4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2. Giải pháp
4.3.2.1. Xây dựng Đề án đổi mới mô hình tổ chức, quản lý kinh doanh điện theo chiều hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường
Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Đề án đổi mới mô hình HTX kinh doanh điện chuyển sang mô hình doanh nghiệp kinh doanh điện (bao gồm các Công ty TNHH, Công ty Cổ phần...).
Nội dung của Đề án gồm các bước thực hiện như sau:
* Thành lập Ban chuyển đổi mô hình tổ chức, QLKD điện (gọi tắt là Ban chuyển đổi). Ban chuyển đổi được thành lập ở hai cấp, cấp tỉnh và cấp huyện, thị
xã, thành phố.
* Xây dựng kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức, QLKD điện. Trên cơ sở
thực trạng của các địa phương, UBND huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch chuyển đổi đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; nội dung của kế hoạch bao gồm: thực trạng các HTX kinh doanh điện trên địa bàn; thời gian chuyển đổi; phương thức chuyển đổi và phân công trách nhiệm, thời hạn triển khai tổ chức thực hiện của các tổ chức, đơn vị liên quan, báo cáo UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
* Xây dựng phương án chuyển đổi mô hình HTX kinh doanh điện, bao gồm các nội dung:
- Đơn vị lập phương án chuyển đổi HTX kinh doanh điện: Ban chuyển đổi phân công và hướng dẫn cấp dưới (hoặc các HTX, hoặc cơ quan chuyên môn giúp việc) lập phương án chuyển đổi đối với từng HTX trên địa bàn. Đối với các HTX đang tổ chức, quản lý kinh doanh điện có tài sản 100% của HTX thì theo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 nguyện vọng và năng lực của hợp tác xã đó để xem xét chấp thuận cho tiếp tục tổ
chức, QLKD điện nhưng phải lập phương án chuyển đổi mô hình quản lý. - Nội dung của phương án chuyển đổi:
+ Đánh giá thực trạng hệ thống lưới điện bao gồm: Hồ sơ pháp lý; hồ sơ về
tài sản, quy mô đầu tư và nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện; hồ sơ về đất đai; hồ sơ về công nợ; báo cáo quyết toán tài chính tại thời điểm chuyển đổi; danh sách lao động và dự kiến về sử dụng lao động này sau khi chuyển đổi.
+ Thực hiện kiểm kê, xác định lại giá trị toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã đầu tư
và công nợ của HTX tại thời điểm chuyển đổi.
+ Lập phương án tổ chức QLKD, bao gồm: phương án quản lý sử dụng đất, phương án QLKD khai thác hệ thống lưới điện; dự kiến thời gian tổ chức, QLKD
điện; phương án phát triển và thực hiện các dịch vụ của, các phương án, yêu cầu khác nếu có. Trường hợp HTX đang được giao quản lý có nguyện vọng chuyển đổi mô hình thì phải có phương án về năng lực tài chính và thành lập doanh nghiệp theo quy định.
+ Đối với những HTX có khó khăn khi chuyển đổi thì đơn vị lập phương án chuyển đổi đề xuất cơ chế hỗ trợ theo quy định của pháp luật để việc chuyển đổi
được tiến hành thuận lợi.
+ Trách nhiệm - nghĩa vụ - quyền lợi các bên liên quan trước và sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình: HTX kinh doanh điện; doanh nghiệp tiếp nhận quản lý; chính quyền địa phương trên địa bàn; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhận, hộ kinh doanh có liên quan.
* Thẩm định phương án chuyển đổi mô hình HTX kinh doanh điện.
- Phương án chuyển đổi mô hình HTX kinh doanh điện do Ban chuyển đổi thẩm định và ra thông báo thẩm định phương án theo từng địa phương.
- Nội dung thông báo kết quả thẩm định bao gồm những nội dung cơ bản của phương án chuyển đổi mô hình HTX kinh doanh điện được phê duyệt.
- Ban chuyển đổi có trách nhiệm tổng hợp báo cáo các kết quả thẩm định phương án và các tài liệu có liên quan, những ý kiến trong Ban chuyển đổi chưa thống nhất, trình UBND cùng cấp xem xét, phê duyệt phương án chuyển đổi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 * Công khai phương án chuyển đổi mô hình HTX kinh doanh điện.
- Công khai phương án chuyển đổi sau khi đã được phê duyệt của UBND các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở UBND, xã, phường, thị
trấn có HTX chuyển đổi để các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhận có liên quan biết thực hiện.
- Ban chuyển đổi có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích, giải đáp các chủ
trương, chính sách có liên quan đến chuyển đổi; cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu để tham gia tiếp nhận tổ chức, QLKD điện.
- Quy định rõ thời gian công khai cung cấp hồ sơ tài liệu của phương án chuyển đổi, kể từ khi phương án được Ủy ban nhận dân cấp có thẩm quyền phê duyệt và có hiệu lực.
* Tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu thầu tổ chức, QLKD điện.
- Hồ sơ tham gia đấu thầu bao gồm: Đơn theo mẫu của Ban chuyển đổi; giới thiệu về đơn vị tham gia, năng lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh; phương án giải quyết các nội dung, yêu cầu, điều kiện của phương án chuyển đổi đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt; quyền lợi trách nhiệm của các đối tượng liên quan trong thực hiện phương án; các đề xuất kiến nghị; các yêu cầu khác có liên quan của Ban chuyển đổi.
- Quy định thời gian bắt đầu, kết thúc nhận hồ sơ; cơ quan tiếp nhận hồ sơ. * Tổ chức đấu thầu lựa chọn tổ chức, QLKD điện.
- Ban chuyển đổi tổ chức đấu thầu lựa chọn tổ chức, QLKD điện theo phân cấp. Quy định rõ thời gian đầu thầu kề từ khi hết hạn nộp hồ sơ tham gia đấu thầu của các tổ chức.
- Căn cứ vào yêu cầu, phương án chuyển đổi đã được phê duyệt, Ban chuyển
đổi lập bảng điểm cho từng chỉ tiêu và chấm điểm cho từng chỉ tiêu, các chỉ tiêu chủ
yếu như: Năng lực tài chính; năng lực quản lý; phương hướng giải quyết các yêu cầu của phương án, khả năng đáp ứng các yêu cầu khác của Ban chuyển đổi; các cam kết...
- Đơn vị chúng thầu là doanh nghiệp đạt số điểm cao nhất. Ban chuyển đổi lập biên bản kết quả đấu thầu và công bố tên doanh nghiệp trúng thầu tổ chức, QLKD điện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 + Trường hợp đấu thầu có số điểm bằng nhau thì lựa chọn doanh nghiệp có số điểm về phương hướng giải quyết các yêu cầu của phương án, tổ chức, QLKD
điện cao hơn.
+ Trường hợp hết hạn nộp hồ sơ tham gia đấu thầu mà chỉ có 1 hồ sơ tham gia đấu thầu: nếu hố sơđáp ứng được các yêu cầu và đạt tối thiểu 50% số điểm trở
lên thì tự chọn, công nhận chúng thầu.
+ Hủy thầu: trong trường hợp hết thời hạn nộp hồ sơđấu thầu mà không có hồ sơ tham gia nộp đấu thầu hoặc có tình trạng gian lận, thông đồng của các bên tham gia đấu thầu, mời thầu gây cạnh tranh không lành mạnh, tiêu cực, mất ổn định thì Ban chuyển đổi thông báo hủy thầu và báo cáo UBND cùng cấp xem xét xử lý.
* Quyết định công nhận doanh nghiệp QLKD điện.
Sau khi đã có kết quả đấu thầu và xem xét lựa chọn giao các doanh nghiệp QLKD điện, Ban chuyển đổi tổng hợp báo cáo UBND cùng cấp ra quyết định công nhận doanh nghiệp QLKD điện, quyết định bao gồm các nội dung:
- Tên doanh nghiệp.
- Nội dung cơ bản của phương án chuyển đổi.
- Quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan. - Tổ chức thực hiện.
- Xử lý vi phạm nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng phương án đã được phê duyệt.
* Triển khai thực hiện quyết định
Doanh nghiệp có trách nhiệm: tiếp nhận toàn bộ hiện trạng hệ thống lưới
điện; thực hiện đúng nội dung phương án đã được phê duyệt; thực hiện nộp tiền thuê đất, sử dụng đất, hoàn trả kinh phí ngân sách hoặc đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện (nếu có) và nộp các khoản ngân sách khác theo quy định. Báo cáo định kỳ
hàng năm về kết quả hoạt động kinh doanh điện về Sở Công thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Doanh nghiệp phải triển khai thực hiện phương án chuyển đổi mô hình tổ
chức, QLKD điện trong thời gian 06 tháng kể từ khi nhận được quyết định công nhận. Trong quá trình triển khai có vướng mắc phải có văn bản báo cáo và được cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 QLKD điện nếu có nhu cầu xây dựng lại, nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện phải lập dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.
* Tổ chức thực hiện phương án chuyển đổi mô hình HTX kinh doanh điện. - Phân công trách nhiệm các Sở, ban ngành của tỉnh bao gồm: Sở Công thương; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở Xây dựng; Cục Thuế tỉnh; Liên minh HTX tỉnh. Sở Công thương là cơ quan thường trực của Ban chuyển đổi.
- Phân công trách nhiệm của UBND cấp huyện, thị xã, thành phố và UBND cấp xã, phường, thị trấn.
- Quy định về thời gian thực hiện kế hoạch chuyển đổi và chế độ báo cáo việc thực hiện đề án chuyển đổi mô hình về Ban chỉ đạo chuyển đổi tỉnh, qua Sở
Công thương để báo cáo UBND tỉnh.
4.3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh điện đến 35kV
Hàng năm phải tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh và sử dụng điện đến mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động điện lực.
Để nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh và sử dụng điện, trong thời gian tới cần phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, vì sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp là nhân tố cơ bản, quyết định sự vững mạnh và chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, trong đó có công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản QPPL phản ánh một cách khách quan năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, trách nhiệm giáo dục, quản lý của các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ quan, tổ chức, trong đó trước hết phải nói đến trách nhiệm của người đứng đầu.
Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản QPPL về hoạt động kinh doanh và sử dụng điện phải được thực hiện một cách sâu rộng đến mọi tầng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân để trang bị cho họ kiến thức cơ bản về hoạt động kinh doanh và sử dụng điện. Trong đó tập trung tuyên truyền Luật Điện lực, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Điện lực, và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Đồng thời, xây dựng đội ngũ tuyên truyền vững mạnh cả về số lượng và chất lượng. Có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kỹ
năng truyền đạt, an hiểu pháp luật và kiến thức xã hội để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan tư pháp, các ban, ngành, đoàn thể với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản QPPL. Đây là việc làm cần thiết nhằm bổ sung, tương trợ lẫn nhau trong công tác tuyên truyền, phổ biến.
Cần kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả giũa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, trong đó đẩy mạnh hình thức, tuyên truyền, phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là hình thức dễ tiếp cận nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao. Bên cạnh tăng cường đưa tin về các văn bản QPPL mới ban hành thì các ngành với chức năng, nhiệm vụ của mình cần phối hợp với các cơ quan thông tin
đại chúng mở chuyên mục riêng về ngành, lĩnh vực mình phụ trách, quản lý để góp phần làm tăng thêm hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước của mình.
Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản QPPL về kinh doanh
điện thì một yếu tố không thể thiếu nữa là các cấp, các ngành cần dành một khoản kinh phí thỏa đáng để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến. Ngoài ra, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và sử dụng
điện; mời báo cáo viên tập huấn cho cán bộ, công chức trong Sở các văn bản QPPL mới, có liên quan trực tiếp đến kinh doanh và sử dụng điện; tham gia in ấn, phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền các văn bản QPPL về kinh doanh và sử dụng điện.
4.3.2.3. Nâng cao chất lượng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các tổ chức kinh doanh điện đến 35kV
Hoạt động thanh tra, kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nước. Do đó, để kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra có thể được phát huy tốt thì trước hết kết quảđó phải có chất lượng tốt. Chất lượng của kết quảđộng thanh tra,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 kiểm tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra, các biện pháp nghiệp vụ được sử dụng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều kiện vật chất cho hoạt động thanh tra, kiểm tra v.v...
Hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau gồm cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan hành chính và đối tượng thanh tra, kiểm tra. Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra là kết quả hoạt động và sự phối hợp giữa các chủ thể này. Mặc dù, Sở Công Thương đóng vai trò chủ yếu trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra nhưng ở những khâu quan trọng của quá trình này thì thủ
trưởng cơ quan hành chính mới là những nhân tố quan trọng. Những khâu quan trọng được đề cập ở đây chính là giai đoạn xây dựng định hướng, chương trình thanh tra, kiểm tra và xử lý, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra.
Giai đoạn xây dựng định hướng, chương trình thanh tra, kiểm tra chính là giai đoạn xác định đối tượng thanh tra, kiểm tra. Giai đoạn này hoàn toàn dựa vào yêu cầu của quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực, hay nói khác đi là dựa vào sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Chính giai đoạn này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả cuối cùng của hoạt động thanh tra, kiểm tra. Nếu xác định đúng lĩnh vực, đối tượng cần thanh tra, kiểm tra thì kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Qua thanh tra, kiểm tra có thể sẽ
phát hiện nhiều sơ hở trong các quy định của pháp luật về lĩnh vực đó để kịp thời có