Các đơn vị kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kv trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 76)

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.24. Các đơn vị kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Địa bàn HTX KD điện Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước 1 TP Hải Dương 05 01 2 Huyện Bình Giang 02 02 01 3 Huyện Cẩm Giàng 03 01 01 4 Huyện Thanh Miện 01 01 5 Huyện Tứ Kỳ 01 01 01 6 Huyện Gia Lộc 02 01

7 Huyện Ninh Giang 01

8 Huyện Thanh Hà 05 01

9 Huyện Kim Thành 03 06 01

10 Huyện Kinh Môn 04 01

11 Huyện Nam Sách 02 13 01

12 TX. Chí Linh 01

Tổng số 17 34 12

(Nguồn: Phòng Quản lý điện năng – Sở Công Thương Hải Dương)

- Tuy nhiên, các tổ chức quản lý kinh doanh điện chưa thật sự có hiệu quả kinh tế, xã hội, do các mô hình kinh doanh điện chủ yếu hoạt động kinh doanh trong địa bàn phạm vi nhỏ, chưa quan tâm và làm tốt công tác đầu tư

phát triển hệ thống lưới điện như: đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện. Có những doanh nghiệp chỉ quản lý bán điện cho khoảng 60 khách hàng điện sinh hoạt, với sản lượng khoảng 10.000kWh/tháng, doanh thu thuần từ bán tiền

điện khoảng 15 triệu đồng/tháng.

- Nguồn cung cấp điện chưa đáp ứng kịp thời với tình hình phát triển của phụ tải khách hàng sử dụng điện, trong việc thực hiện vai trò, chức năng của thị

trường điện trong cơ chế thị trường. Vào các giờ cao điểm, thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải trong hệ thống lưới điện, gây mất điện ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Do đội ngũ cán bộ quản lý chủ yếu xuất thân từ các mô hình hợp tác xã kinh doanh điện nên trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế. Dẫn đến tình trạng trong quá trình hoạt động kinh doanh đôi khi còn chưa theo các quy định của Nhà nước như: giá bán điện, áp giá bán điện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 còn chưa đúng quy định, giải quyết các thắc mắc của khách hàng sử dụng điện còn chưa rõ ràng nên đôi khi gây nên bức xúc cho khách hàng sử dụng điện, dẫn đến tình trạng khiếu kiện của khách hàng với cơ quan quản lý nhà nước.

- Không phát huy được việc huy động các nguồn lực của xã hội cho công tác phát triển hệ thống lưới điện, như thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong việc xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện. Hệ thống lưới

điện còn chưa đồng bộ, ngày càng xuống cấp có nguy cơ xảy ra mất an toàn

điện và tổn thất hệ thống lưới điện còn cao.

- Việc cập nhật hệ thống các văn bản điều hành, các chế độ chính sách của Nhà nước còn rất yếu kém, rất nhiều các cán bộ chủ chốt còn chưa biết sử

dụng máy vi tính. Chế độ báo cáo định kỳ hàng năm với cơ quản quản lý nhà nước còn chưa thực hiện nghiêm túc.

4.2.3. Đánh giá chung v hiu lc qun lý nhà nước trong kinh doanh đin đến 35kV ca S Công Thương Hi Dương 35kV ca S Công Thương Hi Dương

Qua thực trạng quản lý nhà nước, hiệu lực quản lý nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kV của Sở

Công Thương ta thấy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện

đến 35kV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm luôn được Đảng ủy, Ban Giám

đốc Sở đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Từ khi hợp nhất Sở Thương mại-Du lịch và Sở

Công nghiệp thành Sở Công Thương đến nay, các chếđộ chính sách của Nhà nước về hoạt động kinh doanh điện đến 35kV liên tục được thay đổi, đội ngũ quản lý tại các tổ chức kinh doanh điện đa số trình độ quản lý còn yếu kém, hệ thống lưới điện cũ nát…nhưng bằng sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ, công chức, Sở Công Thương

đã đạt được một số thành quảđáng khích lệ trong công tác quản lý các tổ chức kinh doanh điện đến 35kV. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả công tác quản lý của Sở Công Thương trong những năm qua, qua kết quả thực hiện công tác quản lý và qua số liệu điều tra: 100% các tổ chức kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh có Giấy phép hoạt động kinh doanh điện, trên 90% các tổ chức kinh doanh điện chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh điện năng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số hạn chế trong công tác quản lý của Sở

Công Thương dẫn đến một số vấn đề bức xúc không được giải quyết như: tình hình vi phạm hàng lang lưới điện còn cao, không xử lý triệt để các điểm vi phạm, gây nguy cơ xảy ra tình trạng mất an toàn cho người và tài sản; chưa phổ biến, tuyên truyền và triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới của Nhà nước; công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức, chế độ xử phạm còn chưa mang tính chất răn đe.

4.3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kV trên địa bàn tỉnh Hải Dương

4.3.1. Định hướng

- Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Sở Công Thương, đảm bảo sự điều hành thống nhất, thông suốt và kịp thời.

+ Nội dung chủ yếu: Đánh giá thực trạng quản lý điều hành của Sở Công Thương, tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm như hành lang lưới điện, giải phóng mặt bằng, thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện quy chế dân chủ…Rà soát, bổ sung phân cấp quản lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trực thuộc Sở, phát huy tính chủđộng và trách nhiệm theo thẩm quyền phân cấp quản lý; Thực hiện chếđộ

công khai dân chủ và công tác tuyên truyền cho dân biết dân rõ.

- Tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác phòng chống tham nhũng.

- Nội dung chủ yếu: Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện công khai, dân chủ. Tập trung làm tốt công tác thanh tra về thực hiện giá và áp giá bán điện, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chống tham nhũng… Xử lý nghiêm minh đối với cán bộ công chức, viên chức lợi dụng chức vụ để tham nhũng gây nhũng nhiễu, thất thoát, lãng phí. Phối hợp chặt chẽ,

đồng bộ giữa công tác thanh tra với công tác kiểm tra giám sát của đảng;

- Tham mưu đẩy nhanh quá trình phát triển thị trường điện cạnh tranh, giá bán điện theo cơ chế thị trường.

Hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh là chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam, đã thể hiện trong Luật Điện lực năm 2004 và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 được cụ thể hóa trong Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình và các điều kiện hình thành phát triển các cấp độ

thị trường điện lực tại Việt Nam. Theo quyết định trên, thị trường điện Việt Nam sẽ

hình thành và phát triển theo 3 cấp độ:

+ Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014); + Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2014-2022); + Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022).

4.3.2. Gii pháp

4.3.2.1. Xây dựng Đề án đổi mới mô hình tổ chức, quản lý kinh doanh điện theo chiều hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường

Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Đề án đổi mới mô hình HTX kinh doanh điện chuyển sang mô hình doanh nghiệp kinh doanh điện (bao gồm các Công ty TNHH, Công ty Cổ phần...).

Nội dung của Đề án gồm các bước thực hiện như sau:

* Thành lập Ban chuyển đổi mô hình tổ chức, QLKD điện (gọi tắt là Ban chuyển đổi). Ban chuyển đổi được thành lập ở hai cấp, cấp tỉnh và cấp huyện, thị

xã, thành phố.

* Xây dựng kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức, QLKD điện. Trên cơ sở

thực trạng của các địa phương, UBND huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch chuyển đổi đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; nội dung của kế hoạch bao gồm: thực trạng các HTX kinh doanh điện trên địa bàn; thời gian chuyển đổi; phương thức chuyển đổi và phân công trách nhiệm, thời hạn triển khai tổ chức thực hiện của các tổ chức, đơn vị liên quan, báo cáo UBND tỉnh xem xét phê duyệt.

* Xây dựng phương án chuyển đổi mô hình HTX kinh doanh điện, bao gồm các nội dung:

- Đơn vị lập phương án chuyển đổi HTX kinh doanh điện: Ban chuyển đổi phân công và hướng dẫn cấp dưới (hoặc các HTX, hoặc cơ quan chuyên môn giúp việc) lập phương án chuyển đổi đối với từng HTX trên địa bàn. Đối với các HTX đang tổ chức, quản lý kinh doanh điện có tài sản 100% của HTX thì theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 nguyện vọng và năng lực của hợp tác xã đó để xem xét chấp thuận cho tiếp tục tổ

chức, QLKD điện nhưng phải lập phương án chuyển đổi mô hình quản lý. - Nội dung của phương án chuyển đổi:

+ Đánh giá thực trạng hệ thống lưới điện bao gồm: Hồ sơ pháp lý; hồ sơ về

tài sản, quy mô đầu tư và nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện; hồ sơ về đất đai; hồ sơ về công nợ; báo cáo quyết toán tài chính tại thời điểm chuyển đổi; danh sách lao động và dự kiến về sử dụng lao động này sau khi chuyển đổi.

+ Thực hiện kiểm kê, xác định lại giá trị toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã đầu tư

và công nợ của HTX tại thời điểm chuyển đổi.

+ Lập phương án tổ chức QLKD, bao gồm: phương án quản lý sử dụng đất, phương án QLKD khai thác hệ thống lưới điện; dự kiến thời gian tổ chức, QLKD

điện; phương án phát triển và thực hiện các dịch vụ của, các phương án, yêu cầu khác nếu có. Trường hợp HTX đang được giao quản lý có nguyện vọng chuyển đổi mô hình thì phải có phương án về năng lực tài chính và thành lập doanh nghiệp theo quy định.

+ Đối với những HTX có khó khăn khi chuyển đổi thì đơn vị lập phương án chuyển đổi đề xuất cơ chế hỗ trợ theo quy định của pháp luật để việc chuyển đổi

được tiến hành thuận lợi.

+ Trách nhiệm - nghĩa vụ - quyền lợi các bên liên quan trước và sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình: HTX kinh doanh điện; doanh nghiệp tiếp nhận quản lý; chính quyền địa phương trên địa bàn; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhận, hộ kinh doanh có liên quan.

* Thẩm định phương án chuyển đổi mô hình HTX kinh doanh điện.

- Phương án chuyển đổi mô hình HTX kinh doanh điện do Ban chuyển đổi thẩm định và ra thông báo thẩm định phương án theo từng địa phương.

- Nội dung thông báo kết quả thẩm định bao gồm những nội dung cơ bản của phương án chuyển đổi mô hình HTX kinh doanh điện được phê duyệt.

- Ban chuyển đổi có trách nhiệm tổng hợp báo cáo các kết quả thẩm định phương án và các tài liệu có liên quan, những ý kiến trong Ban chuyển đổi chưa thống nhất, trình UBND cùng cấp xem xét, phê duyệt phương án chuyển đổi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 * Công khai phương án chuyển đổi mô hình HTX kinh doanh điện.

- Công khai phương án chuyển đổi sau khi đã được phê duyệt của UBND các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở UBND, xã, phường, thị

trấn có HTX chuyển đổi để các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhận có liên quan biết thực hiện.

- Ban chuyển đổi có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích, giải đáp các chủ

trương, chính sách có liên quan đến chuyển đổi; cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu để tham gia tiếp nhận tổ chức, QLKD điện.

- Quy định rõ thời gian công khai cung cấp hồ sơ tài liệu của phương án chuyển đổi, kể từ khi phương án được Ủy ban nhận dân cấp có thẩm quyền phê duyệt và có hiệu lực.

* Tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu thầu tổ chức, QLKD điện.

- Hồ sơ tham gia đấu thầu bao gồm: Đơn theo mẫu của Ban chuyển đổi; giới thiệu về đơn vị tham gia, năng lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh; phương án giải quyết các nội dung, yêu cầu, điều kiện của phương án chuyển đổi đã được cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt; quyền lợi trách nhiệm của các đối tượng liên quan trong thực hiện phương án; các đề xuất kiến nghị; các yêu cầu khác có liên quan của Ban chuyển đổi.

- Quy định thời gian bắt đầu, kết thúc nhận hồ sơ; cơ quan tiếp nhận hồ sơ. * Tổ chức đấu thầu lựa chọn tổ chức, QLKD điện.

- Ban chuyển đổi tổ chức đấu thầu lựa chọn tổ chức, QLKD điện theo phân cấp. Quy định rõ thời gian đầu thầu kề từ khi hết hạn nộp hồ sơ tham gia đấu thầu của các tổ chức.

- Căn cứ vào yêu cầu, phương án chuyển đổi đã được phê duyệt, Ban chuyển

đổi lập bảng điểm cho từng chỉ tiêu và chấm điểm cho từng chỉ tiêu, các chỉ tiêu chủ

yếu như: Năng lực tài chính; năng lực quản lý; phương hướng giải quyết các yêu cầu của phương án, khả năng đáp ứng các yêu cầu khác của Ban chuyển đổi; các cam kết...

- Đơn vị chúng thầu là doanh nghiệp đạt số điểm cao nhất. Ban chuyển đổi lập biên bản kết quả đấu thầu và công bố tên doanh nghiệp trúng thầu tổ chức, QLKD điện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 + Trường hợp đấu thầu có số điểm bằng nhau thì lựa chọn doanh nghiệp có số điểm về phương hướng giải quyết các yêu cầu của phương án, tổ chức, QLKD

điện cao hơn.

+ Trường hợp hết hạn nộp hồ sơ tham gia đấu thầu mà chỉ có 1 hồ sơ tham gia đấu thầu: nếu hố sơđáp ứng được các yêu cầu và đạt tối thiểu 50% số điểm trở

lên thì tự chọn, công nhận chúng thầu.

+ Hủy thầu: trong trường hợp hết thời hạn nộp hồ sơđấu thầu mà không có hồ sơ tham gia nộp đấu thầu hoặc có tình trạng gian lận, thông đồng của các bên tham gia đấu thầu, mời thầu gây cạnh tranh không lành mạnh, tiêu cực, mất ổn định thì Ban chuyển đổi thông báo hủy thầu và báo cáo UBND cùng cấp xem xét xử lý.

* Quyết định công nhận doanh nghiệp QLKD điện.

Sau khi đã có kết quả đấu thầu và xem xét lựa chọn giao các doanh nghiệp QLKD điện, Ban chuyển đổi tổng hợp báo cáo UBND cùng cấp ra quyết định công nhận doanh nghiệp QLKD điện, quyết định bao gồm các nội dung:

- Tên doanh nghiệp.

- Nội dung cơ bản của phương án chuyển đổi.

- Quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan. - Tổ chức thực hiện.

- Xử lý vi phạm nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng phương án đã được phê duyệt.

* Triển khai thực hiện quyết định

Doanh nghiệp có trách nhiệm: tiếp nhận toàn bộ hiện trạng hệ thống lưới

điện; thực hiện đúng nội dung phương án đã được phê duyệt; thực hiện nộp tiền thuê đất, sử dụng đất, hoàn trả kinh phí ngân sách hoặc đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện (nếu có) và nộp các khoản ngân sách khác theo quy định. Báo cáo định kỳ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kv trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)