Giải pháp trong công tác cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh cần thơ (Trang 79)

- Chi nhánh hiện nay cần tăng cường nhân sự ở phòng KHCN để có thể triển khai, phát triển và quản lý các sản phẩm tín dụng cá nhân đạt hiệu quả hơn.

68

- Đa dạng hóa các hình thức tín dụng cá nhân và đầu tư tạo sự phù hợp với tính năng động của thị trường và sự lựa chọn của khách hàng. Cụ thể như:

+ Liên kết với các tổ chức kinh tế khác để phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân: Chi nhánh cần tìm kiếm, liên kết với các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn, các công ty giới thiệu du học để có thể phát triển sản phẩm du học cho KHCN. Thêm vào đó, chi nhánh cần liên kết với các công ty mua bán ô tô có quan hệ lâu năm và uy tín để có thể phát triển sản phẩm tín dụng vay mua ô tô. Chi nhánh cũng cần liên kết thêm với các công ty nhà đất để phát triển sản phẩm bất động sản, tuy nhiên đối với sản phẩm này nên hạn chế và cẩn trọng cho vay trong thời điểm nhà đất đóng băng như hiện này.

+ Thận trọng trong cho vay các lĩnh vực mang tính rủi ro cao vì các điều kiện khách quan như nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản,…

+ Tìm ra những giải pháp để quản lý tốt hình thức cho vay tín chấp để có thể tiếp tục phát triển hình thức này bằng cách kết hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, thành lập các quỹ hỗ trợ vốn,… tuy là vay tín chấp có độ rủi ro rất cao nhưng các đối tượng này là những khách hàng tiềm năng và khả năng tài chính, khả năng trả nợ của họ rất ổn định.

+ Ngân hàng cũng nên lựa chọn những khoản vay trung, dài hạn có hiệu quả để cho vay nhằm nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh.

+ Quan tâm đến công tác marketing các sản phẩm tín dụng cá nhân đến các đối tượng KHCN trên địa bàn, nhất là những vùng ngoại thành, nhằm mở rộng thị phần, tìm kiếm các khách hàng mới.

+ Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng truyền thống, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà pháp luật không cấm.

- Chọn lọc đối tượng khách hàng để phục vụ, không chạy theo số lượng, tăng dư nợ tín dụng mà cần chú trọng đến chất lượng tín dụng:

+ Đánh giá, phân tích chính xác tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh,…

+ Không nên xem tài sản thế chấp, cầm cố hoặc tài sản bảo lãnh của bên thứ 3 là điều kiện tiên quyết hàng đầu để ngân hàng có thể cấp tín dụng. Chỉ nên xem tài sản thế chấp, cầm cố hoặc tài sản bảo lãnh của bên thứ 3 là biện pháp đảm bảo nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi về các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

+ Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức trả nợ của khách hàng.

+ Trong suốt quá trình cho vay, ngân hàng cần thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay cũng như kiểm tra vốn vay có

69

được thực hiện đúng mục đích hay không, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời những sai phạm từ phía khách hàng, giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay. + Các cán bộ tín dụng nên cập nhật thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng một cách chính xác.

- Mở rộng, tìm kiếm khách hàng mới, cụ thể:

+ Cán bộ tín dụng cần tăng cường mối quan hệ cũng như uy tín của chính mình để tìm kiếm khách hàng.

+ Chi nhánh nên mở các cuộc hội thảo nhằm tìm hiểu nhu cầu của các khách hàng và qua đó quảng bá, tuyên truyền nhằm nâng cao uy tín cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong chi nhánh cần thơ (Trang 79)