Sơ lƣợc tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm từ 2010 – 2012 và

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh cần thơ (Trang 44)

và 6 tháng đầu năm 2013

Tín dụng doanh nghiệp chiếm một phần khá lớn trong tổng tín dụng của chi nhánh (doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ) do thế mạnh của ngân hàng từ rước đến nay là cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ; tín dụng cá nhân, HGĐ chiếm tỷ lệ một phần nhỏ trong tổng tín dụng của chi nhánh. Cụ thể, ta sẽ xem xét các bảng số liệu bên dưới.

* Doanh số cho vay:

Đối tượng doanh nghiệp ở đây bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Qua bảng số liệu ta thấy rằng doanh số cho vay cho đối tượng doanh nghiệp tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể, doanh số cho vay doanh nghiệp năm 2010 là 653.647 triệu đồng, chiếm 79,68% trong tổng doanh số cho vay; đến năm 2011, doanh số này đạt được 689.623 triệu đồng, chiếm 80,69% trong tổng doanh số cho vay, tăng 35.976 triệu đồng, tương ứng tăng 5,50% so với năm 2010. Đạt được mức tăng trưởng như vậy là do nền kinh tế dần dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nên việc SXKD của các doanh nghiệp dần dần đạt những kết quả khả quan.

Sự tăng trưởng này chủ yếu là do đối tượng các công ty TNHH và công ty cổ phần mang lại, do đối tượng này hiện nay là loại hình kinh doanh phổ biến nhất với số lượng thành lập ngày càng tăng và có phần tự chủ năng động hơn những thành phần kinh tế khác nên luôn có nhu cầu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường, vì thế doanh số cho vay đối tượng này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Ngoài ra, loại hình DNTN ngày càng tăng trong nền kinh tế mở như hiện nay, nhất là tình hình kinh tế trong nước có phần khởi sắc sau cuộc khủng hoảng năm 2008, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn tham gia vào nền kinh tế với mục đích lợi nhuận.

33

Bảng 4.2 : Tình hình hoạt động tín dụng của TienPhong Bank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012

Đơn vị tính : Triệu đồng

Nguồn TienPhong Bank chi nhánh Cần Thơ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 820.350 100,00 854.608 100,00 400.046 100,00 34.258 4,18 (454.562) (53,19)

Doanh nghiệp 653.647 79,68 689.623 80,69 290.251 72,55 35.976 5,50 (399.372) (57,91) Cá nhân 166.703 20,32 165.021 19,31 109.795 27,45 (1.682) (1,01) (55.226) (33,47) Doanh số thu nợ 530.435 100,00 797.108 100.00 468.008 100,00 266.673 50,27 (329.100) (41,29) Doanh nghiệp 406.546 76,64 642.437 80,60 345.980 73,93 235.891 58,02 (296.457) (46,15) Cá nhân 123.889 23,36 154.671 19,40 122.028 26,07 30.782 24,85 (32.643) (21,10) Tổng dƣ nợ 368.000 100,00 425.500 100.00 357.538 100,00 57.500 15,63 (67.962) (15,97) Doanh nghiệp 301.760 82,00 348.910 82,00 293.181 82,00 47.150 15,63 (55.729) (15,97) Cá nhân 66.240 18,00 76.590 18,00 64.357 18,00 10.350 15,63 (12.233) (15,97) Nợ xấu - - - - 5.363 100,00 - - - - Doanh nghiệp - - - - 3.176 59,22 - - - - Cá nhân - - - - 2.187 40,78 - - - -

34

Sang năm 2012, doanh số cho vay ở loại hình doanh nghiệp giảm một cách đột ngột 57,91% so với năm 2011, đạt 290.251 triệu đồng, chiếm 72,55% trong tổng doanh số cho vay. Trong tình hình kinh tế nhiều biến động, khó khăn trong năm 2012 thì chi nhánh vẫn hết sức nỗ lực để đạt được những tăng tưởng tín dụng. Tuy nhiên giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay của chi nhánh tăng cao, các doanh nghiệp phải đạt mức lãi cao hơn nữa trong điều kiện thị trường khó khăn, vì vậy nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay, phải tạm ngưng các kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí đình trệ SXKD. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tiếp tục ảnh hưởng đến doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 của chi nhánh. Doanh số cho vay doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 là 87.462 triệu đồng, giảm mạnh 11,78% so với cùng kỳ năm 2012. Là khách hàng của các ngân hàng nên các doanh nghiệp có tồn tại thì ngân hàng mới tồn tại được, do vậy, các ngân hàng vẫn đang rất nỗ lực để hợp tác với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy SXKD, góp phần vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng.

Bảng 4.3 : Tình hình hoạt động tín dụng của TienPhong Bank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 305.356 100,00 87.462 100,00 (217.894) (71,36)

Doanh nghiệp 230.907 75,62 51.550 58,94 (179.357) (77,67) Cá nhân 74.449 24,38 35.912 41,06 (38.537) (51,76) Doanh số thu nợ 278.356 100,00 209.000 100,00 (69.356) (24,92) Doanh nghiệp 208.767 75,00 151.212 72,35 (57.555) (27,57) Cá nhân 69.589 25,00 57.789 27,65 (11.800) (16,96) Tổng dƣ nợ 452.500 100,00 236.000 100,00 (189.500) (41,88) Doanh nghiệp 371.050 82,00 193.520 73,58 (177.530) (47,85) Cá nhân 81.450 18,00 42.480 26,42 (38.970) (47,85) Nợ xấu 5.430 100,00 7.215 100,00 1.785 32,87 Doanh nghiệp 3.258 60,00 4.329 62,00 1.215 37,30 Cá nhân 2.172 40,00 2.886 38,00 0.570 26,23

35

Doanh số cho vay cá nhân, HGĐ cũng giảm nhẹ qua các năm. Năm 2010, doanh số cho vay cá nhân, HGĐ là 166.703 triệu đồng, chiếm 20,32% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2011, doanh số này đạt được 165.021 triệu đồng, chiếm 19,31%, giảm 1.01% so với năm trước. Sang năm 2012, doanh số này tiếp tục giảm 33,47% xuống còn 109.795 triệu đồng, chiếm 27.45% trong tổng doanh số cho vay. Mặc dù chi nhánh trong những năm qua đã triển khai nhiều gói sản phẩm tín dụng cá nhân với thủ tục đơn giản và chi phí thấp hơn khi dùng các sản phẩm và dịch vụ riêng lẻ, ngoài ra còn phát triển các sản phẩm mới để bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh cho các cá nhân, HGĐ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ. 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay cá nhân, HGĐ giảm 51,76% so với cùng kỳ năm 2012, xuống còn 35.912 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do những tháng đầu năm 2013, chi nhánh đã thực hiện theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng hạn chế cho vay tín chấp do có những biểu hiện sử dụng vốn sai mục đích.

Nhìn chung thì doanh số cho vay ở cả khối doanh nghiệp và cá nhân đều giảm qua các năm. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì ta thấy rằng doanh số cho vay ở mảng cá nhân, HGĐ chiếm tỷ trọng ngày càng giảm qua các năm phân tích. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay đối với KHCN thường cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp nên khiến khách hàng e ngại đi vay. Đồng thời, các yêu cầu cho vay của ngân hàng đối với nhóm này vô cùng khó khăn, các điều kiện như chứng minh tài chính, khả năng trả nợ, mục đích vay và tài sản đảm bảo tiền vay,… không phải khách hàng là HGĐ, cá nhân nào cũng có thể đáp ứng đầy đủ được. Bên cạnh đó, Chỉ thị 01 của Chính phủ năm 2011 giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất ở các NHTM cũng khiến cho mảng tín dụng ở bộ phận khách hàng này giảm do cho vay phi sản xuất chiếm tỷ trọng khá cao trong cho vay cá nhân, HGĐ.

* Doanh số thu nợ:

Ta thấy được doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp và KHCN có biến động qua các năm phân tích. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2011 của doanh nghiệp là 642.437 triệu đồng, tăng hơn so với mức 235.891 triệu đồng ở năm 2010 là 76,64%. Sang năm 2012, thu nợ giảm 46,15% so với năm trước xuống còn 345.980 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ doanh nghiệp đạt được 151.212 triệu đồng, giảm 27,57% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh số thu nợ của KHCN năm 2010 là 123.889 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 24,85% đạt 154.671 triệu đồng. Năm 2012, doanh số này đạt được 122.028 triệu đồng, giảm 21,10% so với năm trước. Nguyên nhân đạt được mức tăng trưởng như trên là do nỗ lực từ phía chi nhánh trong việc quản lý, thu hồi nợ và có sự am hiểu khách hàng. Bên cạnh đó, ngoài những rủi ro trong hoạt động SXKD thì đa số người vay đều sử dụng vốn đúng mục đích. 6 tháng đầu năm 2013, chi nhánh đã ngưng cho vay đối với những đối tượng, những khoản vay phát hiện sử dụng sai mục đích, đồng thời cũng tăng

36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cường thu hồi nợ. Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 của KHCN là 57.789 triệu đồng, giảm 16,96% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, khả năng thu nợ của chi nhánh tương đối thấp, xấp xỉ bằng doanh số cho vay. Qua đó ta thấy được tình hình thu hồi vốn, quản lý vốn của chi nhánh qua các năm còn kém.

* Dư nợ:

Dư nợ của doanh nghiệp có biến động qua các năm. Năm 2011, dư nợ đạt được 348.910 triệu đồng, tăng 47.150 triệu đồng, tăng 15,63% so với năm 2010. Đạt được mức tăng trưởng cao trong dư nợ như trên là do doanh số cho vay trong năm 2011 tăng trưởng mạnh, thu hồi nợ cũng tăng trưởng tốt nhưng chưa bằng mức tăng trưởng của doanh số cho vay. Dư nợ có chênh lệch thấp hơn trong năm 2012, giảm 15.97% so với năm trước để đạt mức 293.181 triệu đồng. Dư nợ của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 giảm 47.85% so với cùng kỳ năm trước là 371.050 triệu đồng.

Dư nợ cá nhân, HGĐ năm 2010 là 66.240 triệu đồng, đến năm 2011 là 76.590 triệu đồng, tăng 15.63% so với năm trước. Dư nợ có xu hướng giảm 15.97% ở năm 2012 đạt 64.357 triệu đồng. Qua các phần phân tích trước, doanh số cho vay và thu nợ của cá nhân, HGĐ biến động qua các năm làm cho dư nợ cũng biến động. Kết quả này đáng ghi nhận trong việc phát triển mảng tín dụng cá nhân. 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay KHCN trong kỳ này giảm mạnh 47,85% so với cùng kỳ năm 2012.

* Nợ xấu:

Qua sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng và sự lãnh đạo đúng đắn khi thay đổi chính sách tín dụng và khuyến khích khen thưởng nâng cao khả năng thi đua và phấn đấu hoàn thiện trong nội bộ ngân hàng, bên cạnh đó với sự nỗ lực để hạn chế tình trạng nợ xấu thì chi nhánh đã hạn chế được tối đa tình trạng nợ xấu trong suốt 2 năm, đây là một điểm đáng chú ý. Tuy nhiên do tình hình khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng thu nhập của người dân, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ ở chi nhánh. Ta thấy được rằng trong năm 2012 phát sinh rất nhiều hợp đồng tín dụng, cho nên các cán bộ tín dụng phải thẩm định số lượng hồ sơ vay lớn và vì thế có những khoản vay không tốt do ảnh hưởng khách quan từ phía môi trường kinh tế bên ngoài rất khó kiểm soát nên dẫn đến nợ xấu cá nhân tương đối cao. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu doanh nghiệp tăng 37,30% so với cùng kỳ năm trước, nợ xấu cá nhân đạt 2.742 triệu đồng, tăng 26,23% so với cùng kỳ năm 2012. Điều này là khó tránh được trong tình hình kinh tế khó khăn, nhiều biến động như hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ giảm đáng kể, ảnh hưởng thu nhập của các doanh nghiệp và cá nhân, gây khó khăn cho việc trả nợ.

Từ những phân tích trên ta thấy được mảng tín dụng cá nhân tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng tín dụng của chi nhánh. Chi nhánh hiện nay nên cần có những chính sách để phát triển mảng tín dụng ở bộ phận cá nhân này để nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển ngân hàng hiện đại, toàn diện trên toàn hệ thống ngân hàng. Sản phẩm tín dụng cá nhân thường có lãi suất cao hơn, vì thế

37

mảng tín dụng ở bộ phận này được phát triển, quan tâm đúng mức sẽ mạng lại nguồn lợi lớn cho chi nhánh. Chi nhánh đã đưa ra các sản phẩm tín dụng cá nhân đáp ứng nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng của người dân nên đã góp phần tăng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng, đặc biệt là các sản phẩm cho vay tiêu dùng; ngoài ra, sản phẩm cho vay tiểu thương chợ đã và đang gặt hái thành công, góp phần phát triển lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Để tìm hiểu rõ hơn về mảng tín dụng cá nhân, hộ gia đình của chi nhánh, ta sẽ đi sâu vào phần phân tích mảng tín dụng ở bộ phận này ở những phần phân tích tiếp theo.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh cần thơ (Trang 44)