- Cần theo sát diễn biến thị trường và tăng cường công tác dự báo để có thể chủ động trong kinh doanh và đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả trước sự biến động bất thường của nền kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam trong những năm gần đây.
- Có những chính sách ưu đãi nhất định đối với những khách hàng quen thuộc, khách hàng lớn nhằm giữ chân khách hàng cũ và mở rộng quan hệ tới những khách hàng mới.
- Đẩy mạnh bán chéo sản phẩm nhằm tăng thu nhập cho chi nhánh cũng như tăng thêm hiểu biết của khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng, qua đó giúp gắn kết chặt hơn giữa khách hàng và ngân hàng. Đặc biệt, chú trọng phát triển cho vay du học vì đây là một lĩnh vực cho vay ít rủi ro, nguồn thu nhiều từ phí dịch vụ, nhu cầu người dân cũng đang tăng nên tiềm năng phát triển còn rất lớn.
75
- Tăng cường chủ động tìm kiếm khách hàng thông qua các phương tiện quảng bá, đặc biệt là đối với KHCN sinh sống trong khu vực.
- Liên kết với các trường đại học, cao đẳng,... giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ với tiện ích phù hợp với đối tượng sinh viên như các sản phẩm thẻ, sản phẩm cho vay hỗ trợ học phí, cho vay du học,...
- Cần thành lập bộ phận marketing để khuếch trương hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua việc chủ động tìm đến khách hàng, tìm hiểu và thăm dò nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Từ đó phân nhóm khách hàng để có chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm thỏa mãn kịp thời và tối đa nhu cầu của các hàng.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ của nhân viên nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch.
- Thực hiện việc chấm điểm lẫn nhau giữa các nhân viên ở nhiều tiêu chí để tăng cường ý thức tự giác, nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.
- Mọi cá nhân cần chủ động tham gia những lớp tập huấn phù hợp của TienPhong Bank đưa ra để nâng cao thêm nghiệp vụ chuyên môn của mình nhằm đảm bảo yêu cầu công việc, tạo niềm tin nơi khách hàng. Đồng thời, lãnh đạo chi nhánh cũng cần tạo điều kiện để nhân viên có thể tham gia tập huấn.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO *****
1. ThS. Thái Văn Đại, (2012). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
2. ThS. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, (2010). Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. TS. Nguyễn Minh Kiều, (2009). Bài tập và bài giải nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
4. TS. Nguyễn Minh Kiều, (2007). Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Luật các tổ chức tín dụng 2010.
6. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
7. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
8. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.