– 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Tín dụng cá nhân là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư trong xã hội để mua sắm phương tiện sinh hoạt, nhà ở, du học hay SXKD cá thể.
Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ nhưng chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay khách hàng cá nhân thường cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, dịch vụ,… nhưng đồng thời, cũng vì quy mô của từng hợp đồng nhỏ nên khi xảy ra trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán thì tổn thất đối với ngân hàng không lớn. Tín dụng cá nhân giúp mở rộng kênh cho vay, tăng số lượng khách hàng nhờ đó tăng doanh số cho vay và dư nợ cho ngân hàng, tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy, nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho chi nhánh.
Trong nền kinh tế hiện nay, việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang được các ngân hàng quan tâm chú ý. TienPhong Bank với mục tiêu là một tập đoàn tài chính đa năng, hiện đại thì việc phát triển mảng cá nhân đang được ngân hàng chú trọng phát triển trong những năm gần đây. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình tín dụng cá nhân ở TienPhong Bank Cần Thơ, ta đi sâu vào những phần phân tích dưới đây.
4.2.2.1. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình trạng cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết tất cả các khoản tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.
a) Theo thời hạn
Dựa vào bảng số liệu và hình 4.3, ta thấy doanh số cho vay cá nhân ngắn hạn trong năm 2010 là 59.496 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,69%; năm 2011 tỷ lệ này là 50,11% tương ứng 82.692 triệu đồng; năm 2012 là 35.299 triệu đồng chiếm 32,15% ; 6 tháng đầu năm 2012 chiếm tỷ trọng là 22.826 triệu đồng và cuối cùng 6 tháng đầu năm 2013 có tỷ lệ 41,63% tương ứng 14.950 triệu đồng. Nguyên nhân của sự chênh lệch giữa tỷ trọng của cho vay cá nhân ngắn hạn và trung, dài hạn này là do trong các năm qua chi nhánh đã
38
mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phát triển kinh tế gia đình, điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương huy động vốn ngắn hạn hiện nay của ngân hàng nhằm thích ứng với tình hình kinh tế đầy biến động và có dấu hiệu chậm hồi phục. Hơn thế nữa, việc ưu tiên các khoản vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng tránh rủi ro và dễ kiểm soát các khoản vay trên hồ sơ tín dụng của khách hàng. Bên cạnh đó, nhà nước còn hỗ trợ cho các khoản vay ngắn hạn cho cá nhân, hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp nên làm cho khoản vay này tăng trưởng qua các năm.
Hình 4.3 Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của TienPhong Bank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012
39
Bảng 4.4 : Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của TienPhong Bank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 59.496 82.692 35.299 22.826 14.950 23.196 38,99 (47.393) (57,31) (7.876) (34,50)
Trung, dài hạn 107.207 82.329 74.496 51.623 20.962 (24.878) (23,21) (7.833) (9,51) (30.661) (59,39)
Tổng 166.703 165.021 109.795 74.449 35.912 (1.682) (1,01) (55.226) (33,47) (38.537) (51,76)
40
Doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2010 chiếm 64,31%, tương ứng 107.207 triệu đồng đến năm 2011, doanh số này đạt tỷ trọng là 49,89%, sang năm 2012, tỷ trọng về doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên 67,85%, 6 tháng đầu năm 2012 doanh số tăng lên đáng kể 69,34%, và ở 6 tháng đầu năm 2013 là 20.962 triệu đồng. Doanh số cho vay cá nhân trung và dài hạn giảm qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay trung và dài hạn giảm so với năm 2010, mức giảm là 23,21%, tương ứng 24.878 triệu đồng Đó chính là do trong năm 2011, sau khi đã thực hiện gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn, trung hạn, Nhà nước ta tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạn để thực hiện đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo quyết định số 443/QĐ-TTg. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong nước nhiều biến động, ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nên khi xét vay, chỉ cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng quen và có quan hệ tín dụng tốt. Sang năm 2012, mặc dù quy mô doanh số cho vay chung giảm nhưng doang số trung, dài hạn tương đối ổn định. Ngoài ra, ngân hàng cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh như: cho vay mua nhà dự án hay đầu tư nhà để cho thuê... nguyên nhân chính trên đã làm cho doanh số cho vay cá nhân ở các thời hạn trong năm 2012 thay đổi với năm 2011, cụ thể: cho vay ngắn hạn giảm 57,31%, tương ứng tăng 47.393 triệu đồng; cho vay trung, dài hạn giảm 9,51%, tương ứng 7.833 triệu đồng.
6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay cá nhân giảm mạnh so với cùng kỳ 2012 (giảm 51,76%). Lượng giảm này là do doanh số cho vay cá nhân trung và dài hạn giảm 30.661 triệu đồng, tương ứng giảm 59,39% so với 6 tháng đầu năm 2012 nên đã kéo tổng doanh số cho vay cá nhân trong thời gian này giảm theo. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong thời gian này, chi nhánh hạn chế cho vay tín chấp đối với cán bộ, công nhân viên (chủ yếu phục vụ tiêu dùng) nên đã ảnh hưởng đến doanh số cho vay. Ngoài ra, Hội sở chính đã ban hành quy định trên toàn chi cần phải đánh giá khả năng trả nợ và chu kỳ quay vòng nguồn vốn khách hàng một cách kỹ lưỡng hơn khi quyết định chấp nhận tín dụng. Bên cạnh đó, chủ trương thắt chặt tín dụng của ngân hàng nhà nước đặt ra cho các ngân hàng cũng là lý do giảm doanh số cho vay của chi nhánh.
Qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay cá nhân ở thời hạn đều giảm, do doanh số cho vay cá nhân ở kỳ hạn trung và dài hạn giảm nên kéo theo tổng doanh số cho vay giảm. Bên cạnh đó, những khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ tương đối cao là những khoản vay chứa đựng nhiều rủi ro không lường trước được, đặc biệt trong nền kinh tế như hiện nay. Vì thế, cán bộ ngân hàng cần phải thường xuyên theo dõi để có những xử lý kịp thời.
41
b) Theo mục đích vay
Theo cách phân loại này thì ta có cho vay đối với KHCN bao gồm cho vay theo mục đích sản xuất và cho vay theo mục đích tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng cũng là mảng cho vay quan trọng trong tín dụng cá nhân, HGĐ. Đây là nhóm sản phẩm mà chi nhánh đang ngày một quan tâm và phát triển. Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2011 tăng 1.406 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 7,28%. Nền kinh tế trong năm 2010 có dấu hiệu lạc quan trở lại, tốc độ phát triển kinh tế của địa phương cao, người dân dần có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, cộng thêm gói kích cầu của chính phủ để phục hồi nền kinh tế. Năm 2011, chi nhánh còn thúc đẩy doanh số cho vay lĩnh vực này bằng cách triển khai nhiều chương trình hấp dẫn như cho vay mua xe ô tô kết hợp, mở sản phẩm cho vay du học,… Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ đã được ban hành và đáp ứng nhu cầu của thị trường về sự thuận tiện, đơn giản hóa thủ tục và các ưu đãi kèm theo đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng gói sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Đối với thị trường BĐS trong năm 2011 có những dấu hiệu lạc quan, doanh số cho vay mua, sửa chữa nhà tăng trưởng cao là do các khoản vay trung và dài hạn trong năm 2010 được Ngân hàng Nhà nước cho phép các NHTM áp dụng lãi suất thỏa thuận, trong đó có lĩnh vực BĐS. Tất cả những nguyên nhân chủ yếu trên đã làm cho doanh số cho vay tiêu dùng tăng mạnh trong năm 2011.
Sang năm 2012, tình hình tài chính trong nước nhiều biến động, lãi suất đầu vào liên tục tăng do sự cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng theo. Các khoản vay tiêu dùng chủ yếu thường là những khoản vay trung và dài hạn (cho vay mua, sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học) nên lãi suất sẽ cao hơn các khoản vay ngắn hạn, điều đó khiến khách hàng e ngại đi vay. Năm 2012 doanh số cho vay tiêu dùng là 17.545 triệu đồng, giảm 3.165 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 15,28%. Trong năm 2012, tình hình kinh tế trong nước biến động, BĐS đóng băng vì thế cho vay đối với mua, sửa chữa nhà được chi nhánh hạn chế để thực hiện đúng theo yêu cầu của Chính phủ nhằm giảm dư nợ ở mảng này để đảm bảo an toàn tín dụng. Cho vay du học vẫn còn là mảng khá mới mẻ đối với chi nhánh tại Cần Thơ nên việc cho vay ở mảng này không cao đã làm giảm doanh số cho vay tiêu dùng năm nay do chi nhánh chưa liên kết với các trung tâm ngoại ngữ, các tổ chức giới thiệu du học tại địa phương nên chưa phát triển sản phẩm này. Ngoài ra, những công ty tổ chức du học ở địa phương đã liên kế lâu năm với các ngân hàng có thế mạnh là cho vay cá nhân như ACB, Sacombank,… nên cũng gây khó khăn cho việc phát triển sản phẩm này trên địa bàn Cần Thơ.
42
Bảng 4.5 : Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích vay của TienPhong Bank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn TienPhong Bank chi nhánh Cần Thơ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiêu dùng 19.304 20.710 17.545 9.678 3.591 1.406 7,28 (3.165) (15,28) (6.087) (62,89)
SXKD 67.065 70.299 42.557 27.174 12.569 3.234 4,82 (27.742) (39,46) (14.605) (53,75)
Đầu tƣ
khác 80.334 74.012 49.693 37.597 19.752 (6.322) (7,87) (24.319) (32,86) (17.845) (47,46)
43
Như đã phân tích ở những phần trên, 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế trong nước ko ổn định, lạm phát tăng cao khiến cho người dân hạn chế tiêu Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay tiêu dùng giảm mạnh từ 9.678 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2012 xuống còn 3.591 triệu đồng, giảm 6.087 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tương ứng giảm 62,89%. Bên cạnh việc hạn chế tiêu dùng của các KHCN, quy trình cấp tín dụng đối với các khách hàng này theo mô hình mới được áp dụng từ đầu năm 2012, theo đó thì các cán bộ tín dụng của chi nhánh phải thẩm định khách hàng theo quy trình và những điều khoản chặt chẽ hơn nên hồ sơ tín dụng cá nhân được giải ngân có phần nào hạn chế hơn trước. Bên cạnh phục vụ những mục đích cụ thể kể trên, chi nhánh TienPhong Cần thơ còn tạo ra những sản phẩm tín dụng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo ra lợi ích tối đa cho khách hàng, củng cố lòng tin của khách hàng nhằm giữ thị phần và tiếp tục phát triển gắn liền với sự tăng trưởng của kinh tế địa phương.
Hình 4.4 Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân theo mục đích vay của TienPhong Bank Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012
và 6 tháng đầu năm 2013
Ta thấy rằng doanh số cho vay của từng khoản mục cũng phụ thuộc vào từng thời điểm trong năm. Nhìn chung, doanh số cho vay của những tháng cuối năm thường cao hơn những tháng đầu năm do nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, sửa chữa,… của người dân tập trung vào những tháng cuối năm cùng với những dịp lễ tết lớn.
44
Cho vay SXKD:
Qua bảng số liệu và hình 4.4, ta có thể thấy doanh số cho vay cá nhân phục vụ SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm trên 60% trong tổng doanh số cho vay cá nhân. Nhóm sản phẩm cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh bao gồm cho vay đối với các cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực công, nông, thương nghiệp và dịch vụ. Doanh số cho vay SXKD biến động qua các năm. Năm 2010, doanh số cho vay SXKD là 67.065 triệu đồng, đến năm 2011 doanh số này đạt được 70.299 triệu đồng, tăng 3.234 triệu đồng, tương ứng tăng 4,82%. Cho vay SXKD là thế mạnh của chi nhánh do đó chi nhánh thường đưa ra những sản phẩm cho vay mới, ưu đãi lãi suất và thời hạn trả nợ, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, trong những năm 2010, cho vay SXKD còn được sự hỗ trợ về lãi suất của ngân hàng nhà nước nên doanh số cho vay tăng trưởng. Tuy nhiên mức tăng trưởng này không cao do các yêu cầu cho vay của chi nhánh đối với nhóm khách hàng này vô cùng khó khăn, các điều kiện ngân hàng đặt ra không phải khách hàng là HGĐ, cá nhân nào cũng có thể đáp ứng được.
Sang năm 2012, doanh số cho vay SXKD là 425.557 triệu đồng, tương ứng giảm 27.742 triệu đồng (giảm 39,46%). Trong năm 2012, chi nhánh đã phát triển sản phẩm cho vay mua ô tô để kinh doanh; ngoài ra để đáp ứng nhu cầu vốn cho các tiểu thương tại chợ, các cá nhân muốn kinh doanh cửa hàng,… chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi lãi suất đối với cho vay tiểu thương tại chợ, các cá nhân mở cửa hàng, cửa hiệu,… Những việc đó đã đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng của người dân và góp phần vào việc tăng trưởng doanh số cho vay trong năm, giúp tăng thêm thu nhập cho chi nhánh.
6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay cá nhân giảm mạnh, cho vay SXKD cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay SXKD là 12.569 triệu đồng, giảm 53,75%, tương ứng giảm 14.605 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Do tình hình kinh tế trong nước những tháng đầu năm lạm phát tăng cao, gây khó khăn cho các HGĐ trong việc SXKD do giá đầu vào cao, TienPhong Bank Cần Thơ cũng đã siết chặt khâu thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng để tránh rủi ro cho ngân hàng mình. Loại tài sản đảm bảo của các khoản vay của KHCN thường được sử dụng là nhà ở hoặc hàng hóa được sản xuất ra từ HGĐ,... rất khó để ngân hàng thẩm định tốt để chấp nhận cho vay vì thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay đang xuống dốc, đầu ra cho các sản phẩm rất khó.
Loại hình cho vay SXKD chiếm ưu thế cao trong chính sách cho vay của ngân hàng do đây là lĩnh vực mà người dân cần vốn nhiều nhất để phát triển kinh tế gia đình và dễ tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng khi có kế hoạch kinh doanh khả thi. Tuy cho vay SXKD là thế mạnh của ngân hàng nhưng đây là một sản phẩm truyền thống mà NHTM nào cũng có nên phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ. Mặt khác, tình hình kinh tế bất ổn trong các năm qua biểu hiện ở sự tăng giảm giá xăng dầu một cách đột biến gây ảnh hưởng đến giá cả của hầu hết các mặt hàng, và sự tăng mạnh
45
nhưng mang tính không ổn định của giá vàng – phương tiện dự trữ của đa số