8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Tổ chức cốt truyện dựa trên những yếu tố kỳ ảo
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng năm 2006, trang 106): kỳ ảo:
kỳ lạ, những chuyện không có thật, chỉ có trong tưởng tượng [64]. Thuật ngữ
yếu tố kỳ ảo trong tiếng Việt tương đương với các thuật ngữ: Le Fantastique
(tiếng Pháp), The Fantastic (tiếng Anh), Fantasticus (tiếng La Tinh),
Fantastikos (tiếng Hy lạp) với ý nghĩa kỳ lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng. Ở Việt Nam, yếu tố kỳ ảo trong văn học đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến.
103
Trần Lê Bảo trong Đặc điểm kết cấu "Tam quốc chí diễn nghĩa" coi cái
“kỳ” như biểu hiện của phạm trù thẩm mĩ chính trong thời kỳ cổ điển Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa là cái “kỳ” có mộ vai trò rất quan trọng trong tự sự không chỉ bởi tần số xuất hiện mà còn bởi sự tác động của nó đến nghệ thuật trần thuật, đến kết cấu tác phẩm.
Lê Nguyên Cẩn trong cuốn chuyên luận Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac cũng đưa đã đưa ra kết luận rất xác đáng về khái niệm cái kỳảo: “Cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi thường, độc đáo… Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [14, tr.143]
Hiểu theo cách nào thì kỳ ảo đều có nghĩa chỉ cái kỳ lạ, không có thật, không thể bắt gặp trong thế giới thực tại, nói chung là cái siêu nhiên. Tuy nhiên, yếu tố kỳ ảo không phải là cái gì hư vô bên ngoài con người mà nó được bắt nguồn từ chính thế giới tưởng tượng, tinh thần, thế giới nội tâm bí ẩn của con người. Nó là sản phẩm của trí tưởng tượng, là phương thức tư duy nghệ thuật được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu nhiên, nằm ngoài tư duy lý tính của con người.
Thực ra, yếu tố kỳảo đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn học nhân loại. Các nghệ sĩđã sử dụng nó như một biện pháp nghệ thuật nhằm khai thác sâu hơn, rõ hơn bản chất của xã hội thực tại và đi thẳng vào đời sống với muôn mặt của nó. Song hành trong văn học từ nền văn học dân gian cho đến nền văn học viết, yếu tố kỳ ảo đã tôn tạo cho tác phẩm văn chương vẻ đẹp lung linh huyền ảo, đa màu sắc. Yếu tố kỳảo là cầu nối đểđưa ta vào thế giới chưa biết, huyền diệu và bí ẩn trong trí tưởng tượng, vào những giấc mơ không thật, tìm lí tưởng trong suốt như pha lê đã bị thực tại đen tối phá vỡ. Yếu tố kỳảo đã đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời
104
mới của sức tưởng tượng bay bổng. Mặt khác, nó khiến con người không quay đi với đời sống thực tại mà luôn sẵn sàng đối diện thẩm định nhận thức cuộc sống một cách sâu sắc hơn.
Tuy chưa bao giờ đứt đoạn, nhưng tần số xuất hiện, ý nghĩa biểu hiện, quan niệm về cái kỳảo trong văn học mỗi thời kỳ lại không giống nhau. Nó bị chi phối bởi bầu tâm lý xã hội đương thời... Yếu tố kỳảo thời cổđại chỉ là sự huyễn tưởng thế giới thực tại mà con người hiểu theo trí tưởng tượng ngây thơ chất phác nguyên thủy. Sự xuất hiện của yếu tố kỳảo trong văn học dân gian gắn liền với tâm lý lo sợ của con người trước những hiện tượng bí ẩn, không thể giải thích được của đời sống. Đồng thời phản ánh khát vọng chiếm lĩnh thiên nhiên, khát vọng về cái Chân - Thiện - Mĩ của con người.
Văn chương Việt Nam thời kỳ 1945 - 1975 coi trọng tái hiện chân thực những hiện tượng, những quy luật khách quan của đời sống. Các nhà văn có xu hướng tái hiện đời sống như những gì nó vố có. Chính vì vậy, yếu tố kỳảo gần như vắng bóng trong văn học giai đoạn này. Vai trò của yếu tố kỳảo cũng chưa được quan tâm đúng mức. Sau 1975, văn học Việt Nam đã chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của yếu tố kỳ ảo. Ảnh hưởng của văn học hiện đại, hậu hiện đại thế giới, quan niệm về sự đa chiều, đa trị của cuộc sống cùng với nhu cầu phản ánh hiện thực từ bề sâu, từ phía sau, nhu cầu nhận thức lại những vấn đề của lịch sử, những vấn đề trong đời sống thực tại đã dẫn dắt các nhà văn tìm về với các yếu tố nghệ thuật truyền thống của văn chương dân gian, trong đó có yếu tố kỳảo. Nếu như cái kỳảo trong văn học dân gian gắn nhiều hơn với thế giới quan kỳ ảo thì cái kỳ ảo trong văn học đương đại lại là một phương thức nghệ thuật được nhà văn sử dụng một cách đầy ý thức. Yếu tố kỳ ảo trong văn chương Việt Nam đương đại vừa mang những nét chung của cái kỳảo Phương Đông vừa mang nét riêng phản ánh bầu không khí thời đại. Yếu tố kỳ ảo giai đoạn này đã có sự phát triển một bậc so với hình thức kỳ ảo truyền thống. Nó không đơn thuần là hình thức chuyển tải các vấn đề đạo đức
105
theo kiểu “ở hiền gặp lành”, “thưởng thiện, phạt ác” của ông Bụt, bà Tiên, nó còn là sự sợ hãi, trăn trở của con người nhân tính, khát vọng, tự do, dân chủ thấm đẫm tinh thần thời đại. Yếu tố kỳ ảo được các nhà văn sử dụng như một công cụđể tìm kiếm và khám phá mảnh đất tâm linh của con người. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi dân tộc ta vừa bước qua một biến cố lịch sử to lớn: cuộc chiến tranh vệ quốc. Yếu tố kỳ ảo là ước mơ, khát vọng của con người bấy lâu bịđè nén, hoặc chưa có dịp bộc lộ.
Trên văn đàn Việt Nam, Nguyễn Huy Thiệp được xem là nhà văn sử dụng yếu tố kỳ ảo sớm nhất giai đoạn sau đổi mới (1989). Viết về cái kỳ ảo, sau Nguyễn Huy Thiệp là hàng loạt cây bút có tên tuổi như Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh, Quế Hương, Phạm Hải Vân, Hòa Vang. Bên cạnh những cây bút quen thuộc đó còn xuất hiện các gương mặt mới như Nguyễn Thị Ấm, Minh Thu, Huy Nam, thậm chí cả những cây bút nghiệp dư như Văn Như Cương cũng tỏ ra mặn mà với yếu tố kỳảo.
Nằm trong sự vận động chung ấy, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng yếu tố kỳ ảo như một phương tiện đắc dụng để tạo ra các đột biến trong nghệ thuật, tạo ấn tượng thẩm mĩ đậm nét ở người đọc. Mẫu Thượng Ngàn là hiện thực hay kỳảo, là tiểu thuyết lịch sử hay một tiểu thuyết về văn hóa? Câu hỏi này đã đặt ra với nhiều người khi tiếp cận tác phẩm. Nguyễn Xuân Khánh tâm sự, ông đã đưa vào trong truyện nhiều nguyên mẫu của cuộc đời thực: “Bà Ba Váy là chị họ của tôi, bà Tổ Cô cũng là người họ hàng. Có những nhân vật ngày xưa mình không nghĩ đến nhưng khi ngồi viết, họ từ kí ức bật ra” [2]. Trong tác phẩm còn có không ít những sự kiện, nhân vật có tính hiện thực lịch sử đậm nét (Pháp đánh chiếm thành Hà Nội, những cuộc nổi dậy của dân chúng, âm mưu khai thác thuộc địa, đồng hóa của thực dân đối với dân tộc Việt Nam, cuộc sống đầy những rủi ro bất trắc, dịch bệnh của những làng quê nghèo…). Nhưng theo chúng tôi, nguyên mẫu hay những chi tiết có tính hiện thực chỉ là xương sống cho tác phẩm. Chính yếu tố kỳảo, huyền thoại mới là
106
phần hồn tạo sinh khí cho Mẫu Thượng Ngàn, biến Mẫu Thượng Ngàn thành
một tiểu thuyết văn hóa mang nhiều màu sắc kỳ ảo, huyền thoại. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Xuân Khánh, yếu tố kỳảo đã tham gia tích cực vào sự phát triển của cốt truyện và tạo nên những phản ứng nhận thức của người tiếp nhận một cách mạnh mẽ, hay nói cách khác, nó tạo nên những cú “sốc” về tâm lý, nhận thức nơi bạn đọc.
Yếu tố kỳ ảo được sử dụng trong tác phẩm dưới nhiều dạng thức khác
nhau. Trước hết, Mẫu Thượng Ngàn là câu chuyện đầy tính chất kỳảo của thế giới thần linh với sự xuất hiện của các nhân vật hết sức đặc biệt, đó là Mẫu -
Mẫu Thượng Ngàn, một trong tứ Mẫu của Việt Nam (gồm Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu). Nhân vật này đã được hóa thân thành Mẹ cả trong Con gái thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp, trong Man Nương, truyện ngắn cùng tên của Phạm Thị Hoài và bây giờ là trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh với một sắc diện mới. Mẫu là chỗ dựa tâm linh, là nơi con người hướng về để sống đẹp hơn, cũng là nơi con người tìm về để được chở che hay được giải thoát khỏi những hệ lụy trần gian. Mẫu không phải là vị Thánh ở trên cao. Mẫu hiện diện ngay trong cuộc sống của con người. Mẫu luôn kịp thời xuất hiện khi con người gặp khó khăn, bất trắc.
Cùng với Mẫu còn có cô Chín và các cô gái đồng trinh đi hầu thánh mẫu ở bên kia sông, những người đàn bà nạ dòng đi hầu đại thụ thần linh mà dân gian gọi chung một cụm từ đầy trang trọng là “các cô”. Các cô thường đánh võng trên cây đa, đưa tít bổng lên trời. Có đêm thanh vắng trong làng cũng nghe thấy tiếng kẽo kẹt và cả tiếng ru con véo von thánh thót. Trong tâm thức của Nhụ, cô Chín ngự đồng dệt gấm thêu hoa mà Nhụ thường hát chỉưa rực rỡ, luôn thích màu xanh màu đỏ. Cô Chín cũng có khi mặc áo trắng. Song cô Chín không phải là ma. Cha Nhụ bảo rằng có cô Chín Bạch, ở mãi tít trong rừng sâu thẳm. Nơi cô ở có rất nhiều con suối rất đẹp, nên cô ưa mặc màu trắng. Cô Chín Bạch mặc áo trắng đi hài trắng thêu cườm óng ánh, thắt lưng
107
cũng trắng; khăn đội đầu bằng lụa, quạt cầm tay là quạt lông chim trĩ. Bạch nhưng không phải màu trắng toát, mà là màu trắng ngà, nó dịu dàng mát chứ không lạnh, rất trang nhã. Màu sắc rực rỡ của trang phục và hình dáng của “các cô”, hôm nay, ta chỉ có thể gặp lại trong những tích chèo cổ hay trong những bức tranh dân gian Đông Hồ. Trong tác phẩm, “các cô” lại xuất hiện như con người, có vóc dáng hình hài cụ thể. Điều kể: một buổi sáng tinh mơ đi nhấc đó đơm cá, anh thấy “ở gốc đa nhô ra ba cái bóng: một áo vàng, một áo đỏ, một áo xanh. Các cô tha thướt như bay. Ba cô đều vấn tóc đuôi gà, hai tay vung vẩy thẽo thượt… nghe rõ cả tiếng cười khúc khích…” [38, tr.222-
223]. Kỳ lạ là ở chỗ thần linh và con người có thể nhìn thấy nhau, có thể gặp nhau, chứng tỏ những thần linh ấy vẫn mang trong mình tính chất của con người. Mẫu và những người hầu cận Mẫu luôn gần hiện diện ở cõi trần không phải để hù dọa hay làm hại ai mà để chở che, cứu rỗi linh hồn con người.
Không chỉđược thể hiện ở việc xây dựng các nhân vật thuộc về thế giới tâm linh trong tưởng tượng của con người, sự xuất hiện của yếu tố kỳảo trong tác phẩm nhiều khi đã góp phần tạo ra những phương diện mới trong tình huống truyện: tình huống kỳ lạ, ma quái; tình huống ngẫu nhiên, đột biến; tình huống căng thẳng, kịch tính… Như tình huống Thần Cẩu đi rồi tự khắc trở về [38, tr.225]. Hay tình huống hòn sét đánh ông Hộ Hiếu chết đi rồi tái sinh, đã khiến ông ngộ ra một điều gì huyền bí mà bỏ hết chuyện đời chẳng chịu lập gia đình. Hoàn cảnh thật khác thường, khiến ông trở thành con người ở ngoài vòng nhân thế, làm ơn cho mọi người mà chẳng muốn nhận gì, và khiến người ta kính trọng ông, tin cậy ông, nể sợ ông hơn [38, tr.229]… Tất cả như đưa ta vào thế giới của truyện kể dân gian đầy hưảo.
Ở chương IX - Con chim cu cườm, tính chất kỳ lạ hư ảo của tình huống truyện được các nhà văn tô đậm và đẩy tới kịch tính khi đưa vào câu chuyện ngôi đền Mẫu hình ảnh đôi rắn thần, đôi “ngựa ngài” của Mẫu. Trong huyền thoại dân gian, hình tượng con rắn thần có một vị trí ưu tiên đặc biệt. Rắn có
108
địa vị thần linh là đấng tối cao, là đấng sáng tạo. Trong ngôi chùa của đạo Phật, nó đóng vai trò như ông Hộ Pháp. Cho nên, chạm vào rắn là chạm vào “ngựa ngài”, chạm vào thần linh, báng bổ thần linh và bị trừng phạt. Chẳng thế mà khi Julien bắt hai tên lính công kênh hắn cho đủđộ cao để giật hai con rắn rồi vứt xuống đất thì ngay lập tức hắn đã bị trừng trị. Tên hung thần tái mét mặt khi cúi xuống chiếc lồng son, đôi mắt ông hắc hổ liền rọi vào mặt hắn bằng những tia phản quang giận giữ. Thay vì con chim cu cườm trong lồng chim là một cái đầu rắn rất to bị mắc kẹt. Con rắn nhìn thấy Julien phản ứng tức thì: “Con vật to như cổ chân, dài như đòn gánh, màu chì tỏ ra giận dữ vô cùng. Con rắn cất đầu cao, bạnh mang, nâng cả chiếc lồng chim lên cao. Tuy đầu vẫn nằm trong lồng, nhưng nó xòe to như bàn tay trông rất kỳ dị” [38, tr.435]. Khi giải phóng cái đầu ra khỏi cái lồng, nó ngóc đầu lên cao lắc lư, cái lưỡi thò ra khỏi miệng, nhấp nha, nhấp nháy. Con rắn chỉ nhằm vào Julien mà không hề chú ý tới mọi người. Có lẽ, nó biết chính ông ta mới là kẻ thù nguy hiểm của nó.
Sự xuất hiện của con rắn là chi tiết kỳảo, nó mang tới cho câu chuyện không khí huyền cổ, đậm màu sắc thần linh. Người làng Cổ Đình nói với nhau: “Ngựa ngài hôm nay xuất trần gian, đuổi lão mắt mèo chạy bán sống bán chết” [38, tr.436]. Ông hắc xà này chính là kẻ canh giữđền Mẫu. Ông hắc xà có nhiều chỗ ở. Hang hốc ở trên núi rất nhiều. Còn cái hang dưới chân ông hắc hổ chỉ là một chốn ở và chỉ khi nào cần thiết, ông hắc xà mới đến trú ngụ ở đó”. Có người nói “Bà Tổ Cô hàng ngày vẫn ngồi trên chiếc ghế xích đu bằng mây ở gian bên. Chính cụ Tổ Cô đã nuôi “Ngựa ngài”. Có người lại kể: “Bà Tổ Cô nuôi ông hắc xà bằng thuốc phiện nên bà cụ bảo gì ông cũng nghe. Hàng ngày, cụ Tổ Cô vẫn bôi thuốc phiện vào một đồng bạc trắng hoa xòe và để trước hang cho rắn ngậm… Chắc bà cụđã biết trước những chuyện sẽ xảy ra nên đã đặt đồng bạc hoa xòe tẩm thuốc vào lồng chim từ trước buổi lễ” [38, tr.436].
109
Nhà văn kể chuyện lạ, dùng cái kỳ ảo, khác thường như những biện pháp nghệ thuật để phúng dụ răn đời và cũng để hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Sự xuất hiện bất ngờ của cái "ảo" trong một thế giới được điều hành bởi các quy luật của hiện thực cũng đã tạo nên tính chất căng thẳng, kịch tính trong tình huống truyện. Người đọc tò mò, cuốn theo những tình thế gay cấn của câu chuyện, chờ đợi, mong biết kết cục cuối cùng. Chất liệu kỳảo đã tạo nên bước đột phá trong nghệ thuật tự sự, giúp nhà văn khẳng định sức sống Việt, tinh thần bất hợp tác, khước từ của người Việt với sự xuất hiện của những kẻ đi chinh phục, những kẻ xâm lăng, thể hiện thái độ của dân tộc trước quá trình xâm lược của kẻ thù một cách khéo léo mà không kém phần mãnh liệt.
Cuối tác phẩm, yếu tố kỳ ảo vẫn được nhà văn sử dụng và phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong việc tạo tình huống truyện bất ngờ, chuẩn bị cho cốt truyện chuyển sang hồi kết, một hồi kết mang đầy tính nhân văn. Ở đây, yếu tố kỳảo được miêu tả qua hình ảnh cái bóng trắng xuất hiện ở gốc đa đầu làng