Kết luận kết quả nuôi

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý ao nuôi bè nuôi nghề nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 29)

Rau xanh 10 Rau xanh 10

Hàm lƣợng đạm 15 - 16 Hàm lƣợng đạm 15 - 16 Hàm lƣợng đạm 16 - 18

* Công thức phối trộn thức ăn cho cá ba sa nuôi trong bè:

Tùy theo nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng, giá của nguyên liệu sử dụng vào chế biến thức ăn mà thức ăn đƣợc phối trộn theo công thức sau:

Bảng 2.7: Công thức phối trộn thức ăn tự chế biến cho cá nuôi bè

Công thức 1 Công thức 2

Nguyên liệu Tỉ lệ (%) Nguyên liệu Tỉ lệ (%)

Cám gạo 29 Cám gạo 44

Cá tạp 50 Bột cá lạt 35

Tấm 10 Bánh dầu 10

Rau xanh 20 Rau xanh 20

Thành phần khác (cua, ốc, ruột gia cầm)

10 Thành phần khác (cua, ốc, ruột gia cầm)

10

Vitamin C 10g/100 kg thức ăn

Vitamin C 10g/100kg

thức ăn

Hàm lƣợng đạm 18 - 20 Hàm lƣợng đạm 25 - 28

1.2.3. Các bƣớc tiến hành chế biến thức ăn cho cá

Bƣớc 1: Chuẩn bị nguyên liệu

- Bắp, sắn khô, đậu tƣơng đã đƣợc nghiền nhỏ để riêng từng loại. - Rau xanh đã nhặt, rửa sạch, cắt nhỏ.

- Cá tạp đã rửa sạch, các sản phẩm bị hƣ hỏng, thối rữa đã loại bỏ.

Bƣớc 2: Cân các loại nguyên liệu

Cân các nguyên liệu đã xác định theo công thức thức ăn định phối trộn.

Bƣớc 3: Xay nguyên liệu tƣơi

Cho cá tạp vào máy xay, sau đó cho rau xanh vào xay cùng.

Bƣớc 4: Trộn các nguyên liệu

- Trộn các nguyên liệu khô với nguyên liệu ƣớt.

- Các nguyên liệu có tỷ lệ nhiều trộn trƣớc, nguyên liệu có tỷ lệ ít trộn sau.

Bƣớc 5: Nấu chín thức ăn

Chuẩn bị nguyên liệu

Cân nguyên liệu và trộn đều

Nấu chín

- Nguyên liệu đã đƣợc trộn đều xay nhuyễn rồi cho vào lò nấu chín. - Lò nấu có thể cỡ 1-1,5m3, có động cơ để đảo trộn đều thức ăn khi nấu.

Bƣớc 6: Trộn bổ sung vitamin C, premix

Thức ăn đã nấu chín phải để nguội, sau đó trộn thêm premix khoáng (1%) và vitamin C (10g/kg thức ăn) nhằm mục đích kích thích cá ăn nhiều và tăng sức đề kháng.

Bƣớc 7: Tạo viên

Sau cùng cho thức ăn vào máy ép cắt thức ăn thành dạng sợi ngắn hoặc viên hoặc nắm thành cục nhỏ (nếu không có máy ép viên).

Hình 2.12: Nấu thức ăn

Lưu ý:

Thức ăn được nấu chín giúp cá hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi;

Ngoài phương pháp chế biến và sử dụng thức ăn cho cá như trên, người nuôi cần bổ sung một lượng nhỏ vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho cá;

Lượng vitamin C dùng: 1,5- 2g/ kg thức ăn;

Mỗi tháng nên cho cá ăn bổ xung vitamin C một lần, mỗi lần cho cá ăn từ 3-5 ngày;

Nên bổ sung vitamin C vao thức ăn nấu chín đã để nguội để hạn chế thất thoát vitamin C ở nhiệt độ cao.

Hình 2.13: Máy ép cắt thức ăn thành dạng sợi ngắn

2. Cho cá ăn

- Cần cho cá ăn theo phƣơng pháp bốn đúng: đúng hàm lƣợng đạm, đúng số lƣợng, đúng cỡ viên thức ăn và đúng giờ.

+ Đúng chất lƣợng: thức ăn cho cá phải có đầy đủ cả về thành phần và hàm lƣợng chất dinh dƣỡng gồm chất đạm, chất béo, chất đƣờng bột đặc biệt là các vitamin và khoáng chất. Hàm lƣợng đạm trong thức ăn phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu ở các giai đoạn phát triển của cá.

+ Đúng số lƣợng: lƣợng thức ăn cho cá ăn hàng ngày phải đƣợc tính toán dựa vào khối lƣợng cá trong ao nuôi đảm bảo cá ăn đủ không bị đói và không thừa thức ăn.

+ Đúng cỡ viên thức ăn: sử dụng thức ăn công nghiệp có cỡ viên thức ăn phù hợp với cỡ cá để cá bắt mồi tốt. Phối trộn cỡ thức ăn lớn nhỏ nếu cá phân đàn để đảm bảo cá nhỏ, cá lớn đều có đủ thức ăn.

+ Đúng giờ: cho cá ăn vào những giờ nhất định trong ngày phù hợp với đặc tình bắt mồi của cá. Tập cho cá ăn vào những giờ nhất định còn giúp ngƣời nuôi dễ dàng quan sát hoạt động ăn của cá, dọn thức ăn dƣ thừa, điều chỉnh lƣợng thức ăn nhằm hạn chế đƣợc ô nhiễm môi trƣờng. phát hiện những biểu hiện bất thƣờng của cá kịp thời.

Để thực hiên cho cá ăn theo phƣơng pháp 4 đúng, ngƣời nuôi cá cần phải xác định đƣợc lƣợng thức ăn hàng ngày của cá, thời điểm cho ăn, số lần cho ăn và loại thức ăn ở từng giai đoạn phát triển.

2.1. Xác định lƣợng thức ăn hàng ngày cho cá 2.1.1. Xác định khẩu phần ăn của cá

- Khẩu phần thức ăn là lƣợng thức ăn cần cung cấp đầy đủ cho cá trong thời gian là một ngày.

- Khẩu phần ăn của cá phụ thuộc vào cỡ cá và loại thức ăn: cá nhỏ có khẩu phần ăn lớn hơn cá lớn. Cho cá ăn thức ăn công nghiệp thì khẩu phần ăn thấp hơn thức ăn chế biến (bảng 1-7).

Bảng 2.8: Khẩu phần ăn của cá

Loại thức ăn Cỡ cá Tỉ lệ cho ăn (% so với

trọng lƣợng cá)

Thức ăn công nghiệp 10 – 20 cm > 25 cm 2,5 2 Thức ăn tự chế biến 10 – 20 cm > 25 cm 5 – 8 4 - 6

Ví dụ: nếu cho ăn thức ăn tự chế biến, khi cá cỡ 10-20cm thì cho ăn 5-8% trọng lƣợng cá, có nghĩa là cứ 100kg cá thì cho ăn 5-8 kg thức ăn. Khi cá cỡ > 25 cm thì cho ăn 4-6% trọng lƣợng cá, có nghĩa là cứ 100kg cá thì cho ăn 4-6 kg thức ăn.

2.1.2. Xác định lƣợng thức ăn mỗi ngày cho cá tra, cá ba sa

- Lƣợng thức ăn mỗi ngày là tổng lƣợng thức ăn dự kiến cho cá ăn trong ngày. Lƣợng thức ăn dự kiến mỗi ngày là cơ sở giúp ngƣời nuôi cá tra quyết định lƣợng thức ăn thực tế mỗi ngày cho ao tùy theo tình trạng sức khỏe cá tra, tình trạng ao, thời tiết trong ngày.

Muốn tính lƣợng thức ăn mỗi ngày cần phải biết:

- Khẩu phần thức ăn: là lƣợng thức ăn cho cá trong 1 ngày tính bằng % so với trọng lƣợng cá nuôi (bảng 1-7). Thông thƣờng khẩu phần ăn đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trên bao bì thức ăn công nghiệp.

- Số cá có trong ao tại thời điểm cho ăn: đƣợc xác định bằng cách lấy số cá thả ban đầu trừ tổng số cá chết theo dõi qua các ngày nuôi.

- Khối lƣợng trung bình của cá đang nuôi: đƣợc tính bằng cách định kỳ thu mẫu tối thiểu 2 tuần hoặc 1 tháng 1 lần ở một số vị trí đại diện của ao. Mỗi lần thu mẫu khoảng 20-30 con cá để lấy khối lƣợng trung bình.

- Lƣợng thức ăn trong ngày: đƣợc tính dựa vào số cá có trong ao tại thời điểm cho ăn với khối lƣợng trung bình của cá và tỷ lệ % thức ăn so với trọng lƣợng cơ thể cá (khẩu phần ăn)

Công thức tính lƣợng thức ăn mỗi ngày nhƣ sau:

Khối lƣợng thức ăn trong ngày = Số cá có trong ao x khối lƣợng cơ thể cá x Tỷ lệ % thức ăn so với trọng lƣợng cơ thể cá

2.2. Xác định thời gian, số lần cho cá ăn

Nên chọn thời điểm cá bắt mồi nhiều để cá ăn tập trung, nhanh và nhiều do đó thời gian cho ăn và số lần cho cá ăn nhƣ sau:

- Cho ăn 2 lần trong ngày: Sáng và chiều mát

- Thời điểm cho ăn tốt nhất: buổi sáng từ 6-10 giờ và chiều mát từ 16-18 giờ.

- Trong 2 tháng trƣớc khi thu hoạch, có thể tăng số lần cho ăn trong ngày để cá tăng trọng nhanh.

2.3. Thực hiện cho cá ăn 2.3.1. Cho cá ăn trong ao

- Bắt đầu cho cá ăn đủ lƣợng thức ăn theo khẩu phần sau khi thả giống khoảng 3-4 ngày.

- Cho cá ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.

- Khi cá đạt 50-80g/con thì cho ăn theo khẩu phần tối đa 5% và giảm khẩu phần ăn theo trọng lƣợng tăng lên của cá, vào những tháng cuối cho ăn khoảng 2- 3% so với trọng lƣợng cá.

- Khi cho ăn nên rải đều khắp ao, thức ăn phải đƣợc đƣa xuống ao từ từ để toàn bộ số cá trong ao nuôi đều có thể ăn đƣợc. Trong 1 ha ao nuôi cá việc cho ăn nên kéo dài 1-1,5 giờ.

- Hoặc cho cá ăn tại cầu cho ăn. Nên có khung cho ăn để thức ăn không bị phân tán khắp ao.

- Trong quá trình cho cá ăn cần quan sát hoạt động bắt mồi, theo dõi tình hình ăn của cá và kiểm tra tăng trọng cá, tình hình thời tiết để tính toán điều chỉnh lƣợng thức ăn cho hợp lý và hiệu quả, không để cá ăn thiếu hoặc thừa thức ăn.

- Cần tránh tình trạng cho quá nhiều thức ăn vào ao, cá ăn không hết, thức ăn dƣ thừa sẽ làm ô nhiễm nƣớc.

- Nên sử dụng thức ăn có cỡ viên phù hợp giai đoạn phát triển của cá. Trộn thức ăn cỡ nhỏ với cỡ lớn theo tỷ lệ phân đàn hay khi chuyển cỡ mồi.

Hình 2.15: Cho cá ăn nuôi trong ao

- Cho cá ăn mỗi ngày 2-3 lần.

- Nên cho cá ăn vào lúc thủy triều lên hoặc xuống để kích thích tính bắt mồi của chúng và khi cho ăn no cũng là lúc nƣớc chảy mạnh, cá sẽ không bị mệt.

- Thả thức ăn từ từ vào bè và chia ra nhiều điểm trong bè để tất cả cá đều đƣợc ăn, cá sử dụng hết lƣợng thức ăn không gây lãng phí và ô nhiễm môi trƣờng. Không nên thả thức ăn một lần xuống bè.

- Thời gian cho cá tra ăn thƣờng dài hơn so với cá ba sa vì cá ba sa có đặc tính ít tranh ăn hơn cá tra khi ăn no sẽ xuống đáy bè. Cá tra có tính háu ăn và tranh giành mồi, con lớn thƣờng giành đƣợc mồi trƣớc con nhỏ và sau khi ăn xong chúng sẽ bỏ đi, những con nhỏ chƣa no thì tiếp tục ăn.

- Cần quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn cũng nhƣ tình hình tăng trƣởng của cá để điều chính lƣợng thức ăn cho hợp lý, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thức ăn.

- Cần theo dõi tình hình sức khỏe của cá, khi phát hiện cá bị bệnh thì ngừng cho ăn để chữa trị bệnh.

- Không đƣợc cho cá ăn thức ăn tự chế biến đã để quá lâu hoặc bị ôi thiu, vì dễ làm cho cá bị bệnh.

Hình 2.16: Cho cá ăn trong bè

- Một phƣơng pháp đang đƣợc khuyến cáo thực hiện là cho ăn cách ngày. Sử dụng lịch „cho ăn cách ngày” nghĩa là cho ăn thức ăn hàm lƣợng đạm cao xen kẽ với cho ăn thức ăn hàm lƣợng thấp.

- Thực hiện cho ăn cách ngày có thể chậm thu hoạch hơn 2-3 tuần nhƣng đạt đƣợc lợi nhuận kinh tế qua việc tiết kiệm chi phí thức ăn và giảm ô nhiễm môi trƣờng.

2.4. Tính hệ số thức ăn

Hệ số thức ăn nuôi cá (HSTĂ) là số kg thức ăn phải tiêu tốn để thu đƣợc 1 kg cá tăng trọng.

Hệ số thức ăn đƣợc tính bằng cách lấy tổng lƣợng thức ăn đã cho cá ăn chia cho tổng trọng lƣợng cá tăng lên khi thu hoạch.

Ví dụ cho cá ăn hết 1000kg thức ăn mà tăng trọng của cá đạt đƣợc 500kg thì hệ số thức ăn là: 1000/500 = 2. Có nghĩa là cá ăn 2 kg thức ăn thì tăng trọng đƣợc 1kg cá.

Công thức tính hệ số thức ăn:

HSTĂ = Khối lƣợng thức ăn đã cho ăn trong suốt thời gian nuôi/sản lƣợng (cá) thu hoạch đƣợc.

Thông thƣờng hệ số thức ăn công nghiệp dao động từ 1,5 – 2 là thức ăn tốt. Hệ số thức ăn tự chế với công thức ở phần trên (bảng 1-6) đối với cá tra trung bình từ 3-3,5.

Hệ số thức ăn càng lớn thì thức ăn càng kém hiệu quả. Ví dụ thức ăn có hệ số là 2,5/1 sẽ tốt hơn thức ăn có hệ số là 3,0/1.

Hệ số thức ăn không những phụ thuộc vào chất lƣợng thức ăn mà còn phụ thuộc vào cách cho ăn, điều kiện môi trƣờng...Ví dụ cho ăn dƣ thừa cũng làm tăng cao hệ số thức ăn.

Việc tính toán hệ số chuyển đổi thức ăn rất quan trọng đối với ngƣời nuôi cá. Dựa vào hệ số này mà ngƣời nuôi đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng thức ăn, để điều chỉnh thức ăn, chế độ cho ăn, quản lý môi trƣờng.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Các yêu cầu về thức ăn công nghiệp. Khẩu phần thức ăn. Lƣợng thức ăn hàng ngày.

Bài tập 2: Thực hành tính lƣợng thức ăn viên cho cá tra nuôi trong ao có diện tích 8000m2, mật độ thả là 20con/ m2, trọng lƣợng trung bình 80g/con, khẩu phần ăn là 2,5%.

Bài tập 3: Thực hành tính lƣợng thức ăn trong ngày cho 2000 con cá, trọng lƣợng trung bình là 50g/con theo bảng hƣớng dẫn cho ăn của nhà sản xuất thức ăn.

Bài tập 5: Thực hành chế biến thức ăn.

C. Ghi nhớ

Cho cá ăn ngày 2 lần; 6-10 giờ sáng và 16-18 giờ chiều.

Khẩu phần ăn giảm dần về cuối vụ.

Cần quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn cũng như tình hình tăng trưởng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thức ăn.

Cần theo dõi tình hình sức khỏe của cá, khi phát hiện cá bị bệnh thì ngưng cho ăn để chữa trị.

Không được cho cá ăn thức ăn tự chế biến đẽ để lâu hoặc bị ôi thiu vì dễ làm cá bệnh.

Thức ăn của cá phải đảm bảo không chứa các loại hóa chất hay thuốc kháng sinh đã bị cấm.

Bài 3: KIỂM TRA CÁ Mã bài: MĐ03-3 Giới thiệu:

Trong quá trình nuôi cá việc kiểm tra sinh trƣởng hàng tháng là rất cần thiết nhằm xác định khối lƣợng trung bình (kích cỡ) của cá, từ đó tính tăng trọng/tháng đƣợc bao nhiêu gam để có biện pháp điều chỉnh số lƣợng và chất lƣợng thức ăn, xử lý nƣớc giúp cá tăng trƣởng nhanh.

Mục tiêu:

Học xong bài này học viên có khả năng:

- Quan sát, đánh giá đƣợc sức khỏe hàng ngày của cá trong ao, bè nuôi; - Kiểm tra, đánh giá đƣợc tốc độ sinh trƣởng của cá tra, cá ba sa qua các tháng nuôi;

- Khắc phục đƣợc tình trạng thịt cá bị vàng.

A. Nội dung

1. Kiểm tra hoạt động của cá 1.1. Quan sát cá hoạt động 1.1. Quan sát cá hoạt động

- Hàng ngày theo dõi hoạt động bơi lội của cá đặc biệt là lúc 5-6 giờ sáng và lúc cho ăn để biết tình trạng sức khỏe của cá.

- Một số những biểu hiện bất thƣờng ở cá:

+ Cá nổi lên mặt nƣớc, đớp không khí để thở gọi là hiện tƣợng cá nổi đầu do thiếu ôxy. Nếu thiếu ôxy kéo dài thì màu sắc trên lƣng cá nhợt nhạt.

+ Cá bơi chậm hoạt động bắt mồi yếu, bơi rải rác và thƣờng bơi tầng mặt hoặc dạt vào bờ, bơi nghiêng là cá đã bị bệnh.

+ Cá quẫy mạnh, bơi không định hƣớng thƣờng do cá bị bệnh ký sinh trùng - Khi thấy cá có biểu hiện bất thƣờng thì tiến hành bắt 5-10 con cá để quan sát đồng thời kiểm tra lại toàn bộ quá trình nuôi để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

1.2. Quan sát cá ăn

- Khi cho cá ăn cần theo dõi hoạt động bắt mồi của cá để biết tình trạng sức khỏe của cá hoặc giúp ngƣời nuôi điều chỉnh thức ăn.

- Cá bắt mồi kém có thể do những nguyên nhân: do cá yếu, bị bệnh, do thức

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý ao nuôi bè nuôi nghề nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)