Kiểm tra ôxy hòa tan trong nƣớc

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý ao nuôi bè nuôi nghề nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 56)

3.1. Ảnh hƣởng của oxy hòa tan trong nƣớc đến cá tra, ba sa

- Ôxy hòa tan trong nƣớc rất cần cho cá hô hấp. Hàm lƣợng ôxy trong ao thích hợp nhất là 5 - 6mg/l.

- Khi hàm lƣợng ôxy trong ao quá thấp nhỏ hơn 3mg/l không thích hợp cho cá tra sinh trƣởng tốt mặc dù loài cá này có bộ phận hô hấp phụ. Khi hàm lƣợng oxy thấp cá giảm ăn và dễ nhiễm bệnh.

- Trong ao nuôi cá, ôxy hòa tan thấp nhất vào lúc gần sáng, cao nhất vào xế chiều.

- Ao thiếu ôxy, cá có hiện tƣợng nổi đầu, bơi chậm và chết khi hàm lƣợng ôxy quá thấp.

3.2. Đo ôxy hòa tan trong nƣớc

3.2.1. Chuẩn bị dụng cụ đo ôxy hòa tan

Có hai loại thiết bị phổ biến để đo hàm lƣợng oxy hòa tan là bộ thử nhanh (test kit) và máy đo oxy.

- Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter).

Máy đắt tiền và khó sử dụng, bảo quản nên không thích hợp với quy mô

- Bộ thử nhanh (test kit) gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nƣớc.

- Lƣu ý đến hạn sử dụng của test kit.

Hình 4.11: Bộ thử nhanh Oxy

3.2.2. Đo ôxy hòa tan trong nƣớc

- Thời gian kiểm tra hàm lƣợng ôxy hòa tan:

+ Vào lúc 5-6 giờ sáng: là thời điểm có hàm lƣợng ôxy thấp nhất trong ngày + Vào lúc 13-14 giờ chiều: là thời điểm có hàm lƣợng ôxy cao nhất trong ngày

- Vị trí kiểm tra hàm lƣợng ôxy hòa tan:

+ 4 điểm góc ao và 1 điểm giữa ao

+ Độ sâu: tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy

Đo oxy bằng bộ thử nhanh (test kit)

Các bƣớc tiến hành nhƣ sau:

Bƣớc 1: Rửa lọ thủy tinh 2-3 lần bằng

nƣớc mẫu cần kiểm tra.

Bƣớc 2: Lấy mẫu nƣớc

- Tráng lọ bằng nƣớc mẫu (nƣớc ao). - Dùng tay bịt kín miệng lọ hay đậy nắp lọ trƣớc khi đƣa xuống ao lấy nƣớc. - Đƣa lọ đến độ sâu cần đo ôxy, bỏ tay hoặc mở nắp lọ cho nƣớc chảy vào đầy tràn lọ. Sau đó đƣa lọ lên bờ để chuẩn bị chuẩn ôxy.

- Yêu cầu: nƣớc phải đầy đến miệng lọ, không để lọ nƣớc mẫu có khoảng trống chứa không khí khi đo.

b

Bƣớc 3: Cho thuốc thử vào mẫu nƣớc

- Lắc đều chai thuốc thử trƣớc khi sử dụng.

- Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 vào lọ chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra.

c

- Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nƣớc cần kiểm tra.

Bƣớc 4: Đậy nắp và lắc mẫu

- Đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ, lắc đều, nƣớc trong lọ thử đổi màu.

- Chú ý: Khi đậy nắp phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ.

e

Bƣớc 4: So màu, xác định hàm lƣợng

ôxy trong nƣớc.

- Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh màu kết tủa của lọ với các cột màu và xác định nồng độ Oxy (mg/l).

- Đọc kết quả hàm lƣợng ôxy của mẫu nƣớc là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nƣớc.

g Hình 4.12: Đo hàm lƣợng oxy bằng test kit

- Nên thực hiện việc so màu dƣới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

- Ghi kết quả kiểm tra vào sổ nhật ký theo dõi yếu tố môi trƣờng.

- Kết quả đo đƣợc so sánh và đánh giá theo bảng 3-1.

Bảng 4.1: Bảng tƣơng quan giữa hàm lƣợng ôxy đo đƣợc và chỉ tiêu đánh giá

Nồng độ O2 Đánh giá

4 mg/l Nƣớc đủ ôxy cung cấp cho cá. 6 – 8 mg/l Tốt, nƣớc có nhiều Oxy

3.3. Xử lý khi hàm lƣợng ôxy hòa tan trong nƣớc vƣợt ra ngoài mức thích hợp

- Khi kết quả kiểm tra ôxy hòa tan thấp hơn 2mg/l hoặc thấy có hiện tƣợng cá nổi đầu hàng loạt, hoạt động yếu (không phản ứng với tiếng động) thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàm lƣợng ôxy thấp là: mật độ nuôi cá quá cao, môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm do thức ăn dƣ thừa, chất thải của cá tích trong quá trình nuôi.

3.3.1. Biện pháp phòng tránh hiện tƣợng thiếu ôxy trong quá trình nuôi

- Ao nuôi cần thoáng khí vì vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, tạo điều kiện cho ao có nhiều ánh sáng, thực vật thủy sinh quang hợp mạnh.

- Không cho thức ăn quá dƣ thừa vì quá trình phân huỷ thức ăn dƣ thừa sẽ tiêu hao nhiều ôxy của môi trƣờng và tạo ra nhiều CO2, NH3, H2S... gây độc cá.

- Duy trì ổn định độ trong từ 30-35cm để kiểm soát sự phát triển của tảo. - Định kỳ thay nƣớc với nguồn nƣớc có chất lƣợng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nƣớc.

- Những ao nuôi cá thịt lâu năm, thƣờng có lớp bùn dày, trƣớc vụ nuôi cần phải cải tạo ao, vét bớt bùn đáy ao.

- Với những ao nuôi mật độ cao cần có thiết bị quạt nƣớc, sục khí để duy trì ôxy đầy đủ cho cá hô hấp. Trong 2 tháng đầu chỉ sục khí từ 2 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Các tháng sau đó cần sục khí nhiều hơn vào ban đêm, nhất là 2 tháng cuối cùng phải sục khí liên tục.

3.3.2. Biện pháp xử lý khi có hiện tƣợng thiếu ôxy * Với ao nuôi cá:

Khi kết quả kiểm tra ôxy hòa tan trong nƣớc ao nuôi thấp hơn 2mg/l hoặc thấy có hiện tƣợng cá nổi đầu hàng loạt cần có các biện pháp xử lý kịp thời:

- Giảm cho ăn hay ngừng cho ăn. - Thay nƣớc mới vào ao.

- Tăng cƣờng quạt nƣớc.

* Với bè nuôi:

- Vào thời điểm nƣớc chảy yếu hoặc chậm, dễ làm cá bị ngạt do thiếu ôxy. Cần phải kịp thời trợ lực dòng chảy qua bè bằng cách dùng máy bơm đuôi cá quạt nƣớc để tăng lƣợng ôxy hòa tan.

- Máy bơm có thể đặt trên bè, chân vịt máy bơm phải có vòng bảo hiểm để không làm hƣ bè và không ảnh hƣởng đến cá.

Một phần của tài liệu giáo trình quản lý ao nuôi bè nuôi nghề nuôi cá tra cá ba ssa (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)