7. Kết luận:
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
+Ban giám đốc
- Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm về việc điều hành kinh doanh của toàn công ty.
- Phó giám đốc: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, giúp giám đốc trong việc quản lý công ty, phụ trách đôn đốc kiểm tra các phòng ban và theo dõi các hoạt động về tài chính và kinh doanh của công ty.
+ Các phòng ban
- Phòng Kinh doanh: Làm tham mưu cho Giám đốc về tổ chức, điều hành kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, trực tiếp nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu hàng hóa của cửa hàng và nhu cầu thị trường.
- Phòng Kế toán: Tổng hợp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả và các khoản thanh toán khác. Có trách nhiệm giúp giám đốc trong việc quản lý tài chính và thực hiện chế độ hạch toán theo qui định của công ty và Nhà nước. Định kỳ gửi báo cáo lên cấp trên.
- Phòng Tổ chức – Hành chánh: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân sự của công ty, lưu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm về văn thư, công văn, văn bản…
- Phòng Công nghệ thông tin: Nhiệm vụ đảm bảo hệ thống mạng máy tính của công ty luôn ở trong tình trạng bảo mật, hoạt động ổn định, phục vụ công việc tốt nhất; hỗ trợ người dùng các phần mềm, phần cứng, bảo mật; thiết kế các phần mềm bổ sung cho các đơn vị; mua sắm mới các thiết bị công nghệ thông tin.
- Phòng Kế hoạch –Marketing:
Công tác thống kê, kế hoạch: xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung và ngắn hạn của toàn công ty. Tổ chức công tác thống kê và theo dõi việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của các đơn vị và toàn công ty, thiết lập hệ thống báo cáo nội bộ, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chế độ báo cáo của các đơn vị. Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, báo cáo thống kê, hợp đồng kinh tế. Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cải tiến các qui định, qui trình kinh doanh nhằm đảm sự thỏa mãn khách hàng và hiệu quả của công ty. Lập các hợp đồng mua bán và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, lập thủ tục liên quan đến công tác xuất nhập khẩu.
Công tác nghiên cứu thị trường: hướng dẫn kết hợp với các đơn vị bán hàng thực hiện tổ chức công tác nghiên cứu, phân tích tình hình cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả.
Công tác marketing: xây dựng và triển khai, kiểm tra các chương trình marketing–mix. Phối hợp với các bộ phận khác triển khai kế hoạch nhằm đạt mục tiêu. Xây dựng các chương trình quảng bá và nâng cao hìnhảnh của công ty, xây dựng thương hiệu.
- Các cửa hàng và chi nhánh: ngoài nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh các ngành hàng theo qui định, còn có nhiệm vụ nắm bắt thông tin theo nhu cầu thị trường, cảm nhận những biến động của thị trường để kịp phản ánh lên ban giám đốc mọi tình hình về ngành hàng của mìnhđảm nhận.