doanh điện đến 35kV
- Đối với quản lý nhà nước về kinh doanh điện.
+ Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý hoạt
động kinh doanh điện đến 35kV còn chưa thật sự rõ ràng. Hiện nay chỉ có duy nhất Luật Điện lực đề cập đến phân cấp quản lý nhưng còn mang tính chung chung.
+ Các chính sách nhà nước về kinh doanh điện đến 35kV thay đổi liên tục, thậm chí một số văn bản các địa phương vừa mới triển khai hoặc chưa kịp triển khai thì đã được thay thế bằng các văn bản khác. Ngược lại, một số vấn đề bức xúc tại các địa phương cần có văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên thì vẫn chưa có
được các văn bản hướng dẫn. Đôi khi có những quy định của ngành này còn chồng chéo, đối lập với ngành kia. Những điều này ảnh hưởng rất lớn trong quá trình quản lý điều hành cũng như việc hướng dẫn các cơ sở.
+ Giá bán điện cũng chưa hẳn đã thật sự theo cơ chế thị trường, tuy giá nguyên liệu sản xuất đầu vào hiện nay có xu hướng giảm nhưng giá bán điện đầu ra vẫn chưa thay đổi. Đôi khi, ngày ra văn bản điều chỉnh giá chỉ cách ngày văn bản có hiệu lực chỉ vài ngày nên rất khó để các địa phương có thể triển khai và hướng dẫn các cơ sởđiều chỉnh giá theo đúng quy định.
+ Một số bộ phận cán bộ, công chức chưa tận dụng triệt để thời gian vào công tác học tập, nghiên cứu và trau dồi nghiệp vụ chuyên môn.
+ Cải cách thủ tục hành chính hàng năm vẫn được Nhà nước đầu tư quan tâm, nhưng kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, chưa quy định rõ ràng các đề mục hồ sơ, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân đến làm việc.
- Đối với các tổ chức kinh doanh điện đến 35kV.
+ Tính đến nay, trong đa số các ngành trong nền kinh tế Việt Nam đã chuyển
đổi sang kinh tế thị trường, còn ngành điện vẫn ở vị thế độc quyền, đang vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện
đang sở hữu phần lớn các nhà máy điện, nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải, phân phối và gần như toàn bộ khâu kinh doanh bán lẻ điện. Tổng Công ty mua bán điện thuộc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 EVN là đơn vị duy nhất, mua điện của tất cả các nhà máy điện (trong và ngoài EVN) và bán điện cho gần như tất cả các khách hàng tiêu thụđiện trên toàn quốc. Cơ chế hoạt động như vậy vừa là độc quyền mua vừa độc quyền bán, chưa thể gọi là cạnh tranh được. Tóm lại, cho đến nay EVN vẫn là tổ chức duy nhất độc quyền kinh doanh điện trong toàn quốc, gần như chưa có sự cạnh tranh ở bất cứ hoạt động nào trong các khâu của ngành điện. Vì tính chất độc quyền này nên tại các địa phương, các tổ chức kinh doanh bán lẻ điện ngoài ngành điện thường bị gây nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh điện. Tuy các đơn vị bán lẻđiện cũng là các khách hàng của ngành điện, nhưng không được cung cấp đủ nguồn, dẫn đến sự quá tải trong hệ
thống lưới điện, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh và đời sống của nhân dân.
+ Đối với các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh điện đến 35kV ngoài Tập đoàn điện lực còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa thật sựđem lại hiệu quả kinh tế, khó có khả năng huy động nguồn vốn đểđầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống lưới điện.