Tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ DN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 63)

Chỉ số này cho biết khảnăng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng vào hoạt động tín dụng DN. Dựa vào Bảng 4.7, tỷ lệ này giảm dần trong 3 năm cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác phát triển tín dụng triển khai tốt. Vì vậy, cần nhiều vốn huy động để sử dụng cho vay trong khi khảnăng tự huy động vốn của ngân hàng thì hạn chế. Kết quảnăm 2011 cho thấy, nếu có 100 đồng dư nợ thì chỉ có 17,6 đồng từ nguồn vốn huy động, để bù đắp lại sự thiếu hụt đó cần sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở BIDV. Mặc dù trong năm 2012, vốn huy động của Ngân hàng tăng lên bằng nhiều chính sách thu hút khách hàng, nhưng tốc độ tăng dư

54

nợ DN lại cao hơn, điều này khiến tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ DN giảm. Vào năm 2013 nguồn vốn huy động đã giảm do lãi suất giảm nhưng dư nợ vẫn tiếp tục tăng, nên cứ100 đồng dư nợ DN thì chỉcó 11 đồng từ nguồn vốn huy động.

Tóm lại, dựa vào tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ DN cho thấy chính sách huy động vốn và sử dụng vốn cho tín dụng DN của BIDV Hậu Giang chưa hài hòa nhau. Sử dụng vốn điều chuyển để đi cho vay sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của Ngân hàng, do phải trả chi phí cao hơn. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách kịp thời để gia tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vốn của Ngân hàng.

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Hậu Giang 2011- 2013.

Hình 4.6 Biểu đồ tăng trưởng các chỉ số đánh giá tín dụng DN tại BIDV Hậu Giang trong 3 năm 2011-2013.

4.4.2 Vòng quay vốn tín dụng

Nhìn vào bảng 4.7 cho thấy vòng quay vốn tín dụng tại BIDV Hậu Giang giảm trong 3 năm 2011-2013, giảm từ 2,13 vòng xuống còn 1,16 vòng. Cho thấy khả năng thu hồi vốn đầu tư lâu hơn, chủ yếu do các khoản vay ngắn hạn khó thu hồi nợ, cũng như sự thay đổi về cơ cấu thời hạn tín dụng cho vay nên vòng quay ngắn hơn. Bên cạnh đó, qua sự sụt giảm chỉ số này còn phản ảnh tình hình tổ chức quản lý vốn kém hiệu quả của Ngân hàng, chất lượng tín dụng không cao. 3% 1% 16% 18% 15% 11% 93% 85% 88% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 Năm Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ DN Hệ số thu nợ

55

4.4.3 Hệ số thu nợ doanh nghiệp

Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như thiện chí trả nợ của khách. Dựa vào bảng 4.7, kết hợp với biểu đồ hình 4.7 cho thấy hệ số thu hồi nợ của BIDV Hậu Giang có biến động, nhưng nhìn chung công tác thu hồi nợ DN còn ở mức thấp vì hệ số thu nợtrong 3 năm đều gần 85%, điều này có nghĩa cứ bình quân cho vay 100 đồng thì sẽ thu về được trên 85 đồng. Kết quả thu hồi nợ năm 2011 là cao nhất trong 3 năm với 92,55%, có được kết quả trên là do sựđóng góp của những khoản nợnăm 2010 được thu hồi ở những năm sau tương đối lớn. Mặt khác, năm 2011 ngân hàng ngày càng tập trung vào cho vay ngắn hạn nhiều hơn để tăng tính thanh khoản cho ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động. Nhưng 2 năm sau đó, 2012 và 2013 hệ số thu nợ đã giảm xuống với hệ số thu nợ DN lần lượt là 84,75% và 87,75%. Nguyên nhân do tình hình DN gặp khó khăn, nên khả năng thu hồi nợ bịảnh hưởng.

Nhìn chung, hệ số thu nợ DN của BIDV Hậu Giang đạt hiệu quả, nhưng còn tiềm ẩn nhiều bất trắc. Do vậy, nếu muốn ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh, có thể mở rộng cho vay thêm và thu được nhiều lợi nhuận thì những năm về sau ngân hàng chú trọng công tác thu hồi nợ, đặc biệt là khâu lựa chọn khách hàng, đến việc theo dõi nhắc nhở khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích trong hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi nợ.

4.4.4 Tỷ lệ nợ xấu

Hiện nay vấn đề nợ xấu và giải quyết nợ xấu đang là vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất. Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 22/4/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, ngân hàng nhà nước khuyến cáo tỷ lệ nợ xấu không nên quá 5% đểđảm bảo an toàn. Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp thường biến động bất thường và khó lường trước được vì đây là thành phần dễ bịảnh hưởng nhất mỗi khi nền kinh tế biến động. Tỷ lệ nợ xấu trong 2 năm 2011, và 2012 nằm trong mức an toàn. Tuy nhiên, đến năm 2013 đã vượt quá xa mức cho phép, với 15,60%. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng như hiện nay phải kể đến hệ quả của việc ngân hàng đã có một thời gian chạy theo lợi nhuận bằng việc duy trì chính sách tăng trưởng tín dụng cao. Để đạt được mục tiêu trên ngân hàng đã theo đuổi nhiều chính sách chứa đựng rủi ro, công tác quản lý tín dụng của ngân hàng cũng còn nhiều bất cập, đặc biệt trong khâu thẩm định, giám sát và quản lý vốn vay.

56

Bảng 4.8 Tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn tín dụng, hình thái DN, ngành kinh tế, loại tiền cho vay tại BIDV Hậu Giang 2011-2013.

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Hậu Giang 2011- 2013.

Chú thích: Tỷ giá thời điểm 31/12/2011; 31/12/2012 là 20.828 VND/USD, 31/12/2013 là 21.036 VND/USD

Chỉ tiêu Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%)

2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Thời hạn tín dụng 1.704.628 2.231.976 2.657.337 49.499 26.914 414.552 2,90 1,21 15,60 Ngắn hạn 1.453.047 2.015.658 1.611.401 36.638 26.241 320.685 2,52 1,30 19,90 Trung hạn 134.446 115.679 297.135 12.861 673 54.177 9,57 0,58 18,23 Dài hạn 117.135 100.639 748.801 0 0 39.690 0 0 5,30 Hình thái DN 1.704.628 2.231.976 2.657.337 49.499 26.914 414.552 2,90 1,21 15,60 DNNN 23.030 673 0 673 673 0 2,92 100,00 x Công ty TNHH 1.053.840 1.375.901 1.518.307 16.478 6.431 80.713 1,56 0,47 5,32 DNTN 138.577 173.173 177.988 32.348 310 0 23,34 0,18 0 Cty CP, HTX 489.181 682.229 961.042 0 19.500 333.839 x 2,86 34,74 Ngành kinh tế 1.704.628 2.231.976 2.657.337 49.499 26.914 414.552 2,90 1,21 15,60 Nuôi trồng thủy sản 229.617 278.548 139.007 0 0 18.100 x x 13,02 CNCB 719.673 877.060 522.648 46.299 0 228.746 6,43 0 43,77 Xây dựng 290.863 380.093 836.936 0 19.704 73398 0,00 5,18 8,77 TM-DV 85.337 696.005 1.115.817 3.200 7.210 94.308 3,75 1,04 8,45 Ngành khác 379.138 270 42.929 0 0 0 0 0 0 Loại tiền 1.704.628 2.231.976 2.657.337 49.499 26.914 414.552 2,90 1,21 15,60 VND 1.374.890 1.980.131 2.197.406 49.499 26.914 414.552 3,60 1,36 18,87

57

Đồng thời, cũng do sự chậm trễ trong khâu phát hiện, và xử lý không kịp thời. Ngoài ra, còn do sự không linh hoạt trong công tác xếp hạng tín dụng, dù rằng các DN được xếp hạng tín dụng theo quý.

Nếu xét cụ thể theo thời hạn tín dụng thì nợ xấu năm 2011 các món vay trung hạn đã vượt mức quy định của thông tư 13/2010/TT-NHNN, với tỷ lệ nợ xấu hơn 9%. Năm 2013 nợ xấu tập trung chủ yếu ở các món vay ngắn hạn và trung hạn, lần lượt ở mức 19% và 18%. Nguyên nhân do khả năng xoay trở nguồn vốn kinh doanh không đạt được hiệu quả, DN gặp phải rủi ro thanh khoản, mất khả năng trả vốn và lãi cho Ngân hàng.

Trong các hình thái DN, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của DNTN cao trên 23% nhưng ngay sau đó Ngân hàng đã có chính sách điều chỉnh giảm tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,18% năm 2012, giảm đến năm 2013 về bằng 0. Đến năm 2013, tỷ lệ nợ xấu Cty Cổ phần là cao nhất, vì là những năm đầu tiên các DN Việt Nam cổ phần hóa, còn non nớt kinh nghiệm quản lý nên đưa đến việc kinh doanh không hiệu quả nhưmong đợi.

Đáng chú ý nhất vẫn là việc tập trung đầu tư vào 1 vài ngành kinh tế. Nhìn vào bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ nợ xấu 2011 của ngành CNCB và TM-DV đã vượt mức quy định. Nhưng đến năm 2012 CNCB lại trở về mức 0, và tăng vọt lên 43% trong năm 2013. BIDV Hậu Giang cần chú ý đến nhóm ngành này, vì đây là ngành thế mạnh của khu vực, nhưng luôn tiềm ẩn những rủi ro và nên lấy bài học từ vụ phá sản Cty CP Thủy sản Bình An, Cty CP chế biến thực phẩm Phương Nam đã làm ảnh hưởng đến hệ thống nhiều Ngân hàng ở ĐBSCL.

Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thủy sản, ngành xây dựng, TM-DV cùng có tỷ lệ nợ xấu vượt mức quy định gấp 2-4 lần, cũng cần được lưu ý hơn. Nợ xấu của DN tăng nhanh ở năm 2013, với giá trị tăng đến 387.638 triệu đồng chính điều đó đã đầy tỷ lệ nợ xấu DN tăng mạnh lên mức 15,60% so với 2012. Trong khi nợ xấu toàn ngành năm 2013 theo thống kê của NHNN là 3,79%. Trong đó, đáng lưu ý là tình hình nợ xấu của hai ngành xây dựng và TM-DV.

Tình hình nợ xấu của hai ngành này có nhiều diễn biến xấu khi mà hai ngành này vẫn chưa thể phục hồi sản xuất kinh doanh, tình trạng lợi nhuận giảm mạnh thua lỗ kéo dài tăng nhanh trong các doanh nghiệp thuộc hai ngành này. Do nền kinh tếkhó khăn các DN đang triển khai nhiều xu hướng hoạt động khác nhau, kết quả thu về có thể tốt hoặc không tốt, vì vậy Ngân hàng vẫn cần chú ý kiểm tra, giám sát đến 2 nhóm ngành kinh tế chặt chẽhơn thời gian tới.

58

Tỷ lệ nợ xấu theo loại tiền cho vay chỉ có trên VND, vì không có các khoản nợ xấu từ cho vay USD, các khoản vay USD với tỷ trọng thấp và hầu hết được khấu trừ ngay khi có tất toán khi đến hạn.

Tóm lại, nguyên nhân nợ xấu gia tăng là từ phía khách hàng lẫn phía Ngân hàng .

Từ phía các doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp đã phán đoán không chính xác xu hướng phát triển của thị trường, dẫn đến mở rộng quy mô sản xuất trong các ngành đang phát triển quá nóng mà không có sự đánh giá kỹ lưỡng. Hậu quả là sự mất cân bằng trong cung và cầu. Một số doanh nghiệp khi thực hiện các dự án lớn lại chia nhỏ dự án để tìm tài trợ từ nhiều ngân hàng khác nhau, qua đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc vay vốn từ các ngân hàng cũng như giảm bớt sự kiểm soát của ngân hàng. Chính những yếu tố này làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc kiểm soát các khoản cho vay, dẫn đến tình trạng nợ xấu.

Nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thiếu hiệu quả, hoạt động kinh doanh yếu kém, thua lỗ. Trong giai đoạn 2009-2012, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào trạng thái suy giảm trong dài hạn, ảnh hưởng tới xu hướng huy động vốn của các doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp tìm đến các TCTD để vay vốn tài trợ cho kinh doanh thay vì có thể phát hành chứng khoán. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn này giúp các doanh nghiệp có thể tháo gỡ khó khăn về vốn, song lại khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với trạng thái tăng rủi ro tài chính. Khi nền kinh tế bộc lộ những bất ổn vĩ mô, lạm phát bị đẩy lên ở mức cao, sức mua giảm sút thì tình trạng tồn kho kéo dài. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp ứ đọng vốn, không có khả năng trả nợ vay của TCTD. Do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả cùng với kết quả kinh doanh lỗ của nhiều doanh nghiệp đã trở thành nguyên nhân gia tăng nợ xấu của các TCTD.

Từ bản thân ngân hàng

Nhận thức sai lầm trong mối quan hệ và tầm quan trọng giữa rủi ro, kinh doanh và nguồn vốn, xem xét chưa đầy đủ về những khả năng mất vốn do những rủi ro tiềm ẩn gây ra, chủ quan về mở rộng kinh doanh, tăng trưởng cho vay phụ thuộc chủ yếu vào huy động tiền gửi, phát triển kinh doanh thiếu căn cứ.

Một số nhà quản lý ưa thích rủi ro, khi xem xét hồ sơ của khách hàng truyền thống chỉ dựa vào các tài liệu được cung cấp, như báo cáo bằng văn bản, báo cáo tài chính, không thực hiện đánh giá rủi ro một cách khách quan.

59

Do đó làm mất đi sự chính xác và tính hiện thực khi xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Thiếu kinh nghiệm và hạn chế trong kỹ năng quản lý: có hiện tượng ngân hàng thiếu biện pháp hiệu quả để xác định, định hướng và kiểm soát rủi ro trong từng khu vực, số liệu quá khứ không đầy đủ, hệ thống thông tin không cập nhật, kinh nghiệm cá nhân nhiều khi lạm dụng có thể để lại hậu quả cho hoạt động ngân hàng. Do đó, biện pháp quản lý yếu kém có nguy cơ tập trung và mang tính hệ thống. Quản lý rủi ro không diễn ra xuyên suốt cả quá trình. Công tác thẩm định của CBTD không kỹ lưỡng, nghiêm ngặt: trong quá trình thẩm định trước khi cho vay, đánh giá quá lạc quan, thiếu phân tích ảnh hưởng tiềm ẩn của môi trường xung quanh, biến động bất thường của kinh tế trong và ngoài nước.

Quá trình xét duyệt hồ sơ: có trường hợp ngân hàng bỏ qua một thực tế thủ tục và hồ sơ vay vốn của khách hàng không đầy đủ, hay hồ sơ vay vốn của khách hàng là hồ sơ ảo.

60

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Tình hình DSCV DN tăng đồng thời dư nợ tín dụng cũng gia tăng. Do khách hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn với tỷ trọng cao. Sử dụng nguồn vốn sai mục đích vay, cũng như sai lĩnh vực hoạt động kinh doanh của DN. Vì Ngân hàng chủ yếu tập trung đầu tư vốn vào một vài ngành nghề chủ lực của địa phương đang tiềm ẩn những rủi ro không lường như: công nghiệp chế biến, thương mại - dịch vụ.

Nhiều năm qua nguồn vốn huy động không đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng. Ngân hàng còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở Chính. Có thể thấy được điều đó thông qua tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ DN.

Tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh trong năm 2013, vượt 5 lần mức an toàn cho phép, báo hiệu đỏ cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, cần có những điều chỉnh hợp lý nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu trong thời gian tới và giải quyết những khoản nợ xấu của năm 2013.Tài sản bảo đảm đa phần là bất động sản, bên cạnh các động sản khác khu xà lang, xe tải, dây chuyền, máy móc thiết bị… những tài sản này có khả năng thanh khoản không cao, đặc biệt trong tình hình bất động sản đóng băng như hiện nay. Ngoài ra, BIDV Hậu Giang còn thực hiện các khoản vay tín chấp cho những khách hàng thân thiết của Ngân hàng, nhưng điều đó cũng không gì có thể chắc chắn cho sự an toàn các khoản vay.

5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DN TẠI BIDV HẬU GIANG TẠI BIDV HẬU GIANG

5.2.1 Mở rộng thị phần, đa dạng các sản phẩm, phân tán rủi ro.

Để hoạt động có hiệu quả và nâng cao hơn nữa doanh số cho vay các doanh nghiệp, ngân hàng cần thành lập thêm nhóm nghiên cứu marketing. Giúp ngân hàng có thể xâm nhập thị trường, tìm hiểu về hoạt động, nhu cầu, nguyện vọng vay vốn của các doanh nghiệp. Bằng cách tổ chứ các buổi giao lưu định kỳ giữa các DN trên địa bàn nói chung và những DN hiện đang giao

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 63)