3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từđó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở.
3.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu bao gồm: Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh, các báo cáo hàng năm của Sở
Công Thương và Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương về tình hình phát triển hệ thống lưới điện, sản lượng điện tiêu thụ, tổn thất lưới điện, an toàn điện.
Thu thập tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các báo cáo nghiên cứu khoa học, tạp chí, Luật, Thông tư, Nghịđịnh và các văn bản, chính sách liên quan đến các nội dung liên quan. Các tài liệu được kế thừa, phân tích và tổng hợp có chọn lọc.
3.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Các thông tin, số liệu cần thu thập là những tài liệu tự điều tra bao gồm:
Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kV; đánh giá việc chấp hành các quy định nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kV của các tổ chức và cá nhân.
- Chọn đối tượng điều tra: Các đối tượng điều tra là một số Công ty tư nhân, HTX, Công ty nhà nước tham gia vào hoạt động kinh doanh điện; Một số khách hàng sử dụng điện là các Doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm tại các khu công nghiệp Đại An, Phúc Điền, Nam Sách; một số hộ gia đình tại thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và các huyện của tỉnh Hải Dương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
- Chọn mẫu điều tra:
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra
STT Mẫu điều tra Số
lượng % I Các đối tượng kinh doanh điện
1 Công ty nhà nước 01 100
2 Công ty tư nhân 20 59
3 Hợp tác xã 10 59
II Các đối tượng sử dụng điện
1 Doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm 10 30
2 Hộ gia đình 700 1,4
- Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra đối với các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh điện đến 35kV trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm tìm hiểu nhận thức của các tổ chức, cá nhân về công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, cũng nhưđánh giá của các tổ chức, cá nhân về hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kV trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Phiếu điều tra được xây dựng gồm 07 câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau:
+ Đặc điểm của tổ chức kinh doanh bán điện;
+ Đánh giá việc chấp hành các quy định của nhà nước trong sử dụng điện của các khách hành mua điện đến 35kV;
+ Đánh giá việc chấp hành các quy định của nhà nước trong kinh doanh điện của các tổ chức kinh doanh điện đến 35kV;
+ Đánh giá công tác quản lý trong kinh doanh điện đến 35kV của Sở Công Thương Hải Dương;
+ Đánh giá về tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật trong kinh doanh điện đến 35kV;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 + Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với kinh doanh điện đến 35kV trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
+ Lộ trình thực hiện.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với một số đồng chí trong ban lãnh đạo hoặc nhân viên thuộc các doanh nghiệp có mức tiêu thụ điện năng lớn, một số hộ gia đình tiêu biểu trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quảở thành thị và một số khu vực nông thôn nhằm thu thập thêm những thông tin chi tiết, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu.