Kiểm tra mức độ tăng trƣởng của cá

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý ao nuôi bè nuôi nghề nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 40)

- Một tháng một lần hoặc 15 ngày một lần ngƣời nuôi cần kiểm tra mức độ tăng trƣởng của cá nuôi bằng cách đánh bắt ngẫu nhiên 25-30 con và đo chiều dài, cân trọng lƣợng cá để xác định trọng lƣợng trung bình của cá.

- Kết quả thu đƣợc so sánh với kết quả kiểm tra tháng trƣớc để biết cá lớn nhanh hay chậm, đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe và bệnh của cá.

3.1. Kiểm tra khối lƣợng cá

Các bước thực hiện:

Bƣớc 1. Chuẩn bị dụng cụ

- Dụng cụ thu mẫu cá: lƣới, vợt, chài. - Vật chứa cá: rổ, xô, thau.

Chuẩn bị dụng cụ Thu mẫu cá Cân cá Tính độ khối lƣợng trung bình của cá

- Cân đồng hồ: loại 1kg-5kg phụ thuộc vào cỡ cá. - Giấy bút, thƣớc kẻ li hoặc thƣớc dây.

Bƣớc 2. Thu mẫu cá

- Định kỳ kiểm tra: 15 ngày hay mỗi tháng một lần bắt cá lên kiểm tra kích thƣớc và khối lƣợng của cá.

- Cách thu mẫu cá: Dùng vợt vớt cá hoặc dùng lƣới kéo. - Số cá cần kiểm tra: mỗi lần từ 15 - 20 con .

- Mẫu cá thu để kiểm tra phải đại diện cho đàn cá gồm cả cá lớn, cá nhỏ và cá trung bình.

Lƣu ý:

- Khi thu mẫu cá cần nhẹ nhàng tránh làm cá xây xát, tổn thƣơng da, vây. - Nên kiểm tra cá vào lúc trời mát mẻ.

Bƣớc 3. Cân cá

Có 2 cách cân cá: cân cá thể và cân toàn bộ.

Cách 1: Cân cá thể

Cân cá thể là cân từng con cá và ghi kết quả cho đến khi hết số cá mẫu. Cách tiến hành nhƣ sau:

- Bắt từng con cá bằng tay, dùng vải mềm lau khô thân cá. - Đặt cá lên cân.

- Đọc kết quả cân, chiều dài cá, tình trạng cá và ghi số liệu vào bảng kiểm tra cá.

- Chuyển cá đã cân sang một xô, thau khác hay thả xuống ao.

- Tính khối lƣợng của toàn bộ cá bằng cách cộng khối lƣợng của tất cả các con cá đã cân (15-20 con).

Bảng 3.1: Kiểm tra cá

Mẫu cá Khối lƣợng (g) Biểu hiện bên ngoài của cá

1 Bình thƣờng 2 Có đốm đỏ trên da 3 ……….. 4 … … 20 Tổng

Cách 2. Cân toàn bộ

- Thực hiện cân một lần tất cả cá cần kiểm tra, sau đó tính khối lƣợng trung bình của cá dựa vào tổng khối lƣợng cá mẫu đƣợc cân và số con cá đem cân.

Cả 2 phƣơng pháp cân cá đều có những ƣu nhƣợc điểm riêng, tùy theo điều kiện cụ thể mà chọn cách cân cho phù hợp.

Bảng 3.2: So sánh ƣu nhƣợc của 2 phƣơng pháp cân cá

Cách cân cá Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Cân cá thể Vừa kiểm tra đƣợc khối lƣợng cá, vừa kiểm tra đƣợc sự phân hóa kích cỡ trong đàn và các dấu hiệu bất thƣờng trên cá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chậm, mất công, dễ làm cá bị xây xát do phải bắt từng con cá.

Cân toàn bộ Kiểm tra nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, cá khỏe, ít bị xây xát.

Chỉ kiểm tra đƣợc khối lƣợng cá, khó kiểm tra đƣợc sự phân hóa kích cỡ trong đàn và các dấu hiệu bất thƣờng trên cá.

Bƣớc 4. Tính khối lƣợng trung bình của cá

Sau khi cân hết số cá cần kiểm tra ta lấy tổng cộng khối lƣợng cá đã cân chia cho số cá đã cân để biết khối lƣợng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra.

Công thức tính nhƣ sau:

Tổng khối lƣợng cá cân đƣợc Khối lƣợng trung bình của cá =

Số lƣợng cá đem cân

3.2. Tính độ tăng trƣởng của cá

- Độ tăng trƣởng của cá (độ lớn của cá) là khối lƣợng của cá tăng lên ở lần kiểm tra này so với lần kiểm tra trƣớc hay nói khác là khối lƣợng cá tăng thêm sau 15 ngày hay một tháng nuôi. Nếu khối lƣợng cá tăng thêm càng lớn thì tốc độ tăng trƣởng càng cao, ngƣợc lại khối lƣợng cá tăng thêm càng ít thì tốc độ sinh trƣởng càng thấp.

- Căn cứ vào khối lƣợng của cá tăng lên trong một tháng nuôi nhiều hay ít mà ngƣời nuôi biết đƣợc cá tăng trƣởng nhanh hay chậm. Nếu cá lớn chậm cần tìm hiểu nguyên nhân, điều chỉnh chế độ cho ăn.

Công thức tính độ tăng trƣởng của cá nhƣ sau:

Khối lƣợng của cá tăng lên trong một tháng nuôi = Khối lƣợng trung bình tại thời đểm kiểm tra - Khối lƣợng trung bình kiểm tra tháng trƣớc

Ví dụ 1: Xác định độ tăng trƣởng của cá nuôi trong ao.

Cách tiến hành nhƣ sau:

- Chuẩn bị các dụng cụ kiểm tra cá: lƣới, vợt, đồ chứa cá, cân. - Đánh bắt ngẫu nhiên 30 con cá có kích cỡ lớn, nhỏ và trung bình. - Cân toàn bộ 30 con cá có tổng khối lƣợng là 4500g.

- Tính khối lƣợng trung bình của cá: 4500g : 30 con = 150g

Vậy khối lƣợng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra là 150g/con cá. - So sánh với khối lƣợng trung bình của cá tại thời điểm kiểm tra tháng trƣớc là 70g/con cá thì khối lƣợng của cá tăng lên trong một tháng nuôi là:

150g – 70g = 80g/con cá

Qua khảo sát thực tế cá tra nuôi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy cỡ cá thả ban đầu là 30-35g/con thì sau 1 tháng nuôi đạt 70-75g/con, sau 2 tháng đạt 150-170g/con, ở các tháng nuôi thứ 3 thứ 4 cá tăng trọng nhanh hơn và sau 6 tháng nuôi đạt 8000 -1000g/con. Tuy nhiên, số liệu chỉ mang tính chất tham khảo vì các vùng nuôi khác nhau không hoàn toàn nhƣ nhau.

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý ao nuôi bè nuôi nghề nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 40)