Tập đoàn điện lực còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa thật sựđem lại hiệu quả kinh tế, khó có khả năng huy động nguồn vốn đểđầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống lưới điện.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của nước ngoài về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kV kinh doanh điện đến 35kV
Tại Hoa kỳ: Tại Hoa Kỳ, Ủy ban điều phối Năng lượng Liên bang (FERC) thiết lập các tiêu chuẩn và quy định về tất cả các mặt của hoạt động thương mại giữa các bang, bao gồm các thị trường điện, việc truy cập tự do vào mạng lưới truyền tải và việc hoạt động của các Công ty hoạt động liên bang. Nó quy định việc truyền tải và hoạt động buôn bán điện giữa các khu vực, đảm bảo rằng ở trên bình diện Liên bang, hoạt động kinh doanh điện phải tuân thủ các tiêu chuẩn chung và
được vận hành một các ổn định và thiết lập các chính sách về hoạt động đểđảm bảo rằng các Công ty phải phục vụ lợi ích Quốc gia.
Khi FERC tái cấu trúc ngành điện, xây dựng thị trường bán buôn điện, thị
trường sản xuất điện ở mức độ bán buôn điện trên lãnh thổ toàn Hoa Kỳ trở nên rất cạnh tranh, với ít rào cản để truy nhập hệ thống và không bị chi phối bởi bất kỳ bên nào. Mạng lưới truyền tải sẽ mở với bất cứ bên nào, kể cả những công ty sở hữu mạng truyền tải này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 Từng Bang sẽ tạo môi trường tự do để thúc đẩy các phương pháp khác nhau trong việc quản lý và vận hành công nghiệp điện trong Bang, căn cứ vào các hướng dẫn của FERC và họ cho phép quá trình tái cấu trúc và cạnh tranh ở cấp độ phân phối lớn hay địa phương. Do đó, hiện nay 50 Bang thúc đẩy các quá trình tái cấu trúc theo các hướng khác nhau. Nhìn chung, các Bang có mức độ sử dụng điện cao nhất là các Bang Đông Bắc và California đang theo đuổi mạnh mẽ nhất quá trình tái cấu trúc ngành điện. California vẫn là Bang đi đầu và thiết lập một tiền lệ của việc tái cấu trúc ngành điện cho các Bang còn lại. Kết quả tại Bang California là đã thành lập được “sàn giao dịch”, một thị trường vận dụng giống như thị trường chứng khoán cho người bán và người mua chào bán giá điện năng. Nó được dự đoán sẽ chiến phần lớn doanh số bán hàng cạnh tranh trong thị trường bán buôn
điện, hoạt động của thị truyền tải một cách tiếp cận mở, mởđể khách hàng truy cập
ở mức độ bán lẻđiện, tính giá truyền tải theo phương pháp “tem thư” thực hiện trên cơ sở phân vùng, quản lý nghẽn mạch thông qua điều chỉnh giá phân vùng.
Tại Trung Quốc: Trung Quốc thành lập Uỷ ban phát cải doanh nghiệp nhà nước trực thuộc chính phủ , trong đó có Tổ công tác cải cách ngành điện; Thành lập uỷ ban Giám quản điện lực. Chính phủ Trung Quốc trực tiếp quyết định thành lập 5 Tập đoàn nguồn điện và 2 Tập đoàn lưới điện, bổ nhiệm lãnh đạo cao cấp của Tập
đoàn. Chính phủ đã thông qua văn kiện số 5 về cải cách ngành điện, tái cơ cấu ngành điện theo hướng tách nguồn điện và lưới điện để thành lập các tập đoàn phát
điện và lưới điện, cụ thể là: Tổng công suất nguồn điện thuộc Công ty Điện lực Quốc gia (khoảng 240.000 MW) được chia làm 6 phần, trong đó 5 phần tương
đương để thành lập 5 tập đoàn phát điện (các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nắm giữ tất cả các nhà máy tại các vùng miền Trung Quốc, có quy mô công suất, sản lượng điện, giá thành sản xuất và số lượng lao động tương đương nhau), một phần còn lại được giữ trong 2 Tập đoàn lưới điện làm nhiệm vụ điều tần, phủ đỉnh và ổn định vận hành hệ thống điện. Lưới điện do nhà nước độc quyền được chia làm 2 phần để thành lập 2 Tập đoàn lưới điện có nhiệm vụ quản lý vận hành lưới truyền tải, phân phối, bán lẻđiện. Hai Tập đoàn lưới điện này có các đơn vị hoạt động phụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 điện...làm cho khả năng tài chính của Tập đoàn lưới điện yếu đi. Hai Tập đoàn lưới
điện bao gồm: Tập đoàn lưới điện TNHH Phương Nam (CSG) hoạt động trên địa bàn các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam và Quế Châu. Ngoài việc nắm giữ lưới truyền tải từ 500 kV trở xuống đến lưới phân phối, CSG tiếp tục nắm giữ các nhà máy nhiệt điện than và khí, thuỷ điện, hạt nhân, thuỷ điện tích năng…với tổng công suất đặt đến cuối năm 2012 là 63.880MW. Tập đoàn lưới điện thứ 2 là Tập đoàn lưới điện Quốc gia (SG) hoạt động trên địa bàn các khu vực còn lại của Trung Quốc và dự kiến tiếp nhận quản lý Nhà máy thuỷđiện Tam Hiệp. Nhà nước sở hữu 100% vốn và tài sản nguồn điện thuộc Tập đoàn phát điện và 2 Tập
đoàn lưới điện. Tập đoàn lưới điện Quốc gia (SG): tư nhân không được đầu tư quản lý và sở hữu lưới điện, lưới điện thành phố thì 100% sở hữu nhà nước; Lưới điện nông thôn có kết cấu sở hữu phức tạp: 40% do SG đầu tư và trực tiếp quản lý vận hành, 60% còn lại do địa phương đầu tư, trong đó có 30% địa phương trực tiếp quản lý vận hành, còn lại 30% địa phương thuê SG quản lý vận hành.
Tại Nhật Bản: Quốc hội Nhật Bản ngày 13/11/2013 đã ban hành một đạo luật mở đường cho cuộc cải cách mạnh mẽ giai đoạn ba đối với ngành điện, nhằm chấm dứt tình trạng độc quyền mang tính khu vực trong cung cấp điện kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima năm 2011.
Đạo luật trên sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời một đơn vị điều hành việc phân phối điện trên toàn quốc vào khoảng năm 2015 như là một phần của cải cách. Theo
đạo luật, một đơn vịđộc lập sẽ được hình thành nhằm điều phối việc cung ứng điện năng phù hợp nhu cầu tiêu thụ trên quy mô cả nước thay vì giao việc này cho các công ty điện lực khu vực. Khi một cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra tại một vùng, cơ quan này có thể lệnh cho các công ty điện lực ở vùng khác chia sẻ điện năng nhằm thúc đẩy việc sản xuất điện.
Đạo luật cũng đặt ra lộ trình cho việc tự do hoá hoàn toàn thị trường bán lẻ. Cải cách trên sẽ dẫn tới việc chấm dứt vai trò độc quyền của 10 công ty điện lực trong cung cấp điện năng cho các hộ gia đình và sự cạnh tranh sẽ giúp gia tăng số
lượng các nhà cung cấp mới, bao gồm cả những nhà cung cấp điện năng tái sinh, thúc đẩy quá trình tự do hoá vốn đã bắt đầu từ thập niên 1990. Các nhà cung cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 mới sẽ được phép tham gia vào thị trường cung ứng điện năng cho các hộ gia đình vào khoảng năm 2016. Điều đó sẽ giúp người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn các nhà cung cấp và góp phần đưa đến cuộc cạnh tranh giá cả giữa các nhà cung cấp, mang lại điều mà các quan chức chính phủ cho rằng sẽ là những thay đổi lớn lao nhất trong ngành điện của Nhật Bản.
Đạo luật đề ra việc tách bạch giữa sản xuất điện với hoạt động kinh doanh truyền dẫn điện của các công ty điện lực từ nay đến năm 2020. Các công ty điện lực lớn sẽ phân tách thành mảng sản xuất điện năng và hoạt động phân phối truyền tải
điện từ khoảng năm 2018 đến năm 2020. Việc phân loại các hoạt động chính của ngành điện lực sẽ giúp các mạng lưới truyền tải và phân phối, hiện đang bị kiểm soát chặt chẽ bởi các công ty điện lực khu vực, trở nên thuận lợi hơn cho các chủ
thể mới tham gia đầu tư kinh doanh vào ngành và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
2.2.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh Việt Nam về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kV
Về cơ bản, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh điện tại các tỉnh thành trong cả nước là giống nhau. Các địa phương sử dụng quyền lực của mình chi phối lên các đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh điện, nhằm ngăn chặn các tác
động tiêu cực đến quá trình kinh doanh điện, ràng buộc các đối tượng phải tuân thủ
các quy tắc hoạt động kinh doanh đã định sẵn đểđảm bảo các thành phần tham gia kinh doanh điện phát triển bình đẳng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tùy theo thực tế của từng địa phương, đối tượng chịu sự quản lý của địa phương có những đặc điểm khác nhau như:
Tỉnh Nam Định:Để nâng cao hiệu lực quản lý trong kinh doanh điện, Nam
Định là một trong những tỉnh đi đầu trong việc bàn giao toàn bộ lưới điện hạ áp cho Công ty Điện lực Nam Định quản lý và bán lẻđiện, cho nên đối tượng tham gia vào thị trường điện chỉ có Công ty Điện lực Nam Định (là đơn vị bán điện) và các khách hàng sử dụng điện. Vì vậy công tác quản lý nhà nước của Sở Công Thương Nam
Định đơn thuần chỉ là quản lý Công ty Điện lực. Chính vì vậy công tác thanh tra, kiểm tra, hoặc triển khai hướng dẫn các văn bản mới và công tác đào tạo của Sở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Công ty Điện lực Nam Định đa phần được đào tạo bài bản nên trong hoạt động kinh doanh điện cơ bản đều tuân thủ theo các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh điện đến 35kV.
Tỉnh Nghệ An: Từ năm 1999, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định quy định về quản lý điện, trong đó ban hành các mô hình về quản lý kinh doanh
điện như: Doanh nghiệp nhà nước, HTX dịch vụ điện, Doanh nghiệp tư nhân, tổ
quản lý điện và ban hành các quy định về phạm vi bán điện, trình tự về sửa chữa,
đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện, trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt
động kinh doanh điện. Trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh điện của các mô hình quản lý này, hàng năm Sở Công Thương Nghệ An thường xuyên xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra từ đầu năm và triển khai đến từng tổ chức kinh doanh điện. UBND tỉnh Nghệ An cũng huy động được nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh doanh điện các điều kiện tiếp cận về nguồn vốn vay ưu đãi đểđầu tư, cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện.