3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Giới thiệu tỉnh Hải Dương
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường * Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phía đông giáp với thành phố Hải Phòng; phía tây tiếp giáp tỉnh Hưng Yên; phía Nam tiếp giáp với tỉnh Thái Bình và phía Bắc tiếp giáp với tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, là một trong 8 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, làm cầu nối quan trọng giữa thủđô Hà Nội với Hải Phòng, Quảng Ninh, cung cấp sản phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, các tỉnh trong vùng và cả nước.
Trong quy hoạch xây dựng vùng thủđô Hà Nội, Hải Dương và Thành phố Hải Phòng được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu của vùng với sự xác định: “Vùng động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh tế giữa đô thị hạt nhân Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng và Thành phố Hạ Long, trong đó Hải Dương đóng vai trò trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ
trợ phát triển công nghiệp chế biến của vùng đồng bằng phía nam, Đông nam đồng bằng Sông Hồng”.
- Khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23oC. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1500-1700mm. Nhìn chung điều kiện khí hậu của tỉnh khá thuận lợi cho sự
phát triển của các hệ sinh thái động, thực vật tạo điều kiện cho phát triển sản xuất hàng hóa đẩy mạnh nguồn hàng cung ứng.
* Điều kiện xã hội
- Dân số và cơ cấu dân số: Năm 2013, dân số toàn tỉnh là 1.747.512 người, số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 kinh tế là 1.060.953 lao động, làm việc trong khu vực nhà nước do địa phương quản lý là 39,6 nghìn lao động; mật độ dân số 1.055 người/ km2, dân số phân theo khu vực thành thị là 385.513 người, khu vực nông thôn là 1.361.999 nghìn người.
- Phong tục tập quán: Mang đậm nét văn hóa xứĐông vùng Đồng bằng châu thổ
Sông Hồng, ngưòi dân Hải Dương cần cù chịu khó, năng động trong phát triển kinh tế. - Thu nhập và chi tiêu của dân cư: Năm 2013, thu nhập bình quân đạt 1.645USD/người/năm, tương đương 34,560 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,9; không còn hộ dân nào phải ở nhà tranh tre, lứa, lá. Hải Dương trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển giao thông nông thôn và xóa nhà tranh tre, vách đất và giữ vững vị thế thành viên “Câu lạc bộ các tỉnh, thành phố thu ngân sách
đạt 1.000 tỷđồng/năm”; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện với hơn 70% hộ dân trong tỉnh sắm được xe máy; 98% số hộ có ti vi màu; nhiều nông dân đã trở thành tỉ phú.
* Điều kiện kinh tế, kỹ thuật
Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế
- Giai đoạn 2011-2013, kinh tế tỉnh Hải Dương duy trì được mức tăng trưởng khá, đạt cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 9,7%/năm (cả nước tăng 6,9%/năm). Giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 2,17%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 11,5%/năm, dịch vụ tăng 11,6%/năm.
- Gắn liền với tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng tỷ trọng dịch vụ. Cơ cấu Nông, lâm nghiệp, thủy sản- Công nghiệp, xây dựng- Dịch vụ chuyển dịch từ 27,1% - 43,6% - 29,3% (năm 2011) sang 23,1,0% - 45,4% - 31,5% (năm 2013). Cơ cấu nội bộ các khu vực kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành có khả năng tạo ra giá trị tăng thêm lớn.
Tình hình phát triển một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
- Ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp công nghệ cao: Giai
đoạn 2011-2013 duy trì mức tăng trưởng khá. Quy mô giá trị sản xuất (giá cố định) năm 2013 ước đạt 27,964 tỷđồng, năm 2013 tăng 13,4%, trong đó thế mạnh như sản xuất xi măng, lắp giáp ô tô, nhiệt điện Phả Lại... cơ khí, điện tử chiếm vai trò quan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 trọng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng cao, luôn khẳng định được tiềm năng.
- Chăn nuôi - thủy sản: Chăn nuôi thủy sản dần trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Tỷ trọng chăn nuôi thủy sản trong cơ cấu nông, lâm, thủy sản đến năm 2013 ước đạt 23,1%, giá trị sản xuất (giá cốđịnh) năm 2013 là 16.578 tỷđồng, tốc
độ tăng đạt 5,6%, Mô hình chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp. Hiện tại có 8 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung về cơ bản được xử lý, đảm bảo về môi trường.
- Giai đoạn 2011-2013 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 21,22%, trong đó mức lưu chuyển qua mạng lưới chợ chiếm tỷ
trọng 52%, qua hệ thống phân phối hiện đại 13%, qua mạng lưới cửa hàng bán lẻ
truyền thống đạt 20%, các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp phân phối đến người tiêu dùng đạt 15%, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2013 đạt 16.622 tỷđồng, tốc độ tăng trưởng là 26%.
Quá trình phát triển KT-XH tạo ra cơ sở kinh tế cho thị trường điện lực và một trong những nhân tố có vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển của thị trường
điện lực trên nhiều phương diện khác như: Qui mô của thị trường điện, sản lượng điện, chất lượng điện năng, công nghệ sản xuất, nhu cầu tiêu dùng...
Hệ thống giao thông
- Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua, với chất lượng đường tốt như: Quốc lộ 5, Quốc lộ 18 và Quốc lộ 183... Thành phố Hải Dương, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của Tỉnh nằm trên trục Quốc lộ 5, cách Hải Phòng 45 km về phía Đông và cách thủđô Hà Nội 57 km về phía tây. Phía Bắc của Tỉnh có hơn 20 km Quốc lộ số 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài, ra biển qua cảng Cái Lân. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Bãi Cháy đi qua Hải Dương là cầu nối giữa Thủđô và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển.
- Với những điều kiện thuận lợi bởi có hệ thống giao thông quan trọng, Hải Dương có nhiều lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư, phát triển sản xuất...
Các điều kiện cơ bản về dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu:
- Hạ tầng giao thông - công nghiệp: Các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh đều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 gần 90% đường giao thông nông thôn được trải nhựa và bê tông hóa; một số đường vành đai đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng như nối thành phố Hải Dương với các huyện phía Nam tỉnh, nâng cấp, mở rộng thêm một số tuyến đường mới và có tuyến đường sắt nối các tỉnh thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội.
- Các khu công nghiệp Đại An, Phúc Điền, Tân Trường, Phú Thái, Cộng hòa, Nam Sách, Tiền Trung... đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng thu hút nhiều các nhà
đầu tư; khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền, Tân Trường... đang được triển khai đầu tư hạ tầng và đưa vào khai thác sử dụng.
- Hạ tầng điện, văn hóa - xã hội, thông tin liên lạc: Hạ tầng điện luôn được chú trọng đầu tư và cải tạo nâng cấp, đảm bảo cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ có điện thắp sáng; hơn 90% số xã, phường, khu dân cư có trụ sở làm việc, nhà văn hóa, trạm y tế vững chắc, kiên cố và khang trang, 90% số phòng học của các bậc học trong tỉnh được kiên cố hóa cao tầng. Hệ
thống truyền hình cáp đã được triển khai ở các thành phố, thị xã và nhiều huyện, các
đài phát thanh huyện thành phố, đài truyền hình tỉnh đảm bảo tốt công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, 100% số xã trong tỉnh có dịch vụđiện thoại, 100% cơ sởđào tạo được kết nối internet băng rộng, thuê bao cố định tăng trung bình 58 nghìn máy/năm, thuê bao di động tăng bình quân 125,2%/năm, năm 2011 có 249,9 nghìn thuê bao cốđịnh, 97,7 nghìn thuê bao di động trả sau.
Với điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế, kỹ thuật của tỉnh Hải Dương có nhiều yếu tố quan trọng góp phần vào thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển thị trường
điện lực cũng như mô hình tổ chức, QLKD điện trên địa bàn tỉnh tạo ra cơ sởđáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
* Tài nguyên và môi trường - Tài nguyên đất:
Năm 2013, diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 165.477ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,43%; đất phi nông nghiệp chiếm 35,16% và đất chưa sử dụng chiếm 0,44%.
Đồng bằng chiếm khoảng 86% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa sông Thái Bình, thuận tiện cho việc thâm canh và sản xuất nhiều loại cây trồng cho năng suất cao. Trên một số diện tích đất canh tác thuộc các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà...đã trồng được 3-4 vụ trong một năm, nâng hệ số quay vòng đất của tỉnh từ 2,4 lần hiện nay lên 2,7-2,8 lần trong các năm tới là hướng khai thác có hiệu quả nguồn đất đang sử dụng.
Đồi núi chiếm khoảng 14% đất tự nhiên, nằm gọn ở phía Đông Bắc thuộc hai
địa bàn thị xã Chí Linh và huyện Kinh môn. Nhóm đất này nghèo dinh dưỡng, tầng mặt mỏng, nghèo mùn, độ phì thấp, phù hợp với các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả như vải thiều, dứa, cây công nghiệp như lạc, chè...
- Tài nguyên nước
Tỉnh Hải Dương có hệ thống sông ngòi dày đặc, bao gồm: hệ thống sông Thái Bình, sông Luộc, các sông trục Bắc Hưng Hải và An Kim Hải, có khả năng bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất của các ngành,
đồng thời cũng là những tuyến giao thông thủy, tạo điều kiện cho giao lưu hàng hóa trong tỉnh, cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
- Tài nguyên khoáng sản:
Nguồn khoáng sản tỉnh Hải Dương không phong phú, tuy nhiên một số loại có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhưđá vôi; cao lanh; sét chịu lửa...Ngoài ra, tỉnh còn có một số tài nguyên khác nhưđá, sỏi, cát, than đá, than bùn, đất sét, bô xít thủy ngân và nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất vật liệu xây dựng.
- Tài nguyên du lịch
+ Thị xã Chí Linh có đồi núi trùng điệp, rừng cây xanh tốt, cảnh quan đẹp, nhiều hồ nước tự nhiên, di tích lịch sử: Khu danh thắng Phượng Hoàng-Kỳ Lân là địa danh thích hợp cho du lịch dã ngoại, tham quan di tích lịch sử. Khu du lịch danh thắng Côn Sơn-Kiếp Bạc là nơi cảnh đẹp thiên nhiên, gắn liền với cuộc đời của anh hùng dân tộc-danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, đã được Nhà nước xếp hạng Khu di tích
đặc biệt và nhiều địa danh du lịch khác.
+ Huyện Kinh Môn thuộc vùng núi có nhiều đá vôi với nhiều hang động kỳ thú. Nơi đây còn lưu lại di tích của thời đại đồ đá mới: Núi An Phụ với đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu (thân phụ của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo) trên đỉnh và tượng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 núi đá vôi Dương Nham gắn liền với những trang sử hào hùng chống quân Nguyên của nhân dân ta.
+ Các huyện thuộc vùng đồng bằng cũng có tiềm năng du lịch phong phú nhờ
có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, làng quê trù phú, mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Bắc Bộ: khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà nổi tiếng với cây vải tổ; Làng Cò (Chi Lăng Nam) huyện Thanh Miện, Văn Miếu Mao Điều, Gốm Chu Đậu...
3.1.1.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường - Thuận lợi
Tỉnh Hải Dương là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc pháp triển kinh tế xã hội, sản xuất hàng hóa, dịch vụ đa dạng. Hệ thống giao thông hoàn chỉnh thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, phân phối và khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn. Đến nay tỉnh Hải Dương đã quy hoạch 10 khu công nghiệp, với các chính sách thông thoáng, ưu đãi với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào các khu công nghiệp.
- Những hạn chế và khó khăn
Những năm trở lại đây, các chính sách của tỉnh như quy hoạch, thuế, bảo hiểm, đất đai, tín dụng; thời gian giải quyết các thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn kéo dài; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn chưa phát huy được hiệu quả và chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp; trong xử lý khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp còn chậm và không hiệu quả. Các chỉ số như cạnh tranh bình
đẳng; chi phí không chính thức; tính năng động và tiên phong điểm số vẫn thấp và chưa cải thiện được rõ rệt...
Thêm vào đó, lực lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý hoạt động kinh doanh điện còn hạn chế, trình độ chưa cao, chưa động bộ nên công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kV còn nhiều mặt hạn chế, chưa thật sựđáp
ứng được yêu cầu đề ra.