Lĩnh vực giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và công

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kv trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 67)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.5. Lĩnh vực giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và công

* Quy trình thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân về lĩnh vực kinh doanh

điện là trách nhiệm, là nghĩa vụ của Sở Công Thương. Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là mở rộng và củng cố các điều kiện cần thiết, bảo đảm cho mọi tổ chức, cá nhân thực hiện trọn vẹn quyền và nghĩa vụ của mình trong kinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 doanh điện, phát huy quyền dân chủ, bình đẳng của mọi tổ chức, cá nhân trước pháp luật. Phương pháp quản lý đơn thư khiếu nại, tổ cáo của Sở Công Thương như sau:

- Bước 1: Sau khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức hoặc công dân (gọi tắt là người khiếu nại, tố cáo), Giám đốc Sở Công Thương kết luận nội dung báo cáo và giao nhiệm vụ cho phòng Thanh tra Sở Công Thương, Thanh tra Sở có nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu đơn và các tài liệu, bằng chứng mà người khiếu nại, tố cáo cung cấp. Có thể liên hệ với người khiếu nại, tố cáo để tìm hiểu thêm sự việc (nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giữ bí mật cho người tố cáo).

+ Viết báo cáo tóm tắt nội dung đơn khiếu nại, tố cáo, nêu rõ nội dung sự

việc, họ tên, chức vụ người bị tố cáo, phạm vi, tính chất, mức độ vi phạm và đề xuất những biện pháp giải quyết.

+ Xây dựng kế hoạch giải quyết, kế hoạch phải được Giám đốc Sở phê duyệt. - Bước 2: Giám đốc Sở ra Quyết định thụ lý để giải quyết.

+ Quyết định này là căn cứ pháp lý để tiến hành công việc giải quyết tố cáo, và xác định trách nhiệm của người tiến hành thẩm tra, xác minh trước thủ trưởng

đơn vị và trước pháp luật. Trong quyết định nêu rõ:

+ Họ tên, chức vụ của cán bộđược giao nhiệm vụ xác minh. + Nội dung cần xác minh.

+ Thời gian tiến hành.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh. - Bước 3: Tiến hành thẩm tra, xác minh.

Đây là bước thực hiện các biện pháp nghiệp vụ có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định nhất trong quá trình giải quyết nội dung khiếu nại, tố cáo. Những việc cần làm trong bước này:

+ Tiếp xúc với người khiếu nại, tố cáo, yêu cầu họ cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng( nếu có) để làm rõ thêm sự việc.

+ Làm việc với tổ chức hoặc cá nhân bị khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là người bị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 khiếu nại, tố cáo giải trình bằng văn bản kèm theo các bằng chứng (nếu có) để tự

bảo vệ.

+ Tiến hành thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, tài liệu từ các nguồn khác

để làm rõ nội dung sự việc.

Nếu người bị khiếu nại, tố cáo giải trình không rõ và bằng chứng không đảm bảo giá trị pháp lý thì yêu cầu giải trình lại.

+ Khi làm việc với người bị khiếu nại, tố cáo, phải ghi biên bản cụ thể, rõ ràng, những nội dung gì đã được giải trình có căn cứ pháp luật, những nội dung nào chưa giải trình được hoặc không giải trình giải trình được; Hai bên cùng nhau ký biên bản.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo người được giao nhiệm vụ xác minh phải tạo điều kiện để người bị khiếu nại, tố cáo giải trình, đưa ra các bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung khiếu nại, tố cáo.

Phương pháp thẩm tra, xác minh vụ, việc rất đa dạng, song một trong những phương pháp thường được áp dụng là: Khi làm việc với người bị tố cáo, thì đưa ra những cơ sở lập luận của người tố cáo để người bị tố cáo giải trình và ngược lại, khi làm việc với người tố cáo đưa những lý lẽ của người bị tố cáo để người tố cáo làm rõ hơn nội dung tố cáo.

- Bước 4: Kiểm tra tài liệu, chứng cứ hồ sơđối chiếu với các chế độ, chính sách và pháp luật hiện hành của nhà nước.

- Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là căn cứ pháp lý giúp cho việc kết luận đầy đủ, chính xác về tính chân thực của nội dung khiếu nại, tố cáo. Do đó, trước khi kết luận một vấn đề gì nhất thiết phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ các chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ việc.

- Đối chiếu sự việc, tài liệu, bằng chứng với các quy định của chính sách, pháp luật (có hiệu lực trong thời gian xảy ra vụ việc) để xác định đúng sai từng sự việc.

- Bước 5: Dự thảo và hoàn chỉnh kết luận thanh tra, xác minh.

Khi hoàn thành công tác thẩm tra, xác minh cần dự thảo và ban hành kết luận vụ, việc, bao gồm:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 + Tiến hành thông báo dự thảo kết luận cho hai bên đương sự.

Nếu một trong hai bên đương sự chưa đồng ý với kết luận thì yêu cầu bên chưa nhất trí cung cấp thêm tài liệu, chứng cứđể làm rõ và đi đến thống nhất.

Nếu cả hai bên đương sự chưa thống nhất, một trong hai bên hoặc cả hai bên không cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng thì ghi biên bản lưu hồ sơ (có thể thẩm tra, xác minh lại nếu cần).

Đây là phần quan trọng, quyết định hiệu quả của quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kết luận phải gọn gàng, chính xác, viện dẫn điều luật hoặc chính sách phải đầy đủ cả về nội dung và hình thức văn bản. Kết luận được chia làm ba phần:

+ Phần thứ nhất: Nêu tình hình đặc điểm chung: Giới thiệu khái quát vềđương sự; tóm tắt nội dung khiếu nại, tố cáo; kết quảđã giải quyết lần trước (nếu có).

+ Phần thứ hai: Nêu nội dung cụ thể: Nêu quá trình thẩm tra, xác minh và kết quả thẩm tra, xác minh từng nội dung; khẳng định nội dung đúng – sai của các bên

đương sự; chỉ ra nguyên nhân (khách quan, chủ quan), trong đó nguyên nhân chủ

quan là chủ yếu; làm rõ những sai phạm về kinh tế, chính trị xã hội và tổ chức. + Phần thứ ba: Nêu kết luận kiến nghị: Nêu những hành vi vi phạm, quy rõ trách nhiệm đối với cá nhân hoặc tập thể.

Nếu hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì đề nghị

Giám đốc Sở cho làm thủ tục chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xét xử.Viện kiểm sát xử lý theo pháp luật tố tụng hình sự.

- Bước 6: Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung khiếu nại, tố

cáo, người giải quyết khiếu nại, tố cáo tiến hành xử lý theo thẩm quyền.

+ Trong trường hợp người bị khiếu nại, tố cáo không vi phạm thì phải kết luận rõ ràng và thông báo bằng văn bản cho người bị khiếu nại, tố cáo, cơ quan quản lý người bị khiếu nại, tố cáo biết, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý người cố tình khiếu nại, tố cáo sai sự thật.

+ Trong trường hợp người bị khiếu nại, tố cáo có vi phạm thì phải xử lý kỷ

luật, xử phạt hành chính, thì xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, đồng thời áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để quyết định kiến nghị xử lý được chấp hành nghiêm chỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 + Trong trường hợp hành vi bị khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm Sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

+ Thanh tra Sở phải gửi văn bản kết luận vụ việc khiếu nại, tố cáo và quyết

định xử lý khiếu nại, tố cáo cho Thanh tra tỉnh, UBND tỉnh, thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết kết quả giải quyết nếu họ có yêu cầu, trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước.

- Bước 7: Những việc cần làm sau khi giải quyết khiếu nại, tố cáo:

+ Tổ chức rút kinh nghiệm giải quyết vụ việc, tập hợp và hoàn chỉnh bàn giao hồ sơ lưu trữ theo quy định của luật định.

+ Căn cứ quyết định xử lý, Giám đốc Sở giao cho các cơ quan chức năng tổ

chức thực hiện.

* Kết quả thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Hàng năm, Sở Công Thương thường tiếp nhận và giải quyết các đơn thư

khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân chủ yếu là các khách hàng về sử dụng

điện. Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu ở các vấn đề như: giá và áp giá bán điện cho các mục đích sử dụng điện không đúng theo quy định

Bảng 4.22. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo

Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số vụ Thu hồi GP Số vụ Thu hồi GP Số vụ Thu hồi GP 1 DN nhà nước 00 00 00 00 00 00 2 DN tư nhân 03 00 04 00 05 01 3 Hợp tác xã 02 01 03 00 00 00 Tổng 05 01 07 00 05 01

(Nguồn: Phòng Thanh tra – Sở Công Thương) * Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Sở Công Thương

Qua Bảng 4.22 ta thấy, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo trong một năm không nhiều, chỉ một số vụ tập trung vào các tổ chức tư nhân tham gia kinh doanh bán điện. Sở Công Thương luôn tổ chức kịp thời các đoàn thanh tra, kiểm tra để điều tra xác minh, xử lý các đơn vị vi phạm về giá và áp giá bán điện. Gần đây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 nhất, vào tháng 12 năm 2014, Sở Công Thương đã kịp thời giải quyết, thu hồi Giấy phép kinh doanh điện của một tổ chức bàn giao cho Công ty Điện lực quản lý, đảm bảo theo đúng quy trình, công tâm, khách quan và được người dân ủng hộ.

Điều này cho thấy, mặc dù số lượng không nhiều, nhưng công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức cá nhân luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở quan tâm chỉđạo xử lý để đảm bảo tình hình chính trị tại địa phương có khiếu kiện và đảm bảo về đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong kinh doanh điện đến 35kv trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)