Phân tích hoạt động tín dụng DN theo DSCV

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 45)

Nhìn vào Bảng 4.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng DSCV trong hoạt động tín dụng DN có chiều hướng giảm, từ năm 2011 đến 2013 DSCV đã giảm 329.967 triệu đồng, trong đó năm 2012 giảm gần 10% so với nằm 2011 và chỉ tăng 0,45% trong năm 2013 so với 2012. Nguyên nhân chung vẫn do tình hình nền nền kinh tế gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh sản xuất của các DN. Năm 2012, 6T/2013 toàn tỉnh Hậu Giang có 29 và 15 DN giải thể, nên nhu cầu vay vốn giảm sút. Để biết rõ hơn về tình hình DSCV của DN, cần tìm hiểu cụ thểhơn theo nhiều hướng khác nhau.

4.3.1.1 Phân tích DSCV theo thời hạn tín dụng

Dựa vào Bảng 4.3, các khoản vay ngắn hạn có chiều hướng giảm sút, năm 2013 giảm 864.399 triệu đồng, vì chúng không thể hiện tính hiệu quả trong việc hỗ trợ vốn kinh doanh cho khách hàng. Về phía DN, nhu cầu của DN là nguồn vốn trung và dài hạn, nhưng vì vay trung và dài hạn thì lãi suất cao hơn, nên để tiết kiệm chi phí DN đi vay ngắn hạn. Vì lãi suất thấp hơn, nên nhóm này vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 98% trong hoạt động cho vay DN của Ngân hàng.

Năm 2013 bắt đầu có sự mạnh dạng hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu cho vay, Ngân hàng chấp nhận rủi ro đểđầu tư vốn vào các khoản vay trung hạn, cụ thể cho vay trung hạn tăng 218.590 triệu đồng, vay dài hạn tăng 661.309 triệu đồng. Vì BIDV Hậu Giang triển khai một số các giải pháp từ chủ trương của Chính Phủ cũng như chỉ đạo của BIDV TW như cho vay cơ cấu tài chính trung và dài hạn để chuyển đổi một phần nợ ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn để trả những món nợ ngắn hạn…Cũng chính vì vậy, nên DSCV ngắn hạn giảm đi đáng kể, giảm 25,76%, tỷ trọng cho vay ngắn hạn chỉ còn 73,99%.

4.3.1.2 Phân tích DSCV theo hình thái DN

Nhìn chung về DSCV theo hình thái DN không có gì biến động. Năm 2012, hầu hết các DN đều có DSCV giảm, trừ nhóm DNTN tăng hơn 40%. Năm 2013 có sự hồi phục nhẹ, chỉ DSCV nhóm CTy TNHH tăng nhẹ. Đáng lưu ý là việc dừng cho vay DNNN, sau khi món nợ cuối cùng của trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Giao thông vận tải khu vực ĐBSCL vẫn còn tồn trong dư nợ.

36

Bảng 4.3 Tình hình DSCV DN theo thời hạn tín dụng, hình thái DN, ngành kinh tế, loại tiền cho vay tại BIDV Hậu Giang 2011-2013. ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Hậu Giang 2011- 2013.

Chú thích: Tỷ giá thời điểm 31/12/2011; 31/12/2012 là 20.828 VND/USD, 31/12/2013 là 21.036 VND/USD

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Thời hạn tín dụng 3.803.682 100,00 3.458.215 100,00 3.473.715 100,00 -345.467 -9,08 15.500 0,45

Ngắn hạn 3.754.283 98,70 3.434.585 99,32 2.570.186 73,99 -319.698 -8,52 -864.399 -25,17

Trung hạn 29.999 0,79 20.330 0,59 238.920 6,88 -9.669 -32,23 218.590 1075,21

Dài hạn 19.400 0,51 3.300 0,10 664.609 19,13 -16.100 -82,99 661.309 20.039,67

Hình thái doanh nghip 3.803.682 100,00 3.458.215 100,00 3.473.715 100,00 -345.467 -9,08 15.500 0,45

DNNN 0 0 0 0 0 0 0 x 0 x

Công ty TNHH 2.396.753 63,01 2.359.198 68,22 2.577.289 74,19 -37.555 218.091 9,24

Doanh nghiệp tư nhân 235.524 6,19 333.904 9,66 304.623 8,77 98.380 41,77 -29.281 -8,77

Cty CP và HTX 1.171.405 30,80 765.113 22,12 591.803 17,04 -406.292 -34,68 -173.310 -22,65

Ngành kinh tế 3.803.682 100,00 3.458.215 100,00 3.473.715 100,00 -345.467 -9,08 15.500 0,45

Nuôi trồng thủy sản 400.879 10,54 433.988 12,55 186.894 5,38 33.109 8,26 -247.094 -56,94

Công nghiệp chế biến 1.574.497 41,39 1.668.712 48,25 678.921 19,54 94.215 5,98 -989.791 -59,31

Xây dựng 1.731.248 45,52 388.577 11,24 768.836 22,13 -1.342.671 -77,56 380.259 97,86

Thương mại-dịch vụ 53.150 1,40 784.538 22,69 1.728.008 49,75 731.388 1.376,08 943.470 120,26

Ngành khác 43.908 1,15 182.400 5,27 111.056 3,20 138.492 315,41 -71.344 -39,11

Theo loại tiền 3.803.682 100,00 3.458.215 100,00 3.473.715 100,00 -345.467 -9,08 15.500 0,45

VND 2.282.801 60,02 2.569.011 74,29 2.435.758 70,12 286.210 12,54 -133.253 -5,19

37

Nguồn : Số liệu tổng hợp tại BIDV Hậu Giang 2011,2012, 2013.

Hình 4.2 Tăng trưởng DSCV DN của những chỉ tiêu trọng yếu tại BIDV Hậu Giang 2011-2013.

Đồng thời, kể từ năm 2011 thực hiện Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển đổi DNNN sang công ty cổ phần, Quyết định số929/QĐ-TTg về tái cơ cấu DNNN nên sốlượng khách hàng là DNNN tại BIDV Hậu Giang cũng không còn. Đó cũng chính là nguyên nhân đẩy nhóm thành phần khác trong đó bao gồm Cty Cổ phần, HTX năm 2011 ở mức cao, nhưng sau đó DSCV giảm liên tục trong 3 năm vì nền kinh tế xấu đi nên làm Cty CP không thích ứng, cũng như không đủ kinh nghiệm để có thể trụ vững trong tình hình khó khăn của nền kinh tế, làm cho hoạt động kém hiệu quả. Dựa vào bảng số liệu 4.3 có thể thấy các tỷ trọng cao nhất luôn chiếm trên 63% là nhóm Cty TNHH với các khoản cho vay tại các công ty lớn như Cty TNHH Thủy sản Biển đông, Cty TNHH Phú Thạnh…làm cho DSCV nhóm Cty TNHH 2013 tăng 9,24%.

4.3.1.3 Phân tích DSCV theo ngành kinh tế

Nhìn chung, DSCV của DN theo ngành kinh tế tập trung cho vay chủ yếu vào 3 ngành là xây dựng, công nghiệp chế biến, TM-DV. Tuy nhiên DSCV trong 3 ngành này luôn biếnđộng. Cơ cấu cho vay của các ngành kinh tế phân bổ chưa đều nhau. Năm 2013, ngành công nghiệp chế biến đã giảm gần 1000 tỷ đồng sau khi tăng nhẹ trong năm 2012. Do DN thiếu nguyên liệu chế biến do giá cá tra thấp,

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 2011 2012 2013 Triệu đồng Năm Ngắn hạn Dài hạn CNCB Xây dựng TM-DV Cty cổ phần, HTX

38

người nuôi thua lỗ. Mặt khác, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dường như chững lại, riêng thị trường Mỹ, cá tra Việt Nam bị tăng mức thuế chống bán

phá giá một cách vô lý tại POR9, với mức thuế cho các bị đơn từ 0,42 đến 2,15

USD/kg đã gây cản trở cho các DN có đơn hàng xuất khẩu qua thịtrường Mỹ. Điều

đó cũng làm tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến giảm tỷ trọng gần 20% trong tổng

DSCV theo ngành.

Ngành xây dựng, chỉ trong 1 năm 2012 mà hoạt động cho vay ngành xây dựng giảm hơn 1.300 tỷ đồng. Nguyên nhân do các DN thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ tiêu chuẩn, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao khiến nhiều DN chưa tiếp cận được vốn vay. Thịtrường BĐS đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các DN kinh doanh BĐS mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xây lắp, kinh doanh hàng trang trí nội thất. Tuy nhiên, năm 2013 ngành xây dựng tăng 97,86%. Vì cơ cấu hàng hóa BĐS đã được điều chỉnh sát với nhu cầu của thị trường, tăng nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại diện tích nhỏ, giá bán thấp, hướng tới nhu cầu của số đông người dân trong xã hội. DN ngành xây dựng hoạtđộng khởi sắc trở lại.

Nhưng bên cạnhđó là sự gia tăng của ngành TM-DV trong năm 2012 và 2013, cho thấy có sự chuyển đổi cơ cấu ngành trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, cũng như trong hoạtđộng của DN. Năm 2013 ngành TM-DV tiếp tục tăng 120,26% vì theo Tổng cục thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính đạt 2.618 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012. Riêng tỉnh Hậu Giang theo báo cáo số 116/BC-UBND về tình hình tái cơ cầu kinh tế tỉnh cho biết năm 2013 tốc độc tăng trưởng ngành TM - DV tăng 18%. BIDV Hậu Giang tập trung cho vay các ngành nghề như: TM thủy sản, TM phân bón, thuốc trừ sâu, mua bán nông sản, TM vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng…làm cho mức vốn đầu tư vào năm 2013 của ngành TM-DV cao nhất. Qua đó, đẩy tỷ trọng ngành TM-DV chiếm gần 50%, và sẽ có mứcảnh hưởng lớn đến hoạtđộng tín dụng DN trong thời gian tới.

Bên cạnhđó cũng có cho vay ngành nuôi trồng thủy sản, nhưng số vốn đầu tư đa phầnđã giảm do giá cá tra nguyên liệu khổngổn định, giá thức ăn cao, dịch bệnh xảy ra, nên khách hàng không tập trung nuôi với quy mô lớn nữa mà thay vào đó là thu mua cá nguyên liệu từ nông hộ. Ngoài ra, BIDV Hậu Giang còn đầu tư vốn cho các ngành nghề khác theo nhu cầu vốn của khách hàng.

4.3.1.4 Phân tích DSCV theo loại tiền cho vay

Theo báo cáo cuối năm 2012 của NHNN tín dụng VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011. DSCV theo loại tiền cho vay sau

39

năm 2012 đầy biến cố, cùng khủng hoảng tài chính tại Châu Âu đã làm tăng trưởng cho vay USD giảm 41,53%, điều này còn do BIDV Hậu Giang thực hiện đúng chủ trương hạn chếđô la hóa của Chính phủ.

Nhưng sau khi tình hình ổn định, tỷ giá đồng USD ổn định hơn nên tăng trưởng vượt lên lại 16,73% trong năm 2013.Ngày 6/12/2013, NHNN Việt Nam đã

ban hành Thông tư số 29/2013/TT-NHNN về việc cho vay bằng ngoại tệ của tổ

chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư

trú. Thông tư mới vẫn giữ nguyên quy định về việc vay vốn bằng ngoại tệ nhưng

gia hạn cho vay thêm một năm so với quy định cũ (thực hiện đến hết ngày

31/12/2014). Đây cũng là một trong những kiến nghị quan trọng của VASEP trong

năm 2012 - 2013 nhằm giúp DN XK được vay ngoại tệ với lãi suất hợp lý, giúp giảm giá thành, tăng khả năng cạnh trên thị trường quốc tế. Tuy năm 2013 tỷ giá USD tăng 208 VND/1USD, theo quyết định tỷ giá của Ngân hàng nhưng nhu cầu vốn USD vẫn tăng. Nhìn chung, nhu cầu vay vốn bằng USD của Ngân hàng luôn ở mức cao, do nhu cầu thanh toán tiền hàng, nguyên phụ liệu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh

Mặt khác, trong năm 2012, BIDV vinh dự được nhận 02 giải thưởng “Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2012” (STP - Straight through Payments - Excellence Award 2012) do Ngân hàng HSBC (HSBC) và Ngân hàng Standard Chartered (SCB) trao tặng. Điều đó cho thấy được hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế, góp phần tăng uy tín cũng như thương hiệu của BIDV, khách hàng tìm đến BIDV nhiều hơn. Tuy nhiên, cho vay VND luôn là loại tiền chiếm ưu thế với những lĩnh vực khác hoạt động trong nước, luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80%.

Tốc độ tăng trưởng cho vay cao, trong thời buổi nền kinh tế khó khăn cho thấy BIDV Hậu Giang hiện đang sở hữu lượng khách hàng tiềm năng với nhu cầu sử dụng vốn cao, uy tín- chất lượng của Ngân hàng tạo được lòng tin ở KH. Do vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần các khu công nghiệp trọng yếu của tỉnh như KCN Tân Phú Thạnh, KCN Sông Hậu, KCN Hưng Phú 2B (Cần Thơ). Nhưng, nguồn vốn sử dụng cho vay hầu như phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ BIDV TW đưa vào. Giả sử tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng có cao do DSCV tăng thì cũng không mang lại lợi nhuận cao cho BIDV Hậu Giang được. Đây là một trong những mặt yếu mà Ngân hàng cần khắc phục để hoạt động tín dụng DN cò thể thu về lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)