Nợ xấu được ví như “cục máu đông” có thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống ngân hàng và cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Do chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thua lỗ. Điều đó làm cho nợ xấu của các NHTM không ngừng tăng lên, theo công bố của NHNN tỷ lệ nợ xấu tăng cao từnăm 2011-2013 cụ thể nợ xấu trong 3 năm lần lượt là 3,80%, 4,08%, 3,67% so với dư nợ. Tuy nhiên, con số trên được NHNN cập nhật trên cơ sởbáo cáo định kỳ của các TCTD. Còn con số qua giám sát từ xa của cơ quan này, thường cao hơn nhiều, và hiện chưa có công bố chính thức để so sánh. Vì vậy, trên thực tế, nợ xấu vẫn là vấn đềđáng báo động.
Theo Bảng số liệu 4.6 thì tình hình nợ xấu của DN giảm 45,63% trong năm 2012, nhưng sau đó lại tăng với tốc độ rất nhanh vào năm 2013, đưa tổng
50
giá trị nợ xấu DN tại BIDV Hậu Giang lên mức 414.552 triệu đồng, đang là một báo động cho BIDV Hậu Giang nói riêng và cho BIDV nói chung.
Nếu xét theo thời hạn tín dụng, thì nợ xấu DN của BIDV Hậu Giang chủ yếu tập trung tại các khoản cho vay ngắn hạn do DSCV đa phần là vay ngắn hạn. Và nợ xấu tăng mạnh cũngở cho vay ngắn hạn, năm 2013 nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn tăng 294.444 triệu đồng trên tổng mức tăng 387.638 triệu đồng. Do tác động nền kinh tế làm tình hình kinh doanh kém hiệu quả của DN. Các món vay ngắn hạn phục vụ theo quy trình sản xuất kinh doanh không thể thu hồi, ngân hàng tìm cách giãn nợ, đảo nợ, dịch chuyển nợ ngắn hạn sang nợ trung và dài hạn nhằm kéo dài thời hạn thanh toán do chủ nợ không thể trả đúng hạn, nhờ vậy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng giảm đáng kể trong khi Báo cáo tài chính trở nên “đẹp” hơn. Nhưng khi con số nợ xấu đã lên quá cao thì những biện pháp trên không thể áp dụng cho tất cảđược, khi đó nợ xấu sẽ xuất hiện trên sổ sách.
Nếu quan sát theo hình thái DN, thì những khoản nợ xấu này rơi đa phần vào nhóm các Cty Cổ Phần, chiếm 80,53% khoảng 333.893 triệu đồng trong tổng nợ xấu năm 2013. Mặc dù, tỷ trọng dư nợ tín dụng của nhóm Cty Cổ phần năm 2013 chỉlà 36,17% tương ứng với 962.042 triệu đồng. Qua đó, cho thấy rằng nhóm này sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh không đạt mục đích lợi nhuận đề ra. Nên cần lưu ý khi thực hiện hồ sơ vay cho các DN thuộc nhóm Cty Cổ phần. Nguyên nhân là do nước ta mới theo cơ chế Cổ phần hóa công ty trong thời gian gần đây, còn non nớt trong quá trình quản trị, cũng như cơ cấu tổ chức ban lãnh đạo của công ty. Mặc khác, còn phải đối mặt với khó khăn nền kinh tế, nên những công ty yếu ớt sẽ không cạnh tranh lại để có thể tiếp tục kinh doanh. Bên cạnh đó, nợ xấu cũng có xu hướng tăng dần do trong năm 2013 có 5 Cty phá sản đều thuộc nhóm Cty TNHH: Cty TNHH XNK thủy sản Kim Ngư, Cty TNHH Tân Kim Phú, Cty TNHH XDTM Phan Thành, Cty TNHH XNK Thiên Mã.
Năm 2011, nợ xấu tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, năm 2012 nợ xấu ngành này về mức 0, vì Ngân hàng đã bán dứt nợ xấu cho Cty mua bán nợ và tài sản tồn động của DN (DATC). Đến năm 2013 khi nợ xấu tăng lên với giá trị lần này là 228.746 triệu đồng. Nguyên nhân do ngành chế biến thủy sản năm 2013 một vài công ty làm ăn thua lỗ như công ty TNHH An Lạc, Cty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã, Cty TNHH XNK Kim Ngư. Các ngành nghề thương mại dịch vụ lâm nợ xấu như chế biến thức ăn thủy sản, dịch vụ nhà hàng-khách sạn.
51
Bảng 4.6 Tình hình nợ xấu DN theo thời hạn tín dụng, hình thái DN, ngành kinh tế, nhóm nợ tại BIDV Hậu Giang 2011-2013. ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Hậu Giang 2011- 2013.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012-2011 2013-2012
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Thời hạn tín dụng 49.499 100,00 26.914 100,00 414.552 100,00 -22.585 -45,63 387.638 1440,28
Ngắn hạn 36.638 74,02 26.241 97,50 320.685 77,36 -10.397 -21,00 294.444 1094,02
Trung hạn 12.861 25,98 673 2,50 54.177 13,07 -12.188 -24,62 53.504 198,80
Dài hạn 0 0 0 0 39.690 9,57 0 x 39.690 147,47
Hình thái doanh nghiệp 49.499 100,00 26.914 100,00 414.552 100,00 -22.585 -45,63 387.638 1440,28
DNNN 673 1,36 673 2,50 0 0 0 0,00 -673 -2,50
Công ty TNHH 16.478 33,29 6.431 23,89 80.713 19,47 -10.047 -20,30 74.282 276,00
Doanh nghiệp tư nhân 32.348 65,35 310 1,15 0 0 -32.038 -64,72 -310 -1,15
Cty CP,HTX 0 0 19.500 72,45 333.839 80,53 19.500 x 314.339 1.167,94
Ngành kinh tế 49.499 100,00 26.914 100,00 414.552 100,00 -22.585 -45,63 387.638 1440,28
Nuôi trồng thủy sản 0 0,00 0 0,00 18.100 4,37 0 x 18.100 x
Công nghiệp chế biến 46.299 93,54 0 0,00 228.746 55,18 -46.299 -100,00 228.746 x
Xây dựng 0 0,00 19.704 73,21 73.398 17,71 19.704 x 53.694 272,50 Thương mại-dịch vụ 3.200 6,46 7.210 26,79 94.308 22,75 4.010 125,31 87.098 1.208,02 Ngành khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 x 0 x Nhóm nợ 49.499 100,00 26.914 100,00 414.552 100,00 -22.585 -45,63 387.638 1440,28 Nhóm 3 33.938 68,56 21.400 79,51 410.021 98,91 -12.538 -25,33 388.621 1443,94 Nhóm 4 14.578 29,45 4.531 16,84 4.531 1,09 -10.047 -20,30 0 0,00 Nhóm 5 983 1,99 983 3,65 0 0 0 x -983 -3,65
52 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 2011 2012 2013 Triệu đồng Năm Ngắn hạn Trung hạn Cty TNHH DNTN CNCB Xây dựng TM-DV Nhóm 3 Nhóm 4
Nguồn : Số liệu tổng hợp tại BIDV Hậu Giang 2011, 2012, 2013.
Hình 4.5 Tình hình nợ xấu DN của những chỉ tiêu trọng yếu tại BIDV Hậu Giang 2011-2013.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia thì tỷ trọng nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản tính đến 30/06/2013 là 11,37%; Xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng 10,13% đây là một con sốtương đối lớn gấp từ 2 - 5 lần so với tỷ lệ nợ xấu bình quân theo báo cáo của các TCTD. Dựa vào Bảng 4.6 cũng thấy tình hình nợ xấu ngành xây dựng năm 2013 tăng 272,50% so với năm 2012.
Nhìn chung, nợ xấu tập trung nhóm nợ 3 và 4, do các DN đã cố gắng trụ vững, hoạt động cầm chừng đến cuối năm 2012. Và cũng do Ngân hàng cho vay sai đối tượng, không xác định rõ đối tượng KH của mình. Nhưng đầu năm 2013, đa phần các DN đều tuột dốc trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nên năm 2013 nợ xấu nhóm 3 lên đến 410.021 triệu đồng, đó là do hoạt động không hiệu quả trong thời gian trước đó. Qua đó cũng cho thấy được sự thiếu nhạy bén trong hệ thống xếp hạng tín dụng, để phân loại KH. Sự đánh giá và phân loại nợ không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng như: đánh giá quá cao vềnăng lực tài chính của khách hàng so với thực tế, đánh giá khách hàng dựa trên thông tin do khách hàng cung cấp mà thiếu xem xét từ những thông tin nhạy cảm từ các kênh thông tin khác, bỏ qua các nghi ngờđược phản ảnh qua cấu trúc và cơ cấu của số liệu khi phân tích dữ liệu tài chính của khách hàng. Ngoài ra, còn do sự chấm điểm xếp hạng tín dụng yêu cầu tính chuyên môn do chuyên viên tín dụng KHDN đảm nhận, nhưng làm mất tính
53
khách quan trong công tác xếp hạng. Vì vậy, kết quả năm 2013 có thể nói là do cộng dồn của cả năm 2012.
Thông tin về các dự án đầu tư khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay thiếu sự chính xác do CBTD soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng; không xác định rõ lịch hoàn trảđối với từng khoản vay; cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro. Thiếu sự tuân thủ hay tuân thủkhông đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng. Các công tác từ thẩm định cho vay, giám sát quá trình sử dụng vốn và thu hồi nợđối với DN được thực hiện tương lỏng lẻo. Chính điều đóđã thể hiện qua mức tăng nợ xấu 1440,28%. Điều này sẽảnh hưởng xấu tới hoạt động trong thời gian sắp tới của BIDV Hậu Giang.
4.4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DN QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TẠI BIDV HẬU GIANG
Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng DN tại BIDV Hậu Giang 2011-2013.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.152.342 2.847.063 3.040.326
Vốn huy động Triệu đồng 301.044 341.490 292.747
DSCV DN Triệu đồng 3.803.682 3.458.215 3.473.715
DSTN DN Triệu đồng 3.520.430 2.930.866 3.048.354
Dư nợ bình quân DN Triệu đồng 1.655.853 1.979.000 2.420.326
Dư nợ DN Triệu đồng 1.704.628 2.231.976 2.657.337
Nợ xấu DN Triệu đồng 49.499 26.914 414.552
Tỷ lệ nợ xấu % 2,90 1,21 15,60
Tỷ lệ vốn huy động trên
dư nợ DN % 17,66 15,30 11,02
Hệ số thu nợ % 92,55 84,75 87,75
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 2,13 1,48 1,26
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Hậu Giang 2011- 2013.
4.4.1 Tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ DN
Chỉ số này cho biết khảnăng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng vào hoạt động tín dụng DN. Dựa vào Bảng 4.7, tỷ lệ này giảm dần trong 3 năm cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác phát triển tín dụng triển khai tốt. Vì vậy, cần nhiều vốn huy động để sử dụng cho vay trong khi khảnăng tự huy động vốn của ngân hàng thì hạn chế. Kết quảnăm 2011 cho thấy, nếu có 100 đồng dư nợ thì chỉ có 17,6 đồng từ nguồn vốn huy động, để bù đắp lại sự thiếu hụt đó cần sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở BIDV. Mặc dù trong năm 2012, vốn huy động của Ngân hàng tăng lên bằng nhiều chính sách thu hút khách hàng, nhưng tốc độ tăng dư
54
nợ DN lại cao hơn, điều này khiến tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ DN giảm. Vào năm 2013 nguồn vốn huy động đã giảm do lãi suất giảm nhưng dư nợ vẫn tiếp tục tăng, nên cứ100 đồng dư nợ DN thì chỉcó 11 đồng từ nguồn vốn huy động.
Tóm lại, dựa vào tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ DN cho thấy chính sách huy động vốn và sử dụng vốn cho tín dụng DN của BIDV Hậu Giang chưa hài hòa nhau. Sử dụng vốn điều chuyển để đi cho vay sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của Ngân hàng, do phải trả chi phí cao hơn. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách kịp thời để gia tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vốn của Ngân hàng.
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Hậu Giang 2011- 2013.
Hình 4.6 Biểu đồ tăng trưởng các chỉ số đánh giá tín dụng DN tại BIDV Hậu Giang trong 3 năm 2011-2013.
4.4.2 Vòng quay vốn tín dụng
Nhìn vào bảng 4.7 cho thấy vòng quay vốn tín dụng tại BIDV Hậu Giang giảm trong 3 năm 2011-2013, giảm từ 2,13 vòng xuống còn 1,16 vòng. Cho thấy khả năng thu hồi vốn đầu tư lâu hơn, chủ yếu do các khoản vay ngắn hạn khó thu hồi nợ, cũng như sự thay đổi về cơ cấu thời hạn tín dụng cho vay nên vòng quay ngắn hơn. Bên cạnh đó, qua sự sụt giảm chỉ số này còn phản ảnh tình hình tổ chức quản lý vốn kém hiệu quả của Ngân hàng, chất lượng tín dụng không cao. 3% 1% 16% 18% 15% 11% 93% 85% 88% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 Năm Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ vốn huy động trên dư nợ DN Hệ số thu nợ
55
4.4.3 Hệ số thu nợ doanh nghiệp
Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như thiện chí trả nợ của khách. Dựa vào bảng 4.7, kết hợp với biểu đồ hình 4.7 cho thấy hệ số thu hồi nợ của BIDV Hậu Giang có biến động, nhưng nhìn chung công tác thu hồi nợ DN còn ở mức thấp vì hệ số thu nợtrong 3 năm đều gần 85%, điều này có nghĩa cứ bình quân cho vay 100 đồng thì sẽ thu về được trên 85 đồng. Kết quả thu hồi nợ năm 2011 là cao nhất trong 3 năm với 92,55%, có được kết quả trên là do sựđóng góp của những khoản nợnăm 2010 được thu hồi ở những năm sau tương đối lớn. Mặt khác, năm 2011 ngân hàng ngày càng tập trung vào cho vay ngắn hạn nhiều hơn để tăng tính thanh khoản cho ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động. Nhưng 2 năm sau đó, 2012 và 2013 hệ số thu nợ đã giảm xuống với hệ số thu nợ DN lần lượt là 84,75% và 87,75%. Nguyên nhân do tình hình DN gặp khó khăn, nên khả năng thu hồi nợ bịảnh hưởng.
Nhìn chung, hệ số thu nợ DN của BIDV Hậu Giang đạt hiệu quả, nhưng còn tiềm ẩn nhiều bất trắc. Do vậy, nếu muốn ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh, có thể mở rộng cho vay thêm và thu được nhiều lợi nhuận thì những năm về sau ngân hàng chú trọng công tác thu hồi nợ, đặc biệt là khâu lựa chọn khách hàng, đến việc theo dõi nhắc nhở khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích trong hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi nợ.
4.4.4 Tỷ lệ nợ xấu
Hiện nay vấn đề nợ xấu và giải quyết nợ xấu đang là vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất. Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 22/4/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, ngân hàng nhà nước khuyến cáo tỷ lệ nợ xấu không nên quá 5% đểđảm bảo an toàn. Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp thường biến động bất thường và khó lường trước được vì đây là thành phần dễ bịảnh hưởng nhất mỗi khi nền kinh tế biến động. Tỷ lệ nợ xấu trong 2 năm 2011, và 2012 nằm trong mức an toàn. Tuy nhiên, đến năm 2013 đã vượt quá xa mức cho phép, với 15,60%. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng như hiện nay phải kể đến hệ quả của việc ngân hàng đã có một thời gian chạy theo lợi nhuận bằng việc duy trì chính sách tăng trưởng tín dụng cao. Để đạt được mục tiêu trên ngân hàng đã theo đuổi nhiều chính sách chứa đựng rủi ro, công tác quản lý tín dụng của ngân hàng cũng còn nhiều bất cập, đặc biệt trong khâu thẩm định, giám sát và quản lý vốn vay.
56
Bảng 4.8 Tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn tín dụng, hình thái DN, ngành kinh tế, loại tiền cho vay tại BIDV Hậu Giang 2011-2013.
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Hậu Giang 2011- 2013.
Chú thích: Tỷ giá thời điểm 31/12/2011; 31/12/2012 là 20.828 VND/USD, 31/12/2013 là 21.036 VND/USD
Chỉ tiêu Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%)
2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Thời hạn tín dụng 1.704.628 2.231.976 2.657.337 49.499 26.914 414.552 2,90 1,21 15,60 Ngắn hạn 1.453.047 2.015.658 1.611.401 36.638 26.241 320.685 2,52 1,30 19,90 Trung hạn 134.446 115.679 297.135 12.861 673 54.177 9,57 0,58 18,23 Dài hạn 117.135 100.639 748.801 0 0 39.690 0 0 5,30 Hình thái DN 1.704.628 2.231.976 2.657.337 49.499 26.914 414.552 2,90 1,21 15,60 DNNN 23.030 673 0 673 673 0 2,92 100,00 x Công ty TNHH 1.053.840 1.375.901 1.518.307 16.478 6.431 80.713 1,56 0,47 5,32 DNTN 138.577 173.173 177.988 32.348 310 0 23,34 0,18 0 Cty CP, HTX 489.181 682.229 961.042 0 19.500 333.839 x 2,86 34,74 Ngành kinh tế 1.704.628 2.231.976 2.657.337 49.499 26.914 414.552 2,90 1,21 15,60 Nuôi trồng thủy sản 229.617 278.548 139.007 0 0 18.100 x x 13,02