3.2.1 Về huy động vốn
Huy động vốn với các mức tối đa các nguồn vốn trong nước, thu hút nhiều vốn nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.
Huy động tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Huy động vốn thông qua thanh toán liên ngân hàng. Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn.
Vay vốn từ Ngân hàng BIDV TW và từ các tổ chức tín dụng khác. Thu hồi các công trình đã cho vay đầu tư đến hạn trả nợ và nguồn vốn huy động khác.
3.2.2 Về hoạt động tín dụng
Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn, trung và dài hạn với mọi hình thái DN. Thực hiện tín dụng ngắn hạn bổ sung vốn lưu động cho các công ty sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều lợi khách hàng. Thực hiện tín dụng nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị. Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Cho thuê dưới hình thức tín dụng thuê mua. Bảo lãnh nhập khẩu thiết bị trả chậm, dự thầu, thực hiện hợp đồng, nhận tiền ứng trước.
Phát triển khai thác hộ sản xuất các cá thể, tư nhân thuộc mọi lĩnh vực bao gồm: kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng. Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác, quan hệ rộng rãi với khách hàng là các ngân hàng bạn trong và ngoài nước.
Huy động và cho vay vốn với mọi hình thái DN, mọi tầng lớp dân cư. Hoạt động thanh toán: thanh toán bù trừ, thanh toán liên NH, thanh toán quốc tế và các nghiệp vụcó liên quan như: mở tài khoản thanh toán, mở L/C, séc. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các dịch vụ ngân quỹ: chuyển tiền, chi lương, giao nhận tiền tận nơi.
3.2.3 Về hoạt động dịch vụ
Cung cấp dịch vụ thanh toán như: Chuyển tiền trong nội bộ hệ thống ngân hàng, chuyển tiền qua NHTM khác, chuyển tiền qua Ngân hàng nước ngoài và thanh toán bù trừ. Các hình thức thanh toán bao gồm: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ thanh toán… và chuyển tiền nhanh. Dịch vụ ngân hàng điện tử là loại dịch vụ giữa NH và KH dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa. Như: Internet banking, Homebanking, Phonebanking, Mobile banking, Call center.
21
Hoạt động kiều hối là một dịch vụ NHBL chủ yếu phục vụ chuyển tiền của các cá nhân đi ra nước ngoài hoặc từnước ngoài về. Thu hộ, chi hộ là dịch vụ mà ngân hàng được các chủ tài khoản ủy nhiệm thực hiện các dịch vụ thu hộ tiền nộp vào tài khoản, chi tiền phục vụ các nhu cầu hoạt động kinh doanh của chủ tài khoản.
3.2.4 Qui trình cấp tín dụng cho DN tại BIDV Hậu Giang
Là tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Căn cứ vào QĐ 379/ QĐ- QLTD của Ngân hàng BIDV. Qui trình cấp tín dụng DN gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiếp thị và tiếp nhận hồsơ khách hàng:
- Cán bộ đầu mối phòng khách hàng DN (KHDN) là người trực tiếp tiếp thị và tiếp nhận hồ sơ của khách hàng trong địa bàn được phân công phụ trách quản lý khách hàng. Qua đó, cán bộ sẽ hướng dẫn khách hàng hồ sơ thủ tục cung cấp cho phía Ngân hàng làm cơ sở cấp tín dụng.
Bước 2: Phân tích, thẩm định, đánh giá về tình hình thực tế của khách hàng: - Cán bộ trực tiếp xuống cơ sở kinh doanh của khách hàng đểđánh giá tình hình thực tế của tài sản bảo đảm khách hàng thế chấp hoặc bên thứ 3 thế chấp bảo lãnh cho khách hàng vay vốn tại Ngân hàng.
- Cán bộđánh giá trực tiếp tình hình tài chính của khách hàng qua thực tế và thu thập các số liệu liên quan đến tình hình hoạt động của khách hàng thông qua các kênh, hệ thống ngân hàng Nhà nước, phường xã.
- Trong trường hợp khách hàng đủ điều kiện về chấm điểm xếp hạng tín dụng, cán bộ sẽ là người trực tiếp xếp hạng tín dụng và áp dụng các chính sách phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng.
Bước 3: Đánh giá về tính khả thi của phương án vay vốn, kế hoạch trả nợ của khách hàng, khả năng phát mãi và tính bảo đảm của tài sản đối với khoản vay. Sau khi đánh giá, cán bộ tiến hành trình ban lãnh đạo xét duyệt cho vay.
Bước 4: Thông báo đến khách hàng việc chấp thuận hay từ chối cấp tín dụng. Trong trường hợp từ chối cấp tín dụng, Ngân hàng sẽ nêu lý do từ chối.
22
Trong truờng hợp cho vay, cán bộ KHDN sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng, hướng dẫn khách hàng tiến hành ký kết các hợp đồng liên quan và làm các thủ tục như công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản,…
Bước 5: Giải ngân
- Khách hàng làm đề nghị vay vốn gửi Ngân hàng.
- Cán bộ KHDN tiến hành làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.
Bước 6: Kiểm tra giám sát Quản lý các khoản giải ngân bằng việc kiểm tra mục đích sử dụng nguồn vốn vay, kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết, đánh giá tình hình tài chính, định kỳ kiểm tra tài sản bảo đảm của khách hàng, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư, hiệu quả việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Bước 7: Thu nợ, thu lãi, phí
- Thông báo đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí. Định kỳ hàng tháng CBTD sẽ thông báo các khoản lãi đến hạn thanh toán đối với khách hàng có món vay chưa đến ngày đáo hạn.
- Các trường hợp phát sinh nợ quá hạn, Cán bộ tín dụng thông báo bằng văn bản cho khách hàng ngay khi có nợ quá hạn phát sinh. Bên cạnh đó rà soát nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tiếp tục đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn. Trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ, hoặc không muốn trả nợ, CBTD sẽ tiến hành làm thủ tục khởi kiện và phát mãi tài sản.
Bước 8: Thanh lý hợp đồng, giải tỏa bảo lãnh
Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí bộ phận Quan hệ khách hàng phối hợp với bộ phận Quản trị tín dụng, Giao dịch khách hàng tiến hành:
- Thực hiện đối chiếu lại số tiền thu nợ gốc, trả lãi, trảphí để tất toán hồ sơ tín dụng.
- Giải chấp các hợp đồng bảo đảm. - Thanh lý các hợp đồng (nếu có).
23
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV HẬU GIANG 2011 - 2013
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hậu Giang 2011-2013.
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền ( %) Số tiền ( %) 1. Thu nhập từ lãi 400.549 407.441 302.967 6.892 1,72 -104.474 -25,64
1.1. Thu nhập từ lãi vay 311.673 325.480 248.352 13.807 4,43 -77.128 -23,70 1.2. Thu nhập từ lãi tiền gửi 88.876 81.961 54.615 -6.915 -7,78 -27.346 -33,36 2. Thu phí dịch vụ 7.773 7.369 10.189 -404 -5,20 2.820 38,27 3. Thu nhập khác (Thanh lý TS,…) 274 5.391 139 5.117 1.867,52 -5.252 -97,42 I. TỔNG THU NHẬP 408.596 420.201 313.295 11.605 2,84 -106.276 -25,29 1. Chi phí trả lãi 347.938 389.824 229.078 41.886 12,04 -160.746 -41,23 1.1. Trả lãi tiền vay 307.581 346.379 210.978 38.798 12,61 -135.401 -39,09 1.2. Trả lãi tiền gửi 40.357 43.445 18.100 3.088 7,65 -25.345 -58,34 2. Chi dịch vụ 192 93 456 -99 -51,56 363 390,32 3. Trích DPRR 19.000 0 0 -19.000 -100,00 0 x 4. Chi phí khác 36.820 27.263 73.682 -9.557 -25,96 46.419 170,26 II.TỔNG CHI CHI PHÍ 403.950 417.180 303.216 13.320 3,29 -113.964 -27,32 III.LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 4.646 3.021 10.079 -1.625 -34,98 7.058 233,63
24
Hình 3.2: Cơ cấu tỷ trọng thu nhập, chi phí trong kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hậu Giang 2011-2013.
Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ tình hình chung của thế giới. Ngân hàng là ngành có độ nhạy với sự biến động của nền kinh tế, BIDV Hậu Giang cũng không ngoại lệ. Trong 3 năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Hậu Giang có nhiều lúc thăng trầm khác nhau. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 1.625 triệu đồng nhưng lại tăng vọt lên 7.058 triệu đồng, nâng giá trị lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 10.079 triệu đồng. Lợi nhuận của ngân hàng là sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí, bao gồm phần đã trích dự phòng rủi ro của ngân hàng. Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 lợi nhuận của BIDV Hậu Giang luôn dương. Điều đó cho thấy hiệu quả chung trong công tác quản lý, tuân thủ chỉđạo của TW, cùng sự nổ lực không ngừng của tập thể cán bộ BIDV Hậu Giang.
Thu nhập
Tổng thu nhập của BIDV Hậu Giang trong 3 năm gần đây có nhiều biến động. Cụ thể, thu nhập của BIDV Hậu Giang đã tăng nhẹở năm 2012 với 2,84% so với năm 2011, nhưng ở năm 2013 giảm 25,29% so với năm 2012. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% TN CP TN CP TN CP 2011 2012 2013 Năm Chi phí khác Trích DPRR Chi dịch vụ Chi phí trả lãi Thu nhập khác (Thanh lý TS,…) Thu phí dịch vụ Thu nhập từ lãi
25
Tổng thu nhập tăng 2,84% năm 2012 do thu nhập từ lãi tăng và thu nhập khác tăng, bên cạnh sự giảm nhẹ 5,2% của thu nhập từ dịch vụ nhưng điều đó không tác động đáng kểđến tổng thu nhập vì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Thu nhập từ lãi vay tăng 13,807 triệu đồng do thực hiện theo đúng chủ trương của BIDV theo Thông tin báo chí số 32/2012: BIDV giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt đối với lĩnh vực ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa được quy định mức trần lãi suất cho vay tối đa là 12%/năm, các khoản vay ngắn hạn của khách hàng có định hạng tín nhiệm cao thuộc lĩnh vực này, lãi suất cho vay chỉ ở mức 11-12%. Có sự thay đổi ngược chiều về thu nhập từ lãi tiền gửi, giảm 7,78% nhưng phần trăm tỷ trọng chỉ chiếm 18,03% trong thu nhập lãi, nên không tác động nhiều đến tổng thu nhập của Ngân hàng.
Năm 2013 tổng thu nhập đã giảm đi 25,29% so với năm 2012, do hầu hết các khoản thu nhập của Ngân hàng đều giảm, cụ thể thu nhập lãi giảm 25,64%, thu nhập khác giảm 97,42%. Nguyên nhân chủ yếu do sự biến động về lãi suất, mà cụ thể do sự giảm sút của thu nhập từ lãi vay, giảm 23,70%, lẫn thu nhập về lãi tiền gửi, giảm 33,36%. Vì theo Thông tư số 14, số 15/2013/TT-NHNN vào tháng 6/2013, quy định lãi suất tiền gửi bằng USD, đồng Việt Nam được điều chỉnh giảm thêm 3-4%/năm để hỗ trợ khách hàng. Đến cuối năm 2013, lãi suất cho vay phỗ biến trong khoảng 8-11,5%/năm kỳ hạn ngắn và 11,5-13%/năm trung dài hạn. Mặc khác, do sự trì trệ của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm, bằng chứng thể hiện qua doanh số cho vay năm 2012 giảm 2,563,861 triệu đồng. Tuy nhiên, thu nhập từ phí dịch vụ là tăng 38,27%. Do bắt đầu từ ngày 01/3/2013, Thông tư số 35/TT-NHNN ngày 28/12/2012 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa chính thức có hiệu lực thi hành thì ngân hàng sẽ có thêm nguồn thu nhập từ hoạt động thẻ ATM nữa. Nhưng thu phí dịch vụ chỉ chiếm 3,25% trong tổng thu nhập năm 2013, nên điều đó không ảnh hưởng gì nhiều. Mặc khác, đểđảm bảo lợi nhuận cho mình, ngân hàng đã tăng các mức phí bảo lãnh, dịch vụ khác lên từ 0,5-1%. Cũng như những qui định khách hàng phải cam kết sử dụng dịch vụ tại ngân hàng khi vay vốn.
Chi phí
Do cùng chịu tác động song song của lãi suất giống như thu nhập trong hoạt động của BIDV Hậu Giang, nên chi phí hoạt động trong giai đoạn 2011-2013 cũng có nhiều thay đổi về tốc độ tăng giảm. Cụ thể, chi phí năm 2012 tăng 13.230
26
triệu đồng, tương ứng với 3,29% so với năm 2011. Đến năm 2013, chi phí giảm 27,32% so với năm 2012.
Chi phí năm 2012 tăng 3,29% hoàn toàn do chi phí trả lãi năm 2012 tăng 41.886 triệu đồng tương đương 12,04% so với năm 2011, vì các khoản chi phí dịch vụ, chi phí khác giảm và khoản dự phòng rủi ro không được trích, nhưng với tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên chúng không đáng kể. Nguyên nhân làm cho chi phí trả lãi tăng thể hiện trên bảng 4.1 do ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển từBIDV TW tăng 658.210 triệu đồng tăng 36,80% so với năm 2011 làm tăng chi phí trả lãi tiền vay. Bên cạnh đó, theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Cùng sự bất ổn về tỷ giá do khủng hoảng tiền tệ Châu Âu, sự lên xuống giá của thịtrường vàng, khiến người dân chọn kênh đầu tư an toàn là gửi tiết kiệm. Điều đó đã làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi.
Trong năm 2013, ghi nhận sự giảm chi phí đáng kể từ BIDV Hậu Giang, với tổng chi phí giảm 113.954 triệu đồng, tức giảm khoảng 27,32% so với năm 2012. Chủ yếu do chi phí lãi giảm 160.746 triệu đồng, giảm hơn 41% so với năm 2012. Bên cạnh sự gia tăng chi phí dịch vụ 363 triệu đồng. Các khoản chi phí khác cũng tăng 46.419 triệu đồng do BIDV Hậu Giang cũng hỗ trợ cho việc đi vào hoạt động của chi nhánh đồng cấp, BIDV Tây Nam tại Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Năm 2013, Ngân hàng lại không trích dự phòng rủi ro do hoạt động không có lợi nhuận.
Nguyên nhân đã làm cho chi phí lãi giảm là do chi phí trả lãi tiền vay giảm. Do đó vốn huy động năm 2013 giảm 48.743 triệu đồng làm cho chi phí trả lãi tiền gửi giảm đi.chi phí trả lãi tiền gửi cũng giảm 25,345 triệu đồng. Nguyên nhân do năm 2013 NHNN điều chỉnh lãi suất huy động VND theo Thông tư số 14, số 15/2013/TT-NHNN không kỳ hạn đã giảm chỉ còn 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ1 đến dưới 12 tháng giảm xuống còn 5,5-7,5%/năm và trên 12 tháng lãi suất huy động vốn sẽ là 8-9%/năm. Lãi suất huy động giảm quá thấp, làm cho khách hàng cũng chẳng còn thiết tha gì với việc gửi tiền vào ngân hàng, mà tìm kênh đầu tư khác hiệu quả hơn. Điều đó làm cho chi phí tiền vay giảm 135.401 triệu đồng, khoảng 39,09% so với năm 2012. Tuy nhiên, các khoản chi dịch vụ và chi cho hoạt động khác lại tăng cao lần lượt là 363 triệu đồng , khoảng 309,32% và 46.419 triệu đồng , tương đương 170,26% so với 2012. Do triển khai các chương trình dịch vụ bán lẻ như: Internet banking, Mobile Banking, thanh toán qua máy POS, thanh toán trực tuyến.
27
3.4 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV HẬU GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI THỜI GIAN TỚI
Thực hiện những chính sách phương hướng phát triển chung của BIDV TW: + Dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thường như các ngân hàng khác trên thịtrường.
+ Là ngân hàng luôn có khảnăng đưa ra các giải pháp tốt nhất cho từng đối tượng khách hàng bán buôn và bán lẻ mục tiêu.
+ Chủ động đưa ra các giải pháp xử lý các vấn đề lớn của khách hàng phát sinh trong hoạt động kinh doanh như:Giải pháp phòng chống rủi ro; Gói sản phẩm dịch vụ theo chuỗi giá trị (Nhà cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào, nhà sản