PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NĂM TỚI

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh cần thơ (Trang 37)

TienPhong Bank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, đồng thời sẽ tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục đầu tư công nghệ hiện đại, chuẩn hóa toàn diện hoạt động quản trị điều hành, sản phẩm dịch vụ, cơ chế quy chế. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; chuyển đổi mô hình tổ chức, đổi mới cơ chế tiền lương và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm TienPhong Bank với cộng đồng. Cụ thể, đối với TienPhong Bank Cần Thơ:

- Săp xếp bố trí lại tổ chức, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ quản lý, của từng người lao động và từng bộ phận nghiệp vụ.

- Tổ chức Đại hội cán bộ viên chức đầu năm bàn bạc thống nhất chi tiêu kế hoạch.

- Giao chỉ tiêu huy động vốn và thu hồi nợ quá hạn, rủi roc ho từng cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn.

- Tiếp tục xử lý nợ tồn động.

- Tiếp tục triển khai quy chế và nội quy do tỉnh ban hành.

- Thực hiện quyết định của hội đồng quản trị ngân hàng nhà nước Việt Nam phân loại nợ kịp thời và chấp hành kế hoạch kinh doanh nguồn vốn và sử dụng vốn theo đúng quy định.

- Xây dừng chương trình hành động cụ thể tại chi nhánh: dựa trên cơ sở chỉ đạo và định hướng kinh doanh của hội sở và mục tiêu phấn đấu của chi nhánh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Có nội dụng biện pháp công tác cụ thể theo từng móc thời gian thực hiện.

- Nâng cao khả năng tự chủ trong điều hành hoạt động kinh doanh và tự chủ về tài chính.

- Duy trì ổn định và bền vững về nguồn vốn trong hoạt động tín dụng, nhất là giữ vững khách hàng truyền thống.

- Kết hợp chương trình khuyến mãi và sử dụng biên độ thương lượng lãi suất để giữ chân khách hàng. Duy trì và phát triển nguồn vốn rẻ từ các doanh

26

nghiệp qua việc chăm sóc tốt khách hàng, tăng cường huy động vốn trong dân cư bằng chính sách lãi suất cạnh tranh với chi phí huy động thấp nhất có thể.

- Tăng trưởng tín dụng hợp lý, trong đó chú trọng nâng cao tỷ trọng cho vay cá nhân để phân tán rủi ro và đạt hiệu quả cao.

- Tập trung công tác thu hồi nợ quá hạn, ngăn ngừa nợ quá hạn mới phát sinh, xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu còn tồn đọng.

- Phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các phòng nghiệp vụ để phát triển đồng bộ các sản phẩm ngân hàng.

27

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3

NĂM TỪ 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào muốn hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cao thì vấn đề trước mắt là phải có nguồn vốn dồi dào. Tuy nhiên, hiện nay rất ít các tổ chức kinh tế (TCKT) đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của doanh nghiệp mình mà đa số là phải nhờ vào nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững và hoạt động tốt thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng cần phải không ngừng mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư bổ sung vào nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng và đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Ngân hàng TMCP TienPhong Bank chi nhánh Cần Thơ do nằm trong hệ thống nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay được dễ dàng hơn, nếu chi nhánh huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh, do đó nguồn vốn để Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên. Tình hình nguồn vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP TienPhong Bank chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có nhiều sự thay đổi, cụ thể được trình bày qua bảng sau:

28

Bảng 4.1 : Tình hình nguồn vốn của TienPhong Bank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn TienPhong Bank chi nhánh Cần Thơ

KHOẢN MỤC 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T- 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 266.956 200.659 176.734 140.030 185.000 (66.297) (24,83) (23.925) (11,92) 44.970 32,11

Vốn điều chuyển 327.197 341.438 259.493 230.949 320.952 14.241 4,35 (81.945) (23,99) 90.003 38,97

Vốn khác 132.664 353.903 305.691 569.521 632.053 221.239 166,77 (48.212) (13,62) 62.532 10,98

29

Sau 4 năm, kể từ khi chính thức khai trương chi nhánh Cần Thơ, nguồn vốn của Ngân hàng TMCP TienPhong Bank Cần Thơ không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2010, nguồn vốn của chi nhánh đạt 726.817 triệu đồng và đến năm 201 thì nguồn vốn tăng lên 896.000 triệu đồng, tăng 169.183 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 23,28% so với năm 2010. Kết quả này có được nhờ nhiều nguyên nhân, đó là nền kinh tế của nước ta nói chung và ở thành phố Cần Thơ nói riêng đã từng bước hồi phục nên người dân trên địa bàn có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi hơn để gửi vào ngân hàng. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã có nhiều biện pháp thiết thực để mở rộng số lượng khách hàng mới, và tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Sang năm 2012, nguồn vốn có xu hướng giảm so với năm 2011, giảm 17,20% so với năm trước. Mặc dù nguồn vốn trong năm nay thấp hơn năm trước tuy nhiên đó cũng là một nỗ lực của chi nhánh trong thời kỳ khủng hoảng về kinh tế, lạm phát tăng cao cùng với nhiều diễn biến dịch bệnh ảnh hưởng lên thu nhập của các thành phần kinh tế. 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn đạt 1.138.005 triệu đồng, tăng 197.505 triệu đồng, tương ứng mức tăng 21% so với cùng kỳ năm 2012 là 940.500 triệu đồng. Nền kinh tế trong nước thời gian này diễn biến phức tạp, lạm phát vẫn còn tăng cao khiến cho việc huy động vốn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, làm cho nguồn vốn tăng trưởng không nhiều.

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của TienPhong Bank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

30

Qua các năm phân tích, ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh luôn xuất hiện 3 loại nguồn vốn đó là: vốn và các quỹ, vốn điều chuyển và nguồn vốn huy động. Trong đó, nguồn vốn và các quỹ của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao.

* Vốn huy động:

Vốn huy động của chi nhánh có nhiều biến dộng qua 3 năm. Cụ thể, vốn huy động năm 2010 là 266.956 triệu đồng, chiếm 36,73% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 là 200.659 triệu đồng, chiếm 22,39% trong cơ cấu nguồn vốn, giảm 66.297 triệu đồng, tương ứng giảm 24,83%. Do chi nhánh mới bước vào hoạt động và hoạt động trong thời kỳ kinh tế còn khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nói chung và cụ thể là tình hình huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, cùng những diễn biến phức tạp của giá vàng nên người dân có xu hướng không giữ tiền mặt mà đầu tư vào những tài sản sinh lời cao hơn. Điều này khiến cho huy động vốn của hầu hết các ngân hàng gặp khó khăn hơn đặc biệt là TienPhong Bank, một ngân hàng còn non trẻ.

Đến năm 2012, nguồn vốn huy động có tăng nhẹ tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn, chiếm 23,82% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, đạt 176.734 triệu đồng, nhưng lại giảm 23.925 triệu đồng, tương ứng mức giảm 11,92% so với năm 2011. Trong năm này, nguồn vốn huy động thấp hơn do tình hình kinh tế còn trong tình trạng khó khăn, giá cả trong nước tăng cao làm cho người dân chi tiêu nhiều, lượng tiền nhàn rỗi giảm nên việc huy động vốn ở giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Thêm vào đó, ngân hàng nhà nước đã siết chặt chính chính sách tiền tệ, cụ thể là giảm lãi suất huy động nên người dân có xu hướng không giữ tiền mặt mà đầu tư vào những tài sản sinh lời cao hơn. 6 tháng đầu năm 2013, tình hình vốn huy động đã có chuyển biến tốt. Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 đạt 185.000 triệu đồng, hiếm 16,26% trong tổng nguồn vốn, tăng 44.970 triệu đồng, tương ứng tăng 32,11% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của TienPhong Bank Cần Thơ

31

* Vốn điều chuyển:

Đây là nguồn vốn mà Chi nhánh xin Hội sở điều chuyển nhằm bổ sung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho mình. Vốn điều chuyển có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho chi nhánh một cách nhanh chóng, tuy nhiên viêc sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ tuyến trên sẽ không tốt cho chi nhánh vì chi phí cho việc sử dụng vốn này cao hơn vốn huy động tại đơn vị và phụ thuộc nhiều vào Ngân hàng Hội sở.

Ta thấy lượng vốn điều điều chuyển ở năm 2010 của TienPhong Bank Cần Thơ chiếm tỷ lệ cao nhất 45,02% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy rằng, lượng vốn huy động ở năm 2010 chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong năm 2011, vốn điều chuyển là 341.438 triệu đồng, tăng với mức 14.241 triệu đồng ở năm 2010 là 327.197 triệu đồng, tương ứng tăng 4,35%. Lượng vốn điều chuyển trong năm 2011 tăng trưởng cao là do nhu cầu vay vốn của các người dân, doanh nghiệp trong địa bàn tăng nhanh hơn so với khả năng huy động vốn của chi nhánh nên chi nhánh phải điều chuyển một lượng vốn cần thiết từ ngân hàng cấp trên xuống để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của chi nhánh.

Năm 2012, tỷ trọng vốn điều chuyển giảm xuống chỉ còn chiếm 34,98% trong tổng nguồn vốn. Ta thấy rằng nguồn vốn điều chuyển của chi nhánh tiếp nhận giảm trong năm 2012, vốn điều chuyển trong năm 2012 là 259.493 triệu đồng, giảm 81.945 triệu đồng, tương ứng giảm 23,99% so với năm 2011. Nguyên nhân là do hoạt động huy động vốn tại chỗ của chi nhánh có phần đạt hiệu quả cao so với năm trước đó. Mặc dù nền kinh tế năm 2012 có nhiều biến động nhưng vốn huy động có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã tốt hơn so với năm 2011, do đó nguồn vốn tiếp nhận từ ngân hàng cấp trên ngày càng chiếm tỷ trọng ít đi. Điều này là một dấu hiệu tích cực, thể hiện ngân hàng đã chủ động hơn về nguồn vốn hoạt động của mình.

6 tháng đầu năm 2013, lượng vốn điều chuyển là 320.952 triệu đồng, tăng 38,97% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 28,20% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy vốn huy động vốn của chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2013 không đủ để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Và ngoài ra, nhu cầu vốn vay của khách hàng thường phát sinh nhiều trong những dịp đầu năm, vì thế giai đoạn 6 tháng đầu năm lượng vốn điều chuyển tăng.

Nhìn chung ta thấy tỷ lệ vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn của TienPhong Bank Cần Thơ giảm dần qua các năm phân tích. Sự giảm xuống của vốn điều chuyển này cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn, chi nhánh có thể chủ động hơn trong công tác sử dụng vốn. Ở những năm sau, chi nhánh cần tăng cường huy động vốn từ dân cư hơn nữa, cần tìm cách giảm mức vốn điều chuyển xuống thấp hơn để giảm được chi phí, góp phần tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

32

* Vốn khác:

Đây là nguồn vốn có được từ đi vay của các tổ chức tín dụng khác, vốn của chi nhánh, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển, vốn do tặng, biếu, đánh giá lại tài sản,… Tại TienPhong Bank Cần Thơ thì nguồn vốn này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn ở các năm. Ta thấy được rằng, năm 2011 nguồn vốn khác tăng lên khá mạnh với mức tăng 166,77% so với năm 2010, nguyên nhân do trong khoảng thời gian này nền kinh tế dần khôi phục, chi nhánh hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận đem lại nhiều nên chi nhánh trích lập các quỹ cũng nhiều hơn.

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG - CHI NHÁNH CẦN THƠ HÀNG TMCP TIÊN PHONG - CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.2.1. Sơ lƣợc tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2013

Tín dụng doanh nghiệp chiếm một phần khá lớn trong tổng tín dụng của chi nhánh (doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ) do thế mạnh của ngân hàng từ rước đến nay là cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ; tín dụng cá nhân, HGĐ chiếm tỷ lệ một phần nhỏ trong tổng tín dụng của chi nhánh. Cụ thể, ta sẽ xem xét các bảng số liệu bên dưới.

* Doanh số cho vay:

Đối tượng doanh nghiệp ở đây bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Qua bảng số liệu ta thấy rằng doanh số cho vay cho đối tượng doanh nghiệp tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể, doanh số cho vay doanh nghiệp năm 2010 là 653.647 triệu đồng, chiếm 79,68% trong tổng doanh số cho vay; đến năm 2011, doanh số này đạt được 689.623 triệu đồng, chiếm 80,69% trong tổng doanh số cho vay, tăng 35.976 triệu đồng, tương ứng tăng 5,50% so với năm 2010. Đạt được mức tăng trưởng như vậy là do nền kinh tế dần dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nên việc SXKD của các doanh nghiệp dần dần đạt những kết quả khả quan.

Sự tăng trưởng này chủ yếu là do đối tượng các công ty TNHH và công ty cổ phần mang lại, do đối tượng này hiện nay là loại hình kinh doanh phổ biến nhất với số lượng thành lập ngày càng tăng và có phần tự chủ năng động hơn những thành phần kinh tế khác nên luôn có nhu cầu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường, vì thế doanh số cho vay đối tượng này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Ngoài ra, loại hình DNTN ngày càng tăng trong nền kinh tế mở như hiện nay, nhất là tình hình kinh tế trong nước có phần khởi sắc sau cuộc khủng hoảng năm 2008, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn tham gia vào nền kinh tế với mục đích lợi nhuận.

33

Bảng 4.2 : Tình hình hoạt động tín dụng của TienPhong Bank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012

Đơn vị tính : Triệu đồng

Nguồn TienPhong Bank chi nhánh Cần Thơ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)