Từ ngày 20/4/2010 trở đi, các CTCK chính thức chỉ đƣợc bán chứng khoán ngày t+4 thay vì t+3 nhƣ phần lớn công ty tự ý triển khai. Sự công bằng đƣợc thiết lập sẽ tạo đƣợc tâm lý tin tƣởng và thoải mái hơn cho nhà đầu tƣ. Không chỉ vậy, việc bán chứng khoán ngày t+2 đƣợc UBCKNN sớm thông qua, sẽ tăng thêm tính thanh khoản cho thị trƣờng. Ngoài ra, việc sử dụng đòn bẩy tài chính ( hay còn gọi là giao dịch ký quỹ margin trading) đƣợc cơ quan quản lý hƣớng dẫn cụ thể sẽ đƣa thị trƣờng vào nền nếp, quy củ. Hiện nay, phần lớn các CTCK đều cho khách hàng sử dụng sản phẩm này theo tỷ lệ khá”bừa bãi”, để gia tăng lợi nhuận. Khi thị trƣờng lao dốc, đòn bẩy tài chính trở thành”quả đắng” cho nhà đầu tƣ và một bài toán quản trị rủi ro không chỉ đặt ra cho ngƣời sử dụng mà còn cho cả các nhà quản lý
Trận chiến công nghệ giữa các CTCK sẽ không ngừng tiếp diễn khi giao thức kết nối gateway vào Sở GDCK đƣợc áp dụng đồng loạt, kể cả sàn HNX từ ngày 1/6. Việc xóa bỏ hết đại diện sàn, đánh dấu một cuộc đua tranh giữa các CTCK về chất lƣợng công nghệ, ứng dụng phần mềm thông minh để đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của khách hàng. Thị trƣờng sắp trở nên “hoàn hảo” ngoại trừ một vấn nạn chƣa thể bị ngăn chặn: các giao dịch nội gián, thao túng giá vẫn diễn ra công khai. Điển hình nhƣ các vụ mua bán không công bố thông tin của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn. Gần đây là trƣờng hợp của cổ đông lớn công ty Vinavico (CTM), số tiền phạt 15 triệu đồng chƣa bằng 2% giá trị giao dịch, không có tác dụng răn đe triệt để. Những thay đổi quan trọng kể trên sẽ tác động mạnh tới bộ phận môi giới khi việc đặt lệnh và truyền lệnh đƣợc hiện đại hóa và đội ngũ nhập lệnh sẽ tinh giản gọn nhẹ. Giờ đây, nhiệm vụ chính của nhân viên môi giới (NVMG) là chăm sóc khách hàng “tận răng”: chuẩn bị hồ sơ giấy tờ, tƣ vấn đầu tƣ, thu xếp margin. Trách nhiệm NVMG luôn song hành với quyền lợi của họ - mức hoa hồng trên doanh số, cũng
“thiên biến vạn hóa” tùy vào chính sách công ty.
Nhƣ một xu thế tất yếu, những vụ sáp nhập, mua bán giữa các CTCK sẽ bùng nổ để cấu thành những pháp nhân có tiềm lực tài chính mạnh, sức cạnh tranh tốt, loại bỏ những mô hình hoạt động kém hiệu quả, đồng thời tận dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của các CTCK cũ. Vụ M&A đƣợc biết đến gần đây nhất là việc CTCP Him Lam và Ngân hàng TMCP Liên Việt mua thâu tóm 55% cổ phần CTCK Viettranimex (thành lập năm 2009, vốn điều lệ 125 tỷ đồng), và đổi tên thành CTCK Liên Việt. M&A giữa các CTCK cũng có nghĩa sẽ tăng thêm sự lựa chọn tốt hơn cho nhà đầu tƣ trong bối cảnh sự tồn tại của mô hình các CTCK vẫn đƣợc ƣa chuộng hơn và lấn át các công ty quản lý quỹ.
Quá trình thanh lọc tổ chức kinh doanh chứng khoán ngày càng khốc liệt: chỉ có 79 CTCK hoạt động lành mạnh. Áp lực cạnh tranh từ các công ty trong TOP 10 rất khốc liệt. Nhiều công ty không đủ điều kiện hoạt động hoặc rút lui khỏi thị trƣờng. Số CTCK lỗ lũy kế trong năm 2013 là 63% giảm so với 70% công ty lỗ năm 2012.
Những phân tích trên đây cho thấy tính tất yếu cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTCK đang hoạt động trên TTCK Việt Nam nói chung và TVSI nói riêng là một điều hết sức cần thiết, nó đòi hỏi các CTCK phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trƣớc những diễn biến phức tạp của thị trƣờng và trƣớc những cuộc thanh lọc lớn đối với các CTCK khi mà tốc độ hội nhập của Việt Nam đang không ngừng chuyển biến mạnh.
Với hơn 100 Công ty chứng khoán cùng hoạt động sẽ làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, các đối thủ cũng đang áp dụng các hoạt động tăng vốn và đầu tƣ công nghệ, làm cho thế mạnh phần mềm bị chèn ép mạnh, bên cạnh đó là sự cạnh tranh phí giao dịch, cạnh tranh về hoạt động môi giới, tự doanh ngày càng gia tăng.
Trình độ của nhà đầu tƣ ngày càng nâng lên, yêu cầu cao về dịch vụ hỗ trợ tƣ vấn thông tin, ứng trƣớc và chuyển tiền nhanh, chia sẻ cơ hội đầu tƣ và đƣợc cung cấp các thông tin đầu tƣ tốt, đây là vấn đề mà TVSI vẫn chƣa khắc phục đƣợc.
Tính bất ổn của Thị trƣờng Tiền tệ & Tín dụng trong vấn đề lãi suất đã kéo theo sự bất ổn định trong TTCK, giá các cổ phiến biến động mạnh trong khi hệ
thống quản trị rủi ro còn chƣa đƣợc hoàn thiện, điều này sẽ tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Vấn đề chính sách nhân sự cũng đang đƣợc đặt ra gây đau đầu các nhà quản lý, khi mà các đối thủ cũng đang hoàn thiện bộ máy nhân sự, và họ cần những nhân sự kinh nghiệm và có trình độ cao. Dẫn đến việc lôi kéo các nhận sự cao cấp ra đi, trong khi chính sách của Công ty lại chƣa mang tính đồng nhất và còn yếu trong khâu quản lý.