Kiểm tra pH nƣớc ao nuôi cá

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý ao nuôi bè nuôi nghề nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 48)

2.1. Ảnh hƣởng của pH nƣớc ao nuôi đến cá

- pH thích hợp với ao nuôi cá tra là 7,0 - 8,5, dao động không quá 0,5 đơn vị trong một ngày đêm.

- pH quá cao (>9) hay quá thấp (<6) đều ảnh hƣởng đến sức khỏe của cá, cá chậm lớn, dễ bị bệnh. Đồng thời khi pH nƣớc quá cao hay quá thấp còn làm tăng hàm lƣợng khí độc (NH3 và H2S) trong ao.

- Trong ao nuôi cá, pH nƣớc biến động trong ngày, thấp nhất vào lúc gần sáng, cao nhất vào quá trƣa. Nếu chênh lệch pH nƣớc giữa buổi trƣa và buổi sáng lớn hơn 0,5 đơn vị sẽ gây ảnh hƣởng đến cá nuôi.

- pH nƣớc ao nuôi cũng có thể giảm thấp vào những ngày trời mƣa do phèn bị rửa trôi từ bờ xuống ao.

Do đó, ngƣời nuôi cần kiểm tra pH hàng ngày vào hai thời điểm: 5-6 giờ sáng và 13-14 giờ chiều để có biện pháp xử lý kịp thời khi pH nƣớc ao không nằm trong giới hạn thích hợp với cá nuôi hoặc thay đổi quá lớn trong ngày.

2.2. Đo pH nƣớc ao nuôi

2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ đo pH

pH nƣớc thƣờng đƣợc đo bằng một trong các dụng cụ sau:

- Bộ thử nhanh pH nƣớc (Test kit pH).

- Giấy đo pH. - Máy đo pH.

2.2.2. Đo pH nƣớc

- Vị trí đo pH: cách bờ khoảng 2m, nơi có độ sâu vừa phải. Khi lấy mẫu nƣớc đo pH nên lấy cách mặt nƣớc khoảng 0,5m.

+ Với ao nhỏ, thu mẫu nƣớc ở 2 vị trí đối xứng. + Với ao lớn, lấy thêm mẫu ở giữa ao.

- Thời gian đo pH:

+ Mỗi ngày đo pH nƣớc 2 lần vào lúc: 5-6 sáng và 13-14 giờ chiều.

+ Khi thời tiết thay đổi, mƣa bão, tảo tàn, xử lý hóa chất cũng cần theo dõi diễn biến pH nƣớc ao nuôi.

Đo pH nƣớc bằng bộ thử nhanh (tes kit)

- Bộ thử nhanh gồm: + Lọ thuốc thử + Thang so màu

+ Lọ nhựa chia vạch dùng để chứa chứa mẫu nƣớc

- Dễ sử dụng, sai số ít, giá thành khá thấp nên thƣờng đƣợc sử dụng ở cơ sở nuôi nhỏ, hộ gia đình

- Các bƣớc tiến hành: Hình 4.2: Bộ tes kit

Bƣớc 1: lấy nƣớc mẫu

- Tráng lọ 2-3 lần bằng nƣớc ao

- Múc nƣớc ao vào lọ đến mức qui định trên vạch chia độ

- Lau khô bên ngoài lọ

a

Bƣớc 2: Cho thuốc thử vào lọ mẫu - Trƣớc tiên lắc đều chai thuốc thử

- Sau đó nhỏ giọt thuốc thử vào lọ đựng nƣớc mẫu với số giọt quy định ghi trên bản hƣớng dẫn sử dụng (tùy theo nhà sản xuất)

Bƣớc 3: Lắc nhẹ mẫu

- Dùng tay cầm lọ mẫu lắc nhẹ, tròn đều để thuốc thử hòa tan vào mẫu nƣớc cho đến khi mẫu nƣớc thử đổi màu thành màu xanh.

c

Bƣớc 4: Đọc kết quả

- Đặt lọ nƣớc mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu.

- Đọc kết quả pH ở ô màu trùng hoặc gần trùng nhất so với màu nƣớc mẫu.

- Kết quả đo đƣợc ghi vào nhật ký theo dõi mội trƣờng hàng ngày.

Hình 4.3: Các bƣớc kiểm tra pH test kít

- Trong lúc đo pH nên kết hợp quan sát thời tiết, tình trạng bờ, đáy ao. - Kết quả thu đƣợc, ghi nhận vào sổ nhật ký theo dõi môi trƣờng ao nuôi.

Đo pH nƣớc bằng giấy quì:

- Hộp giấy quì gồm có:

+ Giấy quì đƣợc cuộn hay xếp bên trong hộp

+ Thang so màu có ghi pH tƣơng ứng - Giấy đo pH dễ sử dụng, giá thành thấp, nhƣng sai số khá lớn nên ít đƣợc sử dụng.

- Lƣu ý đến hạn sử dụng của giấy quì.

Hình 4.4. Một số loại giấy quì Giấy quỳ

Cách đo nhƣ sau:

Bƣớc 1: Lấy một mẩu giấy quì dài

khoảng 2-4cm

Dùng tay xé một đoạn giấy quì dài khoảng 2-4cm

a

Bƣớc 2: Nhúng mẩu giấy quì xuống

nƣớc

Nhúng mẩu giấy quì vào nƣớc ao hoặc mẫu nƣớc cần đo cho đến khi nƣớc thấm đến 2/3 mẩu giấy thì đƣa lên khỏi mặt nƣớc

b

Bƣớc 3: Để ráo mẩu giấy quì

Sau khoảng 5-10 giây, quan sát thấy mẩu giấy chuyển màu

Bƣớc 4: Đọc kết quả

- Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẩu giấy với các ô màu trên thang so màu.

- Đọc kết quả pH ở ô màu gần trùng nhất so với màu mẩu giấy: pH =8

- Ghi kết quả vào sổ nhật ký theo dõi môi trƣờng

d

Hình 4.5: Các bƣớc đo pH bằng giấy quì

Đo bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực):

- Máy đo pH cầm tay có 2 loại gồm loại có điện cực (đầu dò) nằm trực tiếp trên máy (bên trong nắp) hay còn gọi là bút đo pH và loại có điện cực nối với máy bởi dây dẫn.

- Cả 2 loại này, phải hiệu chỉnh máy bằng nƣớc cất để pH trên màn hình hiển thị có giá trị 7 trƣớc khi đo mẫu.

- Máy đo pH thƣờng đƣợc sử dụng ở cơ sở nuôi lớn, ít đƣợc sử dụng ở cơ sở nuôi nhỏ vì giá thành khá cao, dễ hƣ hỏng nếu bảo quản không tốt.

* Đo pH bằng bút đo pH

- Bút đo pH gồm có:

+ Đầu dò (điện cực) nằm trực tiếp, phía dƣới của máy (bên trong).

+ Nắp dậy đầu dò

+ Màn hình số chỉ độ pH đo đƣợc + Nút tắt mở

+ Vít hiệu chỉnh máy

- Là loại máy đƣợc dùng nhiều do dễ sử dụng nhƣng dễ hƣ hỏng nếu bảo quản không tốt hoặc bị rơi xuống nƣớc

Hình 4.6: Bút đo pH Nắp Đầu dò Màn hình số Vít hiệu chỉnh Nút tắt-mở

- Cách đo pH nhƣ sau:

Bƣớc 1: Lấy nƣớc mẫu vào cốc

- Tráng cốc vài lần bằng nƣớc ao . - Múc nƣớc ao cần đo vào cốc.

Bƣớc 2: Cho đầu dò vào cốc nƣớc mẫu

- Cho đầu dò vào cốc nƣớc mẫu đến vạch giới hạn, lắc nhẹ phần dƣới của máy trong nƣớc vài lần.

- Chờ 15- 30” cho số trên màn hình đứng yên.

Bƣớc 3: Đọc kết quả

- Khi số trên màn hình đúng yên, đọc kết quả ghi vào sổ theo dõi.

- Tắt máy, đƣa máy ra khỏi cốc.

Bƣớc 4: Bảo quản máy sau khi đo

- Ngâm đầu dò vào cốc nƣớc sạch một lúc. - Lấy ra, để ráo hoặc lau khô bằng vải mềm, đậy nắp đầu dò.

Hình 4.7: Đo pH nƣớc bằng bút đo pH

- Cách hiệu chỉnh máy:

+ Mở nắp đầu dò, đƣa đầu dò vào nƣớc cất, bật nút mở cho máy hoạt động, nếu màn hình không chỉ pH bằng 7 thì phải hiệu chỉnh. + Giữ phần dƣới của máy trong cốc nƣớc cất, xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hông hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình.

+ Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0 + Chuyển máy ra khỏi cốc nƣớc cất và thấm khô dầu dò bằng vải mềm.

Lƣu ý:

 Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy.  Không đo trực tiếp vào nƣớc ao

 Không để phần trên của máy tiếp xúc với nƣớc để tránh chạm mạch.  Sau nhiều lần sử dụng phải kiểm tra mức độ sai số để hiệu chỉnh máy.

* Máy đo pH đầu dò rời:

- Đầu dò đƣợc nối với máy bởi dây dẫn.

- Máy đo đƣợc 2 yếu tố: pH nƣớc và nhiệt độ nƣớc.

- Loại này ít đƣợc dùng ở những cơ sở nuôi nhỏ và đắt tiền.

- Cách đo: đặt đầu dò vào nƣớc, bấm nút mở máy, màn hình sẽ hiện trị số pH nƣớc và nhiệt độ nƣớc.

Hình 4.7: Đo pH bằng máy đầu dò rời

2.3. Xử lý khi pH nƣớc ao nuôi cá vƣợt quá mức thích hợp 1.3.1. Xử lý pH trong ao

Khi kết quả đo pH nƣớc trong ao nuôi quá cao (>9) hay quá thấp (<6) cần có biện pháp xử lý kịp thời:

- Bón vôi khi pH nƣớc quá thấp, liều lƣợng bón vôi phụ thuộc vào pH khoảng 20g/m3

.

- Thay nƣớc khi pH nƣớc quá cao. Nên thay 20-30% nƣớc trong ao ở những tháng nuôi đầu vụ, 30-50% ở những tháng nuôi cuối vụ. pH quá cao thƣờng do tảo trong ao phát triển quá mức do đó nên thay 20-30% nƣớc tầng mặt, dùng vợt vớt váng tảo ở cuối gió (nếu có).

- Những nơi bị phèn và khi mƣa đầu mùa, nƣớc mƣa thƣờng rửa phèn ở bờ ao tuôn xuống ao làm độ pH trong nƣớc giảm (độ phèn tăng) cần thực hiện biện pháp rải vôi quanh bờ ao và nâng cao bờ không cho nƣớc mƣa vào ao.

- Loại vôi thƣờng đƣợc sử dụng là vôi nông nghiệp hay còn gọi là vôi bột (CaCO3) .

Màn hình số

Hình 4.8: Vôi bột (CaCO3) Cách bón vôi:

+ Rải vôi dọc theo mái và mặt bờ ao trƣớc khi trời mƣa.

+ Liều lƣợng: 100-300kg/1.000m2

Hình 4.9: Rải vôi dọc theo mái, mặt bờ ao

+ Hòa vôi với nƣớc tạt khắp mặt ao sau khi mƣa hoặc khi kiểm tra pH nƣớc ao giảm thấp hơn 7 để làm tăng pH nƣớc. + Liều lƣợng: 20g/m3

Ví dụ 1: Tính lƣợng vôi nông nghiệp cần cho vào ao để ổn định pH nƣớc trong ao

nuôi cá có diện tích 5.000m2, nƣớc sâu 2m với liều lƣợng vôi là 20g/m3 Cách tính:

Thể tích nƣớc trong ao là:

5.000m2 x 2m = 10.000m3

20g/m3 nghĩa là mỗi mét khối (m3) nƣớc ao cần 20g vôi Vậy lƣợng vôi cần cho vào ao:

10.000m3 x 20g/m3 = 200.000g = 200kg vôi

2.3.2. Xử lý pH nƣớc trong bè

- Việc xử lý pH nƣớc trong bè khó khăn hơn trong ao.

- Khi kiểm tra pH nƣớc quá thấp ngƣời nuôi có thể sử dụng phƣơng pháp treo túi vôi (CaO) ở đầu nguồn nƣớc để tăng pH nƣớc trong bè.

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý ao nuôi bè nuôi nghề nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)