Đối với các tổ chức kinh doanh điện đến 35kV

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kv trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 73)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2.Đối với các tổ chức kinh doanh điện đến 35kV

Ngành điện tỉnh Hải Dương được hình thành vào năm 1969, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước sang giai đoạn gay go quyết liệt, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành điện tỉnh Hải Hưng (sau này được chia tách thành 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương) khi ấy rất ít ỏi, phần lớn thiết bị từ thời Pháp thuộc, độ

an toàn không cao, khả năng cung cấp điện hạn chế, gồm 8 trạm trung gian, tổng dung lượng 9.300kVA, 8 nguồn phát diezen công suất 3.400 kVA và 317 trạm biến áp phân phối có tổng dung lượng 84.130 kVA, cung cấp sản lượng điện thương phẩm cho toàn tỉnh Hải Hưng khoảng 28 triệu kWh, trong đó riêng phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 18 triệu kWh.

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, tam giác kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) hình thành, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn, nhiều lĩnh vực mới

đã phát triển nhanh chóng, nhất là sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

thương mại. Đặc biệt từ năm 2003 đến nay, sự tăng trưởng đột biến của các phụ

tải công nghiệp kéo theo hàng loạt các dịch vụ phụ trợ phát triển, nhu cầu điện sinh hoạt cũng không ngừng tăng, khiến lưới điện trên địa bàn có những thời điểm bị quá tải nặng nề, tỷ lệ tổn thất điện năng cao. Vì thế, một trong những nhiệm vụ

trọng tâm là nỗ lực đầu tư nâng cấp lưới điện chống quá tải với tốc độ tăng trưởng bình quân về đường dây khoảng 5%/năm và dung lượng trạm biến áp hơn 21%/năm, từng bước đầu tư nâng cấp thiết bị. Chủ động, tích cực đưa các tiến bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 khoa học vào trong quản lý và sản xuất kinh doanh, nhất là ứng dụng công nghệ

tin học vào lĩnh vực quản lý. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Nhiều sáng kiến cải tiến hợp lý hoá sản xuất được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến tháng 12 năm 2014, hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có những bước phát triển vượt bậc, lưới điện đã vươn tới tất cả các ngõ xóm, đến từng hộ dân trong tỉnh, với khối lượng trên 300 km đường dây 110kV, trên 2.300 km đường dây trung áp ( 35-22-10-6kV), trên 5000 km đường dây hạ áp 0,4kV; 11 trạm biến áp 110 kV dung lượng 511 MVA và khoảng 2.146 trạm biến áp trung gian, phân phối, dung lượng 827.507 MVA, sản lượng điện thương phẩm năm 2014 đạt hơn 3.500 triệu kWh.

Bảng 4.23. Thống kê nguồn điện tỉnh Hải Dương

STT Hạng mục Số trạm Số máy kVA I Trạm 110kV 11 17 511.000 1 Tài sản Điện lực 9 12 393.000 2 Tài sản khách hàng 2 5 118.000 II Trạm trung gian 16 21 41.750 1 Trạm 35/10kV (tài sản Điện lực) 5 8 26.800 2 Trạm 35/10kV (tài sản khách hàng) 11 13 14.950 III Trạm biến áp phân phối 2.146 2.302 827.507 1 Trạm 35/0,4kV 1.357 1.468 552.077 Tài sản Điện lực 747 819 208.060 Tài sản khách hàng 610 649 344.017 2 Trạm 22/0,4kV 590 627 225.465 Tài sản Điện lực 314 332 82.775 Tài sản khách hàng 276 295 142.690 3 Trạm 10/0,4kV 185 189 38.295 Tài sản Điện lực 169 172 35.720 Tài sản khách hàng 16 17 2.575 4 Trạm 6/0,4kV 12 14 4.820 Tài sản Điện lực 9 10 3.300 Tài sản khách hàng 3 4 1.520 5 Trạm 6/0,1kV 2 4 6.850 Tài sản khách hàng 2 4 6.850

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Thị trường điện lực tỉnh Hải Dương được hình thành từ những năm 1984, khi đó có nhiều mô hình tổ chức quản lý kinh doanh điện chính như: Sở Điện lực, HTX quản lý điện, Ban điện xã do UBND xã quản lý, tư nhân quản lý. Ngày 11 tháng 12 năm 2011, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số

4088/2011/QĐ-UB về việc phê duyệt Đề án “Mô hình tổ chức và quản lý điện nông thôn”. Đây là bước chuyển biến quan trọng trong việc lựa chọn xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý điện nhằm xóa bỏ việc cho tư nhân đấu thầu, khoán trắng dưới mọi hình thức (xóa bán tổng). Đây là tiền đề cho công tác xây dựng mô hình tổ chức quản lý kinh doanh điện sau này, với các mô hình HTX

điện độc lập, doanh nghiệp cổ phần hay công ty TNHH…

Ngày 12 tháng 02 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg về giá bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012 theo cơ

chế thị trường. Tức là áp dụng hình thức giá bán điện bậc thang cho tất cả mọi khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trong phạm vi toàn quốc, và đơn vị bán điện phải phát hành hóa đơn tiền điện giá trị gia tăng đến tất cả các khách hàng sử

dụng điện (trước đây giá bán điện theo giá trần và giá sàn do Chính phủ quy

định, các đơn vị thu tiền điện của khách hàng chủ yếu bằng sổ ghi chép). Rất nhiều các đơn vị kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh đã không theo kịp chủ trương của Nhà nước nên tự nguyện bàn giao hệ thống lưới điện cho ngành điện quản lý

để bán điện.

Đến tháng 12 năm 2014, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 52 tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh điện (đã có 187/238 tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tự nguyện bàn giao tài sản lưới điện cho Ngành điện quản lý để bán

điện), trong đó có: 17 HTX kinh doanh điện (trong đó có 01 HTX Nông nghiệp kiêm kinh doanh điện), 18 Công ty Cổ phần, 15 Công ty TNHH, 01 doanh nghiệp tư nhân và 01 Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương).

Đây là những mô hình tổ chức, quản lý kinh doanh điện khá phổ biến đối với thị trường điện lực hiện nay ở nước ta.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

Bảng 4.24. Các đơn vị kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Địa bàn HTX KD điện Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước 1 TP Hải Dương 05 01 2 Huyện Bình Giang 02 02 01 3 Huyện Cẩm Giàng 03 01 01 4 Huyện Thanh Miện 01 01 5 Huyện Tứ Kỳ 01 01 01 6 Huyện Gia Lộc 02 01

7 Huyện Ninh Giang 01

8 Huyện Thanh Hà 05 01

9 Huyện Kim Thành 03 06 01

10 Huyện Kinh Môn 04 01

11 Huyện Nam Sách 02 13 01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 TX. Chí Linh 01

Tổng số 17 34 12

(Nguồn: Phòng Quản lý điện năng – Sở Công Thương Hải Dương)

- Tuy nhiên, các tổ chức quản lý kinh doanh điện chưa thật sự có hiệu quả kinh tế, xã hội, do các mô hình kinh doanh điện chủ yếu hoạt động kinh doanh trong địa bàn phạm vi nhỏ, chưa quan tâm và làm tốt công tác đầu tư

phát triển hệ thống lưới điện như: đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện. Có những doanh nghiệp chỉ quản lý bán điện cho khoảng 60 khách hàng điện sinh hoạt, với sản lượng khoảng 10.000kWh/tháng, doanh thu thuần từ bán tiền

điện khoảng 15 triệu đồng/tháng.

- Nguồn cung cấp điện chưa đáp ứng kịp thời với tình hình phát triển của phụ tải khách hàng sử dụng điện, trong việc thực hiện vai trò, chức năng của thị

trường điện trong cơ chế thị trường. Vào các giờ cao điểm, thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải trong hệ thống lưới điện, gây mất điện ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Do đội ngũ cán bộ quản lý chủ yếu xuất thân từ các mô hình hợp tác xã kinh doanh điện nên trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế. Dẫn đến tình trạng trong quá trình hoạt động kinh doanh đôi khi còn chưa theo các quy định của Nhà nước như: giá bán điện, áp giá bán điện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 còn chưa đúng quy định, giải quyết các thắc mắc của khách hàng sử dụng điện còn chưa rõ ràng nên đôi khi gây nên bức xúc cho khách hàng sử dụng điện, dẫn đến tình trạng khiếu kiện của khách hàng với cơ quan quản lý nhà nước.

- Không phát huy được việc huy động các nguồn lực của xã hội cho công tác phát triển hệ thống lưới điện, như thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong việc xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện. Hệ thống lưới

điện còn chưa đồng bộ, ngày càng xuống cấp có nguy cơ xảy ra mất an toàn

điện và tổn thất hệ thống lưới điện còn cao.

- Việc cập nhật hệ thống các văn bản điều hành, các chế độ chính sách của Nhà nước còn rất yếu kém, rất nhiều các cán bộ chủ chốt còn chưa biết sử

dụng máy vi tính. Chế độ báo cáo định kỳ hàng năm với cơ quản quản lý nhà nước còn chưa thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kv trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 73)