- Các phƣơng pháp xử lý chất thải đƣợc áp dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản là:
+ Phƣơng pháp cơ học.
+ Phƣơng pháp hóa học. + Phƣơng pháp sinh học.
Tùy theo điều kiện cụ thể mà ngƣời nuôi lựa chọn phƣơng pháp xử lý chất thải thích hợp. Để tăng hiệu quả xử lý chất thải có thể kết hợp phƣơng pháp cơ học với phƣơng pháp hóa học hoặc phƣơng pháp cơ học với phƣơng pháp sinh học.
- Theo qui phạm thực hành quản lý tốt hơn (BMP) cho nuôi cá tra thƣơng phẩm việc quản lý bùn đáy thực hiện nhƣ sau:
+ Từ tháng nuôi thứ 3 thì bắt đầu hút bùn đáy ao.
+ Bùn cần đƣợc chuyển đến vƣờn cây ăn trái hoạc ao chứa riêng.
+ Có thể hút bùn 2-3 lần trong thời gian nuôi tùy vào mức độ tích lũy chất thải và thức ăn dƣ thừa ở đáy ao.
Hình 5-4: Hút bùn từ đáy ao nuôi cá tra - Cách tiến hành bơm hút chất thải:
+ Dùng lƣới bao khu vực chất thải tập trung trƣớc khi hút bùn để tránh cá bị hút vào ống.
+ Máy bơm đƣợc đặt trên bờ hoặc trên phao di động trong ao. Đầu ống hút đƣợc di chuyển theo hình xoắn ốc từ ngoài vào ở khu vực tập trung chất thải khi máy bơm hoạt động.
+ Chất thải hút ra đƣợc chứa ở khu đất trống để phân hủy và đƣợc bón cho cây trồng.
2.1. Xử lý bằng phƣơng pháp cơ học
- Nƣớc thải từ ao nuôi cá tra trƣớc khi thải ra môi trƣờng đƣợc xử lý bằng hệ thống ao chứa lắng. Các chất thải rắn và bùn đáy ao đƣợc lắng đọng lại trong hệ thống ao chứa lắng trƣớc khi thải ra môi trƣờng ngoài.
- Ƣu điểm của phƣơng pháp xử lý cơ học là ít tốn chi phí, dễ thực hiện. Tuy nhiên để thực hiện phƣơng pháp này đòi hỏi trong hệ thống ao nuôi cần phải có ao xử lý nƣớc thải với diện tích chiếm 15-20% tổng diện tích mặt nƣớc nuôi cá.
Hình 5-5: Sơ đồ hệ thống ao nuôi có ao xử lý nƣớc thải cơ học
2.2. Xử lý bằng phƣơng pháp hóa học
- Xử lý bằng phƣơng pháp hóa học là sử dụng chất hóa học giết chết các sinh vật gây bệnh có trong nƣớc thải nuôi cá trƣớc khi thải ra môi trƣờng ngoài nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh qua các ao khác hay vùng nuôi khác.
- Các chất hóa học thƣờng dùng trong xử lý nƣớc thải nhƣ: chlorin, formol + Liều lƣợng sử dụng chlorin là: 1g/m3 + Liều lƣợng sử dụng formol là: 15ml/m3 Ao nuôi cá tra Ao xử lý nƣớc thải cơ học (lắng) Kênh rạch Nguồn nƣớc Ao chứa lắng
- Ƣu điểm của phƣơng pháp này là tiêu diệt đƣợc các sinh vật gây bệnh nhƣ
vi khuẩn, nấm…Tuy nhiên khá tốn kém nên thƣờng áp dụng xử lý chất thải ở những ao nuôi cá bị bệnh.
Lƣu ý:
Nước xử lý bằng các chất hóa học như chlorin, formol phải lưu giữ trong ao xử lý sau 2-3 ngày mới được đưa ra môi trường ngoài (sông, rạch).
Hình 5-6: Sơ đồ hệ thống ao nuôi có ao xử lý nƣớc thải hóa học
2.3. Xử lý bằng phƣơng pháp sinh học
Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng là: Xử lý bằng chế phẩm sinh học, xử lý nƣớc thải bằng thực vật thủy sinh và một số phƣơng pháp khác nhƣ sử dụng nƣớc thải, bùn thải để tƣới cây, trồng cây.
2.3.1. Xử lý bằng chế phẩm vi sinh
- Là phƣơng pháp sử dụng chế phẩm vi sinh để phân hủy các chất hữu cơ đƣợc tích tụ trong thời gian nuôi cá làm cho nƣớc nuôi cá không bị nhiễm bẩn.
Ao nuôi cá tra
Ao xử lý nƣớc thải bằng chất hóa học (Chlorin hoặc formol) Ao chứa lắng
Nguồn nƣớc
- Các chế phẩm vi sinh dùng xử lý nƣớc thải dùng trong nuôi cá có nhiều loại. Thành phần chính gồm các vi khuẩn có khả năng phân giải các chất hữu cơ và hấp thụ khí độc.
- Cách tiến hành: Nƣớc từ ao nuôi cá đƣợc đƣa vào ao xử lý nƣớc thải. Ở ao này các chất vẩn hữu cơ, khí độc đƣợc phân hủy bằng chế phẩm vi sinh, sau đó mới đƣợc thải ra môi trƣờng ngoài.
Hình 5-7: Sơ đồ hệ thống ao nuôi có ao xử lý nƣớc thải sinh học
2.3.2. Xử lý nƣớc thải bằng thực vật thủy sinh
- Là phƣơng pháp sử dụng thực vật thủy sinh kết hợp với ao lắng để cải thiện chất lƣợng nƣớc. Nƣớc thải khi đi qua hệ thống này phần lớn các muối dinh dƣỡng đƣợc thực vật thủy sinh tiêu thụ, các chất hữu cơ lơ lửng chƣa phân hủy đƣợc lắng đọng lại. Sau khi nƣớc đƣợc làm sạch ở ao này mới thải ra ngoài kênh rạch.
- Các thực vật thủy sinh có khả năng làm sạch nƣớc là lục bình, rong, tảo, lau, sậy… Ao nuôi cá tra Ao xử lý nƣớc thải bằng chế phẩm vi sinh Ao chứa lắng Nguồn nƣớc Kênh rạch
Hình 5-8: Xử lý nƣớc thải bằng ao lắng kết hợp với thực vật thủy sinh
2.3.3. Hệ thống nuôi cá bảo đảm môi trƣờng theo tiêu chuẩn Global G.A.P
- Là hệ thống nuôi cá xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp cơ học với sinh học: sử dụng thực vật thủy sinh kết hợp với ao lắng để cải thiện chất lƣợng nƣớc.
- Hệ thống luân chuyển nƣớc từ sông vào ao nuôi rồi thải nƣớc sạch ra sông trở lại bảo đảm môi trƣờng đáp ứng tiêu chuẩn Global G.A.P:
Lấy nƣớc vào ao chứa. .
Ao chứa, trữ nƣớc trƣớc khi đƣa vào ao nuôi.
Hình 5-10: Kênh dẫn nƣớc vào ao chứa - Nƣớc từ ao chứa đƣợc
cấp vào ao nuôi cá.
- Diện tích mỗi ao nuôi hơn 1 hecta.
- Mỗi ao đều có hệ thống bơm bùn cặn lắng đáy ao. - Mỗi tuần, công nhân lặn, rà hút bùn cặn lắng đáy ao, bơm ra ao lắng bùn và hệ thống xử lý sinh học.
Hình 5-11: Công nhân đang rà hút bùn. - Nƣớc qua xử lý sinh học bèo, lục bình và xử lý cơ học bằng hệ thống máy sục khí. - Bảo đảm nƣớc sạch khi thải ra môi trƣờng. Hình 5-12: Hệ thống xử lý nƣớc thải sinh học
2.3.4. Một số biện pháp khác
- Sử dụng nƣớc thải để tƣới cho lúa: nƣớc thải từ hầm nuôi cá tƣới cho lúa với tỷ lệ 3 ha nuôi cá sử dụng cho 51 ha lúa cho hiệu quả rõ rệt về kinh tế và môi trƣờng (Ngƣời dân ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang).
Cách làm này là một trong những hƣớng có triển vọng để giải bài toán cho xử lý lƣợng nƣớc thải khổng lồ phát sinh từ các ao nuôi cá tra vùng ĐBSCL. Tuy có các kết quả bƣớc đầu nhƣng đây mới chỉ là các thử nghiệm.
- Sử dụng lý nƣớc thải nuôi cá tra để nuôi cá rô phi: Nƣớc thải từ bể nuôi cá tra đƣợc chuyển sang bể nuôi cá rô phi sau 3 – 7 ngày đƣợc tuần hoàn lại cho bể nuôi cá tra cho hiệu quả về kinh tế và môi trƣờng (Tại Thái Lan nhóm nghiên cứu của Yang).
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải ao nuôi cá. Bài tập 2: Nêu các phƣơng pháp xử lý chất thải.
Bài tập 3: Thực hành xử lý nƣớc thải bằng vi sinh.
Bài tập 4: Thực hành xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp hóa học.
C. Ghi nhớ
Cần xử lý nước thải, bùn thải nuôi cá trước khi thải ra môi trường ngoài.
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể có thể xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học, hóa học hay sinh học.
Bài 6: GHI NHẬT KÝ Mã bài: M03-6
Ghi nhật ký nuôi cá là công việc hàng ngày nhằm giúp ngƣời nuôi ghi chép những số liệu kỹ thuật quan trọng trong ao nuôi cá. Cơ sở nuôi cá phải lƣu giữ hồ sơ về hoạt động sản xuất nuôi cá tra, cá ba sa nhƣ các thông tin về chất lƣợng nƣớc (oxy, nhiệt độ, pH, độ trong, H2S,….); số lƣợng, chất lƣợng cá giống, tình trạng sức khỏe, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất giống; thời gian thả giống, lƣợng thức ăn dùng hàng ngày đối với từng ao nuôi; tên thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trƣờng ao nuôi đã sử dụng, số lƣợng sử dụng, lý do sử dụng, phƣơng pháp sử dụng, ngày sử dụng và diễn biến sức khỏe của cá sau khi sử dụng; kiểm tra tốc độ tăng trƣởng của cá 1 tháng/lần; thời gian nuôi, cỡ cá, năng suất, sản lƣợng, giá bán, phƣơng thức thu hoạch; bán cá cho ai, ở đâu và các thông tin cần thiết khác.
Đó là những điều kiện cần thiết cho các cơ sở nuôi cá tra, cá ba sa thâm canh nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trên thế giới, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản cũng nhƣ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
Mục tiêu:
Học xong bài học này học viên có khả năng:
- Nêu đƣợc ý nghĩa của việc ghi nhật ký quá trình nuôi cá tra, cá ba sa; - Thực hiện ghi đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến quá trình nuôi theo quy định;
- Rèn luyện tính nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.