Những tìm tòi đổi mới

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Những tìm tòi đổi mới

Nền văn học Việt Nam từ 1986 đến nay đã có những chuyển biến đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại, trong đó có tiểu thuyết. Không khí dân chủ của môi trường sáng tạo đã giúp nhà văn có ý thức sâu sắc hơn về tư cách nghệ sĩ nơi mình. Nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thức cách tân trong cách

27

nhìn và trong lối viết, có những tác phẩm thành công hoặc đang trên con đường tìm tòi, thể nghiệm, song điều đáng nói ở đây là tất cả đều hướng mục tiêu: làm mới, làm hấp dẫn văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng.

Với xu hướng nhìn thẳng vào sự thật, các nhà tiểu thuyết đã dấn thân vào hiện thực ở thời hiện tại, đang hình thành, chưa ổn định; ở chính tiêu điểm của đời sống. Trên phương diện đề tài, tiểu thuyết thời kỳđổi mới đã tiếp cận và khai thác sâu hơn vào cái hiện thực hàng ngày, cái đời thường của đời sống cá nhân. Các đề tài truyền thống hay hiện đại đều được đưa vào trường nhìn mới, hướng tới những gấp khúc trong đường đời và thân phận con người, thấm đẫm cảm hứng nhân văn.

Điều đáng ghi nhận ở tiểu thuyết đương đại là đã thể hiện một bước đột phá mạnh mẽ về “kỹ thuật tự sự”, tiết tấu trần thuật nhanh hơn; kết cấu phức tạp, biến hoá, đan xen nhiều tầng bậc; phương thức xây dựng nhân vật cũng hoàn toàn khác trước. Nếu như trước đây, các nhà tiểu thuyết hướng tới những bức tranh hiện thực hoành tráng thì giờ đây họ “trở về xem xét con người Việt Nam một cách sáng tỏ và để đào xới vào nó sâu hơn” (Nguyễn Minh Châu), “phải viết về một cái gì đó của con người, cho con người” (Xuân Cang). Vì

thế, kích thước tác phẩm trở lại với khuôn khổ nhỏ. Không còn những bộ tiểu thuyết nhiều tập với số lượng lên đến hàng nghìn trang như thời chống Pháp, chống Mỹ. Tiểu thuyết thời kỳ này thường gói gọn trong phạm vi một tập với số lượng phổ biến khoảng trên dưới 300 trang. Tuy nhiên khuôn hình ấy không hề hạn chế những cách tân về thi pháp thể loại. Kết cấu tác phẩm trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn.

Bên cạnh những tác phẩm tuân thủ lối kết cấu truyền thống (trình tự thời gian song song với đường đời nhân vật) như Thời xa vắng (Lê Lựu),

Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng

28

tưởng và ký ức của nhà văn) như Thân phận tình yêu (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ

vãng (Chu Lai), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Thoạt kỳ thuỷ (Nguyễn Bình Phương), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Đi tìm nhân vật (T

Duy Anh), Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh)... Đây là những tác phẩm tạo được ấn tượng mới về nghệ thuật tiểu thuyết. Cốt truyện đã vận động, thay đổi trong sự phát triển của thể loại dựa trên thi pháp hiện đại. Cấu trúc tác phẩm được lắp ghép, chắp nối từ các mảnh vụn của hiện thực, các mảnh tâm trạng, không theo trình tự thời gian mà ngổn ngang đảo ngược theo ý đồ của tác giả, tạo ra “truyện trong truyện”. Trên một nền cốt truyện không có sự tổ chức sắp xếp theo một trình tự nhất định nên có phần lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn, thậm chí có khi không thành cốt truyện, không cần cốt truyện khó nắm bắt, khó kể lại, đời sống nội tâm nhân vật được tập trung khai thác với nhiều biến thái: suy nghĩ, cảm xúc, tiềm thức, vô thức, mộng mị, hồi ức. Tiểu thuyết vừa là tiếng nói của tiềm thức, của giấc mơ, thể hiện cái hiện tại đang vận động, biến chuyển, không khép kín.

Trong giai đoạn đổi mới, các cây bút tiểu thuyết đã có ý thức đi sâu vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con người đích thực - con người ở bên trong con người. Con người xuất hiện trong hàng loạt tiểu thuyết là con người trần thế với tất cả chất người tự nhiên của nó (ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn, ý thức và vô thức): Ăn mày dĩ

vãng (Chu Lai), Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Mẫu Thượng Ngàn

(Nguyễn Xuân Khánh)… Nhân vật trong tiểu thuyết thời kỳ này, vì vậy, không còn mờ nhạt, đơn điệu mà có sự kết hợp giữa hình dạng và nội tâm, giữa ý thức và vô thức, giữa dục vọng bản năng và ước mơ thánh thiện. Nó có sức mạnh cảm hoá lòng người bởi những nét đời chân thực ấy.

Miêu tả cuộc đời và con người như nó vốn có, ngôn ngữ tiểu thuyết không chỉ được soi sáng bởi ngôn ngữ tác giả mà còn được soi sáng bởi ngôn

29

ngữ nhân vật. Tính đối thoại nội tại là một yếu tố cơ bản trong ngôn ngữ tiểu thuyết. Những năm đầu đổi mới, ngôn ngữđối thoại đóng vai trò chủ yếu, gần như chiếm hết văn bản tác phẩm của Nguyễn Khải. Lời phát ngôn nào cũng thể hiện một đặc điểm tính cách cụ thể, luôn va đập, cọ xát. Nói cách khác, ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm của Nguyễn Khải được cá thể hoá đầy cá

tính (Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người…). Ý thức đối thoại trong tiểu thuyết thời đổi mới tiếp tục được triển khai và phát huy trong bối cảnh lịch sử mới, trong không khí dân chủ hoá của đời sống văn học. Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường giàu khẩu ngữ: Thời xa vắng (Lê Lựu), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thoạt kỳ thuỷ (Nguyễn Bình Phương), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh)…

Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật của tiểu thuyết thời kỳđổi mới. Độc thoại nội tâm trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật. Trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, dường như các nhà văn đều sử dụng tình huống những giấc mơ thông qua kỹ thuật dòng ý thức như một ngôn ngữđộc thoại nhằm giải mã thế giới vô thức của con người. Thủ pháp này thể hiện rõ trong các tiểu thuyết:

Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương), Giàn thiêu

(Võ Thị Hảo), Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh)…

Cùng với ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện của tiểu thuyết cũng có phần hấp dẫn, khách quan và đa thanh hơn. Thay vì lối kể chuyện truyền thống của một nhân vật trung gian, tiểu thuyết thời kỳđổi mới thường có hai nhân vật kể chuyện. Điểm nhìn nghệ thuật không chỉ được gia tăng mà còn thường xuyên xê dịch, đổi ngôi. Nhờ đó nó phá vỡ được lối kể lể đơn điệu, nhuốm màu sắc chủ quan của tiểu thuyết truyền thống, bớt đi tính giáo huấn áp đặt một chiều,

30

tạo điều kiện thuận lợi cho tinh thần đối thoại và tự đối thoại cởi mở, dân chủ của tư duy tiểu thuyết mới.

Tiểu thuyết Việt Nam từ những năm đầu thời kỳ đổi mới (1986) đến nay đã đi qua một chặng đường hơn 20 năm “thay da đổi thịt”. Tuy có lúc dòng chảy tung phá ào ạt, có lúc chùng xuống nhưng tiểu thuyết vẫn đang không ngừng tìm cách tiến về phía trước giao nhịp cùng dòng mạch văn học nhân loại, góp phần cách tân và hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)