Những biến động của nền kinh tế và thị trƣờng chứng khoán cho thấy,Bộ phận quản lý rủi ro có vai trò rất quan trọng trong việc đƣa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh chính tại TVSI.. Trƣớc mắt, Bộ phận Quản lý rủi ro sẽ trực thuộc Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ và có nhiệm vụ giám sát độc lập với những bộ phận thực hiện các hoạt động làm phát sinh rủi ro. Về lâu dài, Bộ phận Quản lý rủi ro có thể tách riêng thành phòng độc lập, trực thuộc Giám đốc công ty.
Quản lý rủi ro tại TVSI tốt sẽ bảo đảm khả năng thanh khoản và dự báo đƣợc các mức độ rủi ro nói chung cho TVSI. Quản lý rủi ro giúp bảo đảm mức độ rủi ro mà TVSI gánh chịu không vƣợt quá khả năng về vốn và tài chính.. Hoạt động quản lý rủi ro tại TVSI có thể tuân thủ theo một trình tự gồm 4 giai đoạn sau:
Xác định rủi ro: Các rủi ro mà TVSI gặp phải và nguồn gốc của các rủi ro cần phải đƣợc nhận biết và xác định chi tiết; khả năng chấp nhận rủi ro của TVSI cần đƣợc nhận định và mô tả dựa trên các động thái của thị trƣờng tài chính nói chung và mục tiêu kinh doanh nói riêng.
Định lƣợng rủi ro: Công tác định lƣợng rủi ro phải đƣợc thiết kế chặt chẽ đối với từng nghiệp vụ sao cho thể hiện đƣợc tất cả những rủi ro trọng yếu hoặc có thể phát sinh.
Công tác định lƣợng rủi ro cần thực hiện song song tại từng nghiệp vụ và các bộ phận giám sát, sao cho đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời làm công tác phát triển nghiệp vụ và ngƣời giám sát. Qua đó các bộ phận liên quan đề xuất tỉ lệ trích lập phòng ngừa rủi ro đối với mỗi loại hình kinh doanh.
Quản lý rủi ro: Các giới hạn rủi ro phải thống nhất với các chính sách của TVSI và các giới hạn đã đƣợc phê duyệt. Quản lý rủi ro cũng cần bảo đảm các hoạt động kinh doanh của TVSI không phải gánh chịu những rủi ro làm ảnh hƣởng đến mục tiêu kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
Kiểm soát rủi ro: Các báo cáo về rủi ro cần phải cung cấp những thông tin thích hợp, chính xác và kịp thời về tình trạng rủi ro của TVSI cho Ban lãnh đạo TVSI
Việc thành lập một bộ phận quản lý rủi ro có chức năng đánh giá, kiểm soát và đƣa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh chính tại TVSI thời điểm hiện tại là rất hợp lý và cấp thiết. Trƣớc mắt, Bộ phận Quản lý rủi ro sẽ trực thuộc Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ và có nhiệm vụ giám sát độc lập với những bộ phận thực hiện các hoạt động làm phát sinh rủi ro. Về lâu dài, Bộ phận Quản lý rủi ro có thể tách riêng thành phòng độc lập, trực thuộc Giám đốc công ty.