1.2.4.1. Điều kiện mang tính nhân tố: Nguồn nhân lực, Nguồn chi thức, Nguồn vốn, Nguồn lực Công nghệ
a, Nguồn nhân lực
Lợi thế cạnh tranh về yếu tố nguồn nhân lực trong lĩnh vực chứng khoán thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ: quy mô đào tạo hàng năm, trình độ, kỹ năng của đội ngũ sinh viên đƣợc đào tạo trong lĩnh vực chứng khoán khi ra trƣờng và khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của các CTCK ở một nƣớc; số lƣợng các chuyên gia chứng khoán, các nhà quản lý công ty giàu kinh nghiệm, có trình độ cao; các chuyên viên nƣớc ngoài đến làm việc. Lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ theo bằng cấp, mà còn thể hiện ở động cơ, ý thức và tác phong làm việc, khả năng học tập và tự đào tạo, mức độ cam kết với ngành. Các phẩm chất quan trọng của nguồn nhân lực có thể kể ra là sự trung thực, độ tin cậy, tính cẩn thận và tinh thần sẵn sàng tiếp thu tƣ tƣởng mới trong quá trình đáp ứng về dịch vụ của khách hàng.
Đánh giá về nguồn nhân lực còn bao gồm cả việc đánh giá các chỉ tiêu nhƣ mức lƣơng bình quân, các chế độ lƣơng thƣởng, thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động, các quy định có liên quan và so sánh với điều kiện ở các nƣớc có môi trƣờng tƣơng đƣơng.
b, Nguồn lực tri thức
Nguồn lực tri thức trong lĩnh vực chứng khoán thể hiện ở số lƣợng các trƣờng đại học, các viện đào tạo và nghiên cứu về chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán; số lƣợng và chất lƣợng các ấn phẩm khoa học, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán; các cơ sở dữ liệu, các trung tâm lƣu trữ và cung cấp thông tin trong lĩnh vực chứng khoán; các tổ chức đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá tác động của nguồn lực tri thức đến lợi thế cạnh tranh của CTCK có thể bao gồm: các công trình nghiên cứu hàng năm trong lĩnh vực
chứng khoán và mức độ ứng dụng cũng nhƣ khả năng tạo ra những cải tiến và đổi mới đối với các hoạt động của CTCK; hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động của các doanh nghiệp và hiệu quả cung cấp thông tin đầu vào để xử lý các số liệu và dữ kiện liên quan đến mức độ rủi ro của khách hàng…
c, Điều kiện về vốn
Điều kiện này thể hiện rõ nhất ở sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia. Điều kiện về vốn còn đƣợc thể hiện qua mức tiết kiệm trong dân cƣ phản ánh tổng quan về lƣợng cung vốn của nền kinh tế, khả năng huy động các nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài.
d, Điều kiện về công nghệ
Công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, là thành phần quan trọng nhất trong các yếu tố cơ sở hạ tầng cần thiết trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán. Môi trƣờng công nghệ thông tin quốc gia có thể đƣợc phản ánh thông qua các chỉ tiêu nhƣ số lƣợng và trình độ nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin; dung lƣợng đƣờng truyền quốc gia; tính ổn định của đƣờng truyền; các quy định pháp lý liên quan đến bảo mật, đến các giao dịch điện tử; mức độ tin học hóa trong các doanh nghiệp cũng nhƣ các cơ quan quản lý; mức độ tin học hóa trong cộng đồng dân cƣ (thể hiện qua trình độ sử dụng công nghệ thông tin của ngƣời dân, số lƣợng máy tính trên đầu ngƣời…). Đây là những điều kiện mang tính cơ sở cho việc triển khai các dịch vụ hiện đại.
1.2.4.2 . Điều kiện về cầu
Ngành chứng khoán là một ngành dịch vụ cung cấp một số lƣợng lớn, đa dạng các loại hình dịch vụ khác nhau. Cầu đối với dịch vụ chứng khoán vì thế cũng rất đa dạng và phong phú. Khách hàng của CTCK là các tổ chức lớn trong nƣớc và nƣớc ngoài và một bộ phận lớn cƣ dân. Đánh giá về cầu đối với dịch vụ chứng khoán vì thế là một việc làm rất phức tạp. Cầu trong nƣớc trên phƣơng diện là một yếu tố trong môi trƣờng quốc gia tác động đến năng lực cạnh tranh của hệ thống các CTCK ở những khía cạnh sau:
Cấu trúc cầu trong nƣớc đối với các dịch vụ chính của CTCK là: cầu
Quy mô của tổng cầu và tốc độ tăng trƣởng cũng nhƣ mức độ bão hòa của
cầu: là yếu tố kích thích đầu tƣ và thu hút những thành viên mới tham gia thị trƣờng.
Cơ chế chuyển đổi cầu trong nƣớc thành cầu quốc tế và ngƣợc lại là một
khía cạnh mới khi nghiên cứu về cầu. Nhu cầu đối với các sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ tài chính, chứng khoán có khả năng di chuyển rất cao cùng với sự di chuyển của các luồng vốn quốc tế, các hoạt động thanh toán quốc tế làm cho cầu trong nƣớc và cầu quốc tế có mối liên hệ rất mật thiết.
1.2.4.3. Sự phát triển của các ngành liên quan và phụ trợ
Chứng khoán là ngành liên quan đến nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Những ngành có mối quan hệ phụ trợ và có liên kết mật thiết có thể kể đến là ngân hàng - tài chính, công nghệ thông tin, bƣu chính viễn thông, dịch vụ kiểm toán…
Trình độ phát triển của các ngành liên quan và phụ trợ kể trên có tác động trực tiếp đến sự phát triển của lĩnh vực chứng khoán. Thị trƣờng tiền tệ hay các định chế tài chính phát triển vừa tạo áp lực buộc ngành chứng khoán phát triển, mặt khác tạo ra cơ hội hợp tác nghiên cứu, triển khai những ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nói chung, nhờ đó các bên cùng có lợi và cùng phát triển.
Bƣu chính viễn thông, công nghệ thông tin phát triển sẽ tạo lợi thế cho ngành chứng khoán trong việc tiến hành cải cách, đổi mới nhằm giảm chi phí giao dịch, ứng dụng công nghệ hiện đại tạo cơ sở cho sự khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ.
Dịch vụ kiểm toán cũng là ngành phụ trợ quan trọng của ngành chứng khoán. Dịch vụ kiểm toán phát triển sẽ góp phần tăng cƣờng công tác thẩm định báo cáo tài chính của các CTCK, về năng lực tài chính của các doanh nghiệp tham gia trên các sàn giao dịch và ngoài sàn giao dịch, trên cơ sở đó kiểm soát chặt chẽ đƣợc tính chính xác của thông tin tài chính.
1.2.4.4. Yếu tố kinh tế vĩ mô
Trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính - chứng khoán, môi trƣờng kinh tế vĩ mô có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của toàn bộ hệ thống các CTCK. Vì thế, khi phân tích về năng lực cạnh tranh của các CTCK, chúng ta không thể không phân tích đến các yếu tố của môi trƣờng kinh tế vĩ mô.
Chứng khoán là một ngành chứa đựng nhiều rủi ro. Mỗi một biến động bất lợi của môi trƣờng kinh tế vĩ mô đều có thể ảnh hƣởng đến hoạt động bình thƣờng của các CTCK và tâm lý của các nhà đầu tƣ. Một nƣớc có nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trƣởng cao, các chỉ số về lạm phát, lãi suất, tỷ giá phát triển ổn định sẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của TTCK nói chung và các CTCK nói riêng. Ngƣợc lại, sự bất ổn về kinh tế có thể tạo ra sự dè dặt, co cụm những nỗ lực đầu tƣ của các CTCK cũng nhƣ của khách hàng.
Nghiên cứu các chỉ tiêu của môi trƣờng kinh tế vĩ mô cũng nhƣ chiều hƣớng phát triển của toàn bộ nền kinh tế còn là cơ sở quan trọng để các nhà chiến lƣợc hoạch định chiến lƣợc đầu tƣ, đổi mới của mình.
1.2.4.5. Yếu tố văn hóa, xã hội
Năng lực cạnh tranh, đặc biệt là năng lực cạnh tranh quốc tế của một ngành có thể bị tác động rất nhiều bởi một số yếu tố về văn hóa, xã hội. Những đặc điểm đó tác động đến nhiều mặt của một ngành và trong lĩnh vực chứng khoán, tác động đến nhiều nhất đến yếu tố con ngƣời thông qua việc tác động đến nhu cầu và nguồn nhân lực.
Những đặc điểm xã hội ảnh hƣởng đến cầu đối với dịch vụ chứng khoán có thể kể đến nhƣ lòng tin của dân chúng, thói quen tiêu dùng và tiết kiệm, trình độ dân trí và mức độ hiểu biết về các dịch vụ chứng khoán, mức thu nhập của ngƣời dân. Bên cạnh đó, những đặc điểm về văn hóa (quan điểm về doanh nhân và kinh doanh, về sự giàu có, về sự thăng tiến, đạo đức nghề nghiệp, học tập và tự đào tạo, sự gắn bó với nghề nghiệp, quan điểm về rủi ro và sự thất bại) tạo ra ảnh hƣởng đến cầu dịch chứng khoán, theo đó tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
1.3. KINH NGHIỆM CTCK NƢỚC NGOÀI TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ( Trƣờng hợp Tập đoàn Merrill Lynch)