằm tìm những giải pháp thích hợp cho hoàn cảnh của DN hiện nay. Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch cũng là một điểm nhấn của Hậu Giang, ngành du lịch Hậu Giang đang dần từng bước khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vườn tại địa phương. Chính vì những yếu tố trên mà ngân hàng cũng không ngần ngại, mạnh dạn cấp vốn đầu tư trong lĩnh vực này.

Bất động sản đóng băng luôn là cụm từ được nhắc đến thường xuyên trong những năm gần đây. Theo các phân tích, thì ngành xây dựng luôn có mối liên hệ mật thiết cùng chiều với bất động sản và tình hình ngành xây dựng

48

cũng như bất động sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cũng đang gặp tình trạng khó khăn tương tự. Tuy nhiên, dù gặp nhiều khó khăn trong thời gian trước đây, nhưng việc hấp dẫn từ giá đất thấp, nhiều nhà đầu tư vẫn mạo hiểm kinh doanh, đầu tư xây dựng. Nhưng nếu những năm trướcđây họ tham gia vào các dự án lớn, các công trình nhà nước thì nay họ chuyển sang làm các dự á nhỏ với chính sách “lấy ngắn nuôi dài” để đảm bảo công việc ổn định cho nhân viên. Bên cạnh đó, việc đâu tư xây dựng nhà ở dân cư, Chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn, nhà ở cho người dân các khu vực thường xuyên bị lũ lụt, hỗ trợ nhà ở cho người có công, nhà ở cho công nhân, sinh viên…Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ ĐBSCL cũng đang được triển khai. Điều đó giải thích vì sao dư nợ ngành xây dựng tại BIDV Hậu Giang hoạt động mạnh, nhưng chỉ đổ vốn vào xây dựng mà quá trình thu hồi vốn diễn ra trì trệ trong 3 năm qua làm cho doanh số dư nợ từ 290.863 triệu đồng năm 2011 tăng lên 836.936 triệu đồng năm 2013.

Ngoài ra, còn những ngành nghề khác cũng đang được mở rộng đầu tư. Theo Quyết định số QĐ 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ thì có tới 21 nhóm ngành trong nền kinh tế Việt Nam. Ngoài những ngành cho vay chủđạo đã phân tích như trên, thì Ngân hàng còn cho vay các khoản mục như: mua sắm phương tiện đi lại, mua thiết bị đồ gia dụng cho công ty. Sang năm 2011, 2012 với các khoản đầu tư mua sắm thông thường làm cho chỉ tiêu này biến động không đáng kể.

4.3.3.4 Phân tích dư nợ theo loại tiền cho vay

Dư nợ cho vay DN bằng VND qua các năm diễn biến luôn tăng. Do nhu cầu vay bằng đồng nội tệ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước cao. Tốc độ tăng trưởng cho vay VND giảm nhẹ đi trong năm 2013, chỉ còn 10,97%, tức chỉ tăng 217.275 triệu đồng, điều này phù hợp với tình hình tăng nhẹ của tổng dư nợ DN trong năm 2013. Bên cạnh đó, dư nợ USD 2012 giảm nhưng lại tăng lên năm 2013.

Điểm cần lưu ý là dư nợUSD sau khi đã quy đổi ra VND, chiếm tỷ trọng ổn định bình quân khoảng 16%. Vì năm 2011 Việt Nam là nước nhập siêu, nhu cầu thanh toán quốc tếcao, nhưng sang năm 2012 là năm đầu tiên sau 20 năm Việt Nam xuất siêu nên đã làm giảm lại dư nợ USD. Sau đó, năm 2013 Việt Nam tiếp tục là 1 nước xuất siêu. Tuy nhiên, mặt hàng chủ yếu của tỉnh là chế biến cá tra, thì trong năm 2013 lại vướng phải vụ kiện thuế chống bán phá

giá philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

49

Nam, đã làm ảnh hưởng đến hoạt động DN, công tác hoàn trả nợ của DN cho

Ngân hàng gặp khó khăn. Chính vì vậy, dư nợ2013 tăng nhanh với 208.806

triệu đồng, tương đương với tốc độtăng 82,62%.

Thực tế cho thấy tài trợ hoạt động thanh toán quốc tế đem lại cho ngân hàng nhiều lợi ích: hưởng chênh lệch lãi suất, huy động được vốn qua hoạt động thanh toán từ hình thức ký quỹ, khi có ngoại tệ doanh nghiệp sẽ bán lại cho ngân hàng. Vì thế việc xây dựng thương hiệu quốc tế cho BIDV đang được đầu tư. Nhưng để cho vay USD tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh, ngân hàng nên tạo sự nhận thức cho khách hàng về sản phẩm, tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ cán bộ nhân viên ngân hàng,…

Trong khi nền kinh tế có nhiều biến động, các DN gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu sử dụng vốn vay từ ngân hàng càng được đẩy mạnh, vai trò Ngân hàng càng được nâng cao. Đồng thời, cơ cấu cho vay cũng nên thay đổi về thời hạn tín dụng. Qua 3 năm phân tích, BIDV Hậu Giang cho thấy là một người bạn đáng tin cậy khi luôn đi đầu trong công tác hỗ trợ, có nhiều chương trình, mức lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn, nên ngày càng càng có được lòng tin từ khách hàng cũ, cũng như tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Dư nợ tín dụng DN nhìn chung là tăng trưởng liên tục trong 3 năm, trung bình 25% mỗi năm. Điều đó có là do năm 2012 DSTN DN của Ngân hàng giảm mạnh hơn DSCV, năm 2013 do dư nợđầu kỳđang ở mức cao.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)