Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 26)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng

a. Ch tiêu tăng trưởng dư n cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng chính là số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm, nó phản ánh luợng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi đuợc. Khi đánh giá hoạt động mở rộng CVTD của ngân hàng thương mại, là thường nói đến chỉ tiêu dư nợ CVTD, dư nợ CVTD càng cao chứng tỏ ngân hàng mở rộng CVTD càng lớn. Tuy nhiên nếu dư nợ tăng quá nhanh thì gây áp lực về huy động vốn và đặt ra vấn đề về chất luợng các khoản cho vay. Thông qua chỉ tiêu dư nợ được thể hiện dư nợ của ngân hàng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế ở cùng thời kỳ, thời điểm.

Sự phát triển của dư nợ CVTD có thể phản ánh theo số tuyết đối hoặc tương đối. Tốc độ tăng tuyệt đối là sự gia tăng của dư nợ theo thời gian, thường lấy chỉ tiêu dư nợ vào thời điểm cuối mỗi năm. Tuy nhiên, không chỉ đánh giá sự gia tăng dư nợ cho vay theo thời gian mà còn phải xem xét nó trong mối tương quan với tổng dư nợ của cả ngân hàng tại thời điểm phân tích qua chỉ tiêu sau:

Dư nợ CVTD kỳ này Tốc độ tăng

dư nợ CVTD = Dư nợ CVTD kỳ truớc -1 X 100%

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá về tốc độ mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng sau từng thời kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ dư nợ tiêu dùng càng tăng nhanh. Chỉ tiêu này càng tăng từ năm này sang năm

khác, phản ánh sự tăng về lượng của cho vay tiêu dùng. Nếu tốc độ tăng dư nợ cho vay lớn hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng chứng tỏ sự mở rộng cho vay tiêu dùng chưa theo kịp sự phát triển của ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu dư nợ tăng quá nhanh sẽ gây áp lực về huy động vốn và chất lượng khoản cho vay của ngân hàng.

b. Ch tiêu tăng trưởng s lượng khách hàng

Số lượng khách hàng cũng là một chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu ngân hàng thỏa mãn được nhiều mong muốn của nhiều đối tượng khách hàng thì sẽ giữ chân được khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mới. Số lượng khách hàng kỳ sau Tốc độ tăng số lượng khách hàng CVTD = Số lượng khách hàng kỳ trước -1 X 100%

Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng của năm sau tăng bao nhiêu phần trăm so với năm trước. Số lượng khách hàng vay tăng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Tốc độ tăng số lượng khách hàng tăng qua các năm phản ánh số lưuợng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng được mở rộng, uy tín của ngân hàng ngày càng đuợc nâng cao và chứng tỏ ngân nâng cao chất luợng phục vụ.

c. Ch tiêu phn ánh tăng trưởng trong thu nhp cho vay tiêu dùng

Thu nhập từ hoạt động CVTD là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh sự mở rộng CVTD. Khi thu nhập CVTD càng cao thể hiện hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang ngày càng cao, càng mở rộng cả về số lượng và chất lượng của hoạt động này. Chi tiêu phản ánh sự tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng được xác định như sau:

Thu nhập CVTD kỳ này Tốc độ tăng thu nhập CVTD = Thu nhập CVTD kỳ truớc -1 X 100%

Chỉ tiêu này cho biết thu nhập từ cho vay tiêu dùng của năm sau tăng bao nhiêu phần trăm so với năm trước. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng tốt. Tuy nhiên ngoài xem xét sự tăng truởng theo thời gian của chỉ tiêu tốc độ tăng thu nhập CVTD, còn phải đánh giá tỷ trọng đóng góp từ hoạt động CVTD vào tổng thu nhập của cả ngân hàng. Từ đó, phân tích đuợc vai trò của việc mở rộng CVTD đối với các ngân hàng.

Thu nhập từ hoạt động CVTD Tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động CVTD = Tổng thu nhập của NH X 100%

Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng cho biết hoạt động cho vay tiêu dùng đóng bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập từ hoạt động cho vay. Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng so với hoạt động cho vay khác và phản ánh hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

d. Ch tiêu m rng th phn cho vay tiêu dùng

Thị phần CVTD là tỷ lệ giữa dư nợ cho vay tiêu dùng của một ngân hàng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các NHTM trên địa bàn, được phản ánh qua chỉ tiêu sau:

Dư nợ CVTD của ngân hàng A Thị phần

CVTD = Tổng dư nợ CVTD các NHTM X 100%

Chỉ tiêu này cho biết dự nợ cho vay tiêu dùng của 1 ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng

thương mại trên địa bàn. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó chứng tỏ khách hàng vay tiêu dùng ở ngân hàng càng nhiều. Việc gia tăng thị phân CVTD gắn liền với việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị truờng, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng mà có thị phần CVTD tăng qua các năm thì phản ánh mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng và làm tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng và làm tăng lợi thế cạnh tranhc ủa ngân hàng trên thị truờng.

e. Kim soát ri ro trong cho vay tiêu dùng - Nợ xấu CVTD:

Nợ xấu trong hoạt động cho vay là khoản nợ đến thời hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng hoàn trả và không được ngân hàng cho gia hạn nợ hay giãn nợ. Nợ xấu sẽ dẫn đến khả năng mất vốn, đem lại rủi ro cho ngân hàng. Nợ xấu càng cao chứng tỏ chất lượng các khoản chay vay của ngân hàng càng kém và không đảm bảo. Vì vậy nên các ngân hàng thương mại luôn đưa ra những giải pháp để giảm nợ xấu xuống mức thấp nhất.

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của ngân hàng Nhà nước thì “Nợ xấu là những khoản nợ đựoc phân loại vào nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn). Nợ xấu là khoản vay có đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết đã hết hạn.

+ Tình hình tài chính của khách đang và có chiều huớng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi dudợc cả gốc lẫn lãi.

+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

Nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của từng ngân hàng thuơng mại, nó là gánh nặng đối với các ngân hàng có tỷ lệ này cao, vì theo quy định tại Quyết định 493/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nước, về trích lập và xử lý quỹ dự phòng rủi ro: Nợ nhóm 1 trích 0%, nợ nhóm 2 trích 5%, nhóm 3 trích 20%, nhóm 4 trích 50%, nhóm 5 trích 100% dự phòng tủi ro và hạch toán thẳng vào chi phí.

- Giảm tỷ lệ nợ xấu CVTD

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa số dư nợ xấu so với tổng số dư nợ của ngân hàng tại thời điểm nhất định. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng và hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Số dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dư nợ X 100%

Tỷ lệ này cho biêt số dư nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Hoạt động CVTD của một ngân hàng được coi là chất lượng và hiệu quả khi tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm so với các năm truớc hoặc đã thu hồi được nhiều khoản nợ xấu của kỳ truớc. Tỷ trọng này thấp cho thấy chất luợng cho vay của Ngân hàng. Theo quy định của NHNN, tỷ lệ xấu không vượt 5% trên tổng dư nợ cho vay. Chính vì vậy, để mở rộng cho vay tiêu dùng hiệu quả, các NHTM phải chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng (full) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)