5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.22. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo
Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số vụ Thu hồi GP Số vụ Thu hồi GP Số vụ Thu hồi GP 1 DN nhà nước 00 00 00 00 00 00 2 DN tư nhân 03 00 04 00 05 01 3 Hợp tác xã 02 01 03 00 00 00 Tổng 05 01 07 00 05 01
(Nguồn: Phòng Thanh tra – Sở Công Thương) * Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Sở Công Thương
Qua Bảng 4.22 ta thấy, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo trong một năm không nhiều, chỉ một số vụ tập trung vào các tổ chức tư nhân tham gia kinh doanh bán điện. Sở Công Thương luôn tổ chức kịp thời các đoàn thanh tra, kiểm tra để điều tra xác minh, xử lý các đơn vị vi phạm về giá và áp giá bán điện. Gần đây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 nhất, vào tháng 12 năm 2014, Sở Công Thương đã kịp thời giải quyết, thu hồi Giấy phép kinh doanh điện của một tổ chức bàn giao cho Công ty Điện lực quản lý, đảm bảo theo đúng quy trình, công tâm, khách quan và được người dân ủng hộ.
Điều này cho thấy, mặc dù số lượng không nhiều, nhưng công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức cá nhân luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở quan tâm chỉđạo xử lý để đảm bảo tình hình chính trị tại địa phương có khiếu kiện và đảm bảo về đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh
điện đến 35kV của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương
4.2.1. Đối với quản lý nhà nước về kinh doanh điện đến 35kV
- Chưa ban hành được văn bản hướng dẫn việc áp giá bán điện cho các tổ
chức kinh doanh điện áp dụng, dẫn đến tình trạng các tổ chức kinh doanh điện khi thực hiện áp giá bán điện cho khách hàng còn sai nên vẫn còn xảy ra khiếu kiện của khách hàng.
Hiện nay, một số văn bản của Nhà nước quy định về áp giá bán điện còn chưa thật sựđầy đủ và rõ ràng. Mặt khác, các văn bản thay đổi liên tục, thậm chí một số văn bản các địa phương vừa mới triển khai hoặc chưa kịp triển khai thì đã
được thay thế bằng các văn bản khác. Ngược lại, một số vấn đề bức xúc tại các địa phương cần có văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên thì vẫn chưa có được các văn bản hướng dẫn. Đôi khi có những quy định của ngành này còn chồng chéo,
đối lập với ngành kia. Vì vậy, đối với công tác quản lý Nhà nước ở địa phương cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể, thống nhất trên địa bàn nhằm tạo hàng lang pháp lý cho các đối tượng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh điện.
- Chưa có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các tổ chức kinh doanh điện vì vậy các tổ chức kinh doanh điện thường gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn đểđầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Kinh doanh điện là một ngành kinh doanh đặc thù, trong đó phải có nguồn vốn thường xuyên để cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện. Từ trước đến nay, gần như các đơn vị kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh chưa được tiếp cận với bất kỳ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 nguồn vốn ưu đãi nào, nên gây khó khăn trong việc cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới
điện, dẫn đến tình trạng hệ thống lưới điện ngày càng xuống cấp, gây ra tổn thất hệ thống lưới điện cao, nguy cơ gây mất an toàn điện cho con người và hệ thống lưới điện.
- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa tự giác đổi mới phong cách, lề lối làm việc, trách nhiệm chưa cao, lãng phí thời gian; Vẫn còn một bộ phận cán bộ công chức còn thiếu ý thức tự giác học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Một số thủ tục hành chính chậm được cải tiến, dẫn đến khó khăn cho các tổ chức, các nhân đến làm các thủ tục hành chính.
4.2.2. Đối với các tổ chức kinh doanh điện đến 35kV
Ngành điện tỉnh Hải Dương được hình thành vào năm 1969, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước sang giai đoạn gay go quyết liệt, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành điện tỉnh Hải Hưng (sau này được chia tách thành 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương) khi ấy rất ít ỏi, phần lớn thiết bị từ thời Pháp thuộc, độ
an toàn không cao, khả năng cung cấp điện hạn chế, gồm 8 trạm trung gian, tổng dung lượng 9.300kVA, 8 nguồn phát diezen công suất 3.400 kVA và 317 trạm biến áp phân phối có tổng dung lượng 84.130 kVA, cung cấp sản lượng điện thương phẩm cho toàn tỉnh Hải Hưng khoảng 28 triệu kWh, trong đó riêng phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 18 triệu kWh.
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, tam giác kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) hình thành, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn, nhiều lĩnh vực mới
đã phát triển nhanh chóng, nhất là sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
thương mại. Đặc biệt từ năm 2003 đến nay, sự tăng trưởng đột biến của các phụ
tải công nghiệp kéo theo hàng loạt các dịch vụ phụ trợ phát triển, nhu cầu điện sinh hoạt cũng không ngừng tăng, khiến lưới điện trên địa bàn có những thời điểm bị quá tải nặng nề, tỷ lệ tổn thất điện năng cao. Vì thế, một trong những nhiệm vụ
trọng tâm là nỗ lực đầu tư nâng cấp lưới điện chống quá tải với tốc độ tăng trưởng bình quân về đường dây khoảng 5%/năm và dung lượng trạm biến áp hơn 21%/năm, từng bước đầu tư nâng cấp thiết bị. Chủ động, tích cực đưa các tiến bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 khoa học vào trong quản lý và sản xuất kinh doanh, nhất là ứng dụng công nghệ
tin học vào lĩnh vực quản lý. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Nhiều sáng kiến cải tiến hợp lý hoá sản xuất được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến tháng 12 năm 2014, hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có những bước phát triển vượt bậc, lưới điện đã vươn tới tất cả các ngõ xóm, đến từng hộ dân trong tỉnh, với khối lượng trên 300 km đường dây 110kV, trên 2.300 km đường dây trung áp ( 35-22-10-6kV), trên 5000 km đường dây hạ áp 0,4kV; 11 trạm biến áp 110 kV dung lượng 511 MVA và khoảng 2.146 trạm biến áp trung gian, phân phối, dung lượng 827.507 MVA, sản lượng điện thương phẩm năm 2014 đạt hơn 3.500 triệu kWh.