Ngoài việc cho ăn, khâu chăm sóc cá quản lý bè cũng hết sức quan trọng, nó ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả của vụ nuôi. Để cá phát triển tốt và cho sản lƣợng cao, cần phải coi trọng những công việc sau:
- Trƣớc khi thả cá phải dọn vệ sinh bè sạch sẽ, tẩy trùng toàn bộ bè, nhất là các ngóc ngách, những nơi ẩn chứa vi khuẩn gây bệnh cho cá.
- Hàng ngày phải chú ý theo dõi những hiện tƣợng có thể xảy ra đối với cá nuôi trong bè nhƣ: cá bị nổi đầu do thiếu oxy, cá bị nhiễm độc, nhiễm bệnh do môi trƣờng nƣớc ô nhiễm, cá kém ăn, bỏ ăn do môi trƣờng xấu, thức ăn kém chất lƣợng...
- Vào mùa nắng (khoảng tháng 11- tháng 4), mỗi ngày thƣờng có 2 thời điểm nƣớc chảy yếu hoặc chậm, dễ làm cho cá bị ngạt vì thiếu ôxy. Do đó cần phải kịp thời trợ lực dòng chảy qua bè bằng cách dùng máy đuôi tôm quạt nƣớc để tăng hàm lƣợng ôxy hòa tan trong lồng nuôi cá.
- Kiểm tra đáy bè thƣờng xuyên nhất là mùa mƣa lũ nếu dƣới đáy bè lắng đọng nhiều phù sa thì phải dùng máy bơm hoặc máy đuôi tôm quạt nƣớc để thổi bùn ra khỏi bè. Máy bơm có thể đặt ngay trên bè, chân vịt máy bơm phải có vòng bảo hiểm để không làm hƣ bè và không ảnh hƣởng tới cá.
Hình 4.20: Kiểm tra, buộc lại lƣới, dây neo bè
- Kiểm tra các bộ phận của bè, phao, neo, dây neo thƣờng xuyên, nếu thấy hƣ hỏng thì phải kịp thời tu sửa hoặc thay mới.
- Mỗi tuần phải tiến hành 2 lần vệ sinh cọ rửa sạch tạp chất bám trong và ngoài bè, lặn xuống xuống đáy bè và gỡ bỏ rác bám để dòng chảy lƣu thông dễ dàng, kiểm tra lƣới chắn và các bộ phận khác để kịp thời tu sửa.
- Khi nƣớc sông bị nhiễm bẩn bởi chất thải sinh hoạt hoặc chất thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp hoặc hàm lƣợng thuốc bảo vệ thực vật vƣợt quá giới hạn cho phép, cần phải di chuyển bè ra khỏi khu vực ô nhiễm đến nơi có nguồn nƣớc sạch.
- Khu vực nuôi có bệnh xảy ra, cần cách ly những bè cá bị bệnh bằng biện pháp kéo bè xuống vị trí cuối dòng nƣớc chảy và kịp thời chữa bệnh cho cá nuôi.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Trình bày ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng đến sức khỏe của cá và biện pháp xử lý?
Bài tập 2: Thực hành kiểm tra và xử lý các yếu tố pH, oxy, nhiệt độ, độ trong nƣớc ao nuôi cá tra, cá ba sa.
Bài tập 3: Thực hành đo kiểm tra và xử lý các yếu tố pH, oxy trong bè nuôi cá tra, cá ba sa.
C. Ghi nhớ
Mẫu nước lấy đúng vị trí, phải đo ngay sau khi lấy mẫu nước.
Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng bộ thử nhanh.
Xử lý kịp thời khi các yếu tố môi trường vượt quá giới hạn thích hợp với cá tra, ba sa.
Bài 5: XỬ LÝ CHẤT THẢI Mã bài: MĐ03-5 Giới thiệu:
Nghề nuôi cá tra ở nƣớc ta phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thực tế cho thấy, nuôi cá tra theo hình thức thâm canh đã có tác động rất lớn đến môi trƣờng do thức ăn dƣ thừa, chất thải tích tụ lại trong nƣớc và nền đáy.
Hiện nay, ô nhiễm môi trƣờng do chất thải từ các ao nuôi cá tra, cá ba sa đƣa trực tiếp ra kênh rạch không qua xử lý là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Xử lý chất thải nuôi cá bao gồm nƣớc thải và bùn thải là giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, hạn chế dịch bệnh thủy sản và phát triển nuôi thủy sản bền vững.
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu đƣợc tầm quan trọng của việc xử lý chất thải;
- Xử lý đƣợc chất thải nuôi cá trƣớc khi đƣa ra môi trƣờng ngoài.