Tầm quan trọng việc xử lý chất thải

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý ao nuôi bè nuôi nghề nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 69)

1.1. Ô nhiễm môi trƣờng với nghề nuôi cá tra, ba sa

- Các nghiên cứu cho thấy, để đạt đƣợc sản lƣợng trung bình khoảng 150 tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn FRC là 1,6 cần sử dụng lƣợng thức ăn tối thiểu là 240 tấn và lƣợng chất hữu cơ thải ra môi trƣờng là 192 tấn.

Bảng 5.1: Ƣớc lƣợng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra

Cách tính Khối lƣợng (tấn)

Sản lƣợng cá 150

Thức ăn sử dụng Thức ăn chứa 5%N, 1,2%P, FCR=1,6

240 Chất thải phát sinh Bằng 80% thức ăn khô 192 Chất thải dạng N 37% N đƣợc cá hấp thu 7,6 Chất thải dạng P 45% P đƣợc cá hấp thu 2,88 Chất thải dạng BOD5 0,22 kg BOD5/kg thức ăn

(Wimberly, 1990) 52 Khả năng phú dƣỡng của tảo Bằng 2- 3 lần lƣợng thức ăn sử dụng 480-7420

(Nguồn TT. Nghiên cứu Môi trường & XLN Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam)

Hình 5-1: Nƣớc ao nuôi cá tra xả thẳng ra sông

- Hiện nay ô nhiễm nguồn nƣớc mặt do nuôi cá tra đang hết sức nghiêm trọng. “Những ngƣời nuôi cá tra đều không quan tâm đến việc xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải từ ao nuôi cá, mạnh ai nấy xả nguồn nƣớc ô nhiễm này ra sông rạch.

- Sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi cá tra và thái độ không quan tâm xử lý nƣớc thải để bảo vệ môi trƣờng của ngƣời nuôi cá sẽ làm các sông rạch mất khả năng tự làm sạch và ô nhiễm nghiêm trọng” (Theo tiến sĩ Lý Thị Thanh Loan, giám đốc Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trƣờng và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Nam bộ) gây ra tình trạng tôm cá trên sông rạch bị chết

- Với lƣợng chất thải lớn và nồng độ các chất ô nhiễm khá cao, chất thải từ ao nuôi cá tra đã và đang tác động rất lớn đến môi trƣờng nƣớc, ảnh hƣởng tiêu cực không chỉ đến nghề nuôi mà còn tác động đến hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân.

Hình 5-3: Chất thải từ ao nuôi cá tra

- Trƣớc tình hình ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải từ các ao nuôi cá tra, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bàn hành một số qui định (Thông tƣ 44/2010/TT-BNNPTNT) về điều kiện cơ sở vùng nuôi cá tra. Theo đó hệ thống nuôi cá tra phải có các điều kiện sau:

+ Hệ thống xử lý nƣớc thải: khuyến khích cơ sở, vùng nuôi cá tra có khu vực xử lý nƣớc thải từ ao nuôi trƣớc khi thải ra môi trƣờng.

+ Khu chứa bùn thải: cơ sở, vùng nuôi cá tra phải có khu chứa bùn thải đảm bảo xử lý hết lƣợng bùn thải trong quá trình nuôi và cải tạo vét bùn trƣớc khi thả

nuôi, khu chứa bùn thải phải có bờ ngăn không để bùn và nƣớc từ bùn thoát ra môi trƣờng xung quanh.

- Nƣớc thải từ các ao nuôi cá tra phải qua xử lý, đạt các yêu cầu về hàm lƣợng chất lơ lửng, ni tơ, phốt pho...mới đƣợc thải ra sông, rạch.

Bảng 5.2: Yêu cầu chất lƣợng nƣớc thải từ ao nuôi cá tra sau khi xử lý

TT Thông số cho phép công thức Ký hiệu/ Đơn vị Giới hạn cho phép

1 Amoniac NH3 mg/l ≤ 0,3

2 Phosphat PO43- mg/l < 10

3 Cacbondioxit CO2 mg/l < 12

4 Sunfua H2S mg/l ≤ 0,05

5 Chất rắn lơ lửng SS mg/l < 100

6 Oxy sinh hoá BOD5 mg/l < 30

7 Oxy hoà tan DO mg/l ≥ 2,0

8 pH pH - 5 - 9

9 Dầu mỡ khoáng - - Không quan sát thấy nhũ

10 Mùi, cảm quan - - Không có mùi khó chịu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2. Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải

- Xử lý chất thải chính là kiểm soát lƣợng nƣớc thải và bùn đáy ao nuôi cá vào sông rạch, hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng từ nghề nuôi cá tra, ba sa có ý nghĩa quan trọng giúp cho quá trình sản xuất phát triển mà vẫn đảm bảo môi trƣờng bền vững.

- Xử lý chất thải còn hạn chế đƣợc dịch bệnh phát sinh và lây lan mầm bệnh.

- Tận dụng chất thải làm phân bón.

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý ao nuôi bè nuôi nghề nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 69)