Việc phân tích năng lực cạnh tranh của một CTCK trong nƣớc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhất thiết phải đƣợc gắn với việc phân tích năng lực cạnh tranh của CTCK nƣớc ngoài điển hình. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả nghiên cứu trƣờng hợp Tập đoàn Merrill Lynch.
Đƣợc thành lập năm 1914 dƣới tên Charles E. Merrill & Co, đến nay, sau gần 100 năm hoạt động, đội ngũ nhân viên của Merrill Lynch đã lên đến hơn 63.100 ngƣời. Merrill Lynch nằm trong số các công ty hàng đầu về chứng khoán, quản lý tài sản, tƣ vấn và hoạt động trên thị trƣờng vốn hàng đầu của Mỹ và thế giới.
Mạng lƣới hoạt động của Merrill Lynch trải trên 40 quốc gia với các văn phòng đại diện và các công ty thành viên. Có thể coi đó là sức mạnh trên thị trƣờng toàn cầu của doanh nghiệp này. Tính đến hết quý 1 năm 2008, Merrill Lynch đạt doanh thu ròng khoảng 2,9 tỷ USD, tổng giá trị tài sản quản lý ƣớc đạt 1,6 nghìn tỷ USD, tổng vốn cổ đông là 36,5 tỷ USD và hiện đang xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng Fortune 500.
Mã chứng khoán niêm yết của Merrill Lynch là MER đã trở nên quen thuộc và tiếng nói của Merrill Lynch có uy tín lớn trên toàn thế giới. Merrill Lynch đã đƣa ra một vài nhận định về TTCK Việt Nam, trong đó chính xác có, nhầm lẫn cũng có bởi TTCK Việt Nam còn non trẻ, chƣa đủ lớn và chƣa đủ trải nghiệm để vận hành theo đúng những quy luật hiện hành của chứng khoán quốc tế.
Để có thể đƣa ra đƣợc một đánh giá khái quát về sức cạnh tranh của Merrill Lynch, cần thiết phải đi sâu hơn vào các hoạt động và quản trị công ty của Merrill Lynch.