Các kiểu nhân vật đặc sắc trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Các kiểu nhân vật đặc sắc trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn

Ngàn”

Như đã thấy, ở giai đoạn sáng tác sau, Nguyễn Xuân Khánh đặc biệt say mê với những vấn đề về sự giao thoa, sự khác biệt, sự va chạm giữa văn minh phương Đông và phương Tây, những vấn đề về lịch sử, văn hoá, phong tục. Sự chuyển hướng khá mạnh về đề tài khiến cho các nhân vật của ông trong giai đoạn cách mạng, chủ yếu là những nhân vật mang màu sắc chính trị, còn về sau, ông lại viết nhiều về những con người - văn hoá.

Trong Mẫu Thượng Ngàn - cuốn tiểu thuyết đồ sộ đã lấy văn hoá làm chủ đề xuyên suốt, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ dừng lại ở việc xây đắp nên một thế giới hình tượng phong phú, đa diện, mà đã tạo dựng được gương mặt của cả một dân tộc với những vẻ đẹp bản chất nhất, hồn nhiên nhất biểu tượng cho văn hoá làng, cho bản sắc truyền thống của dân tộc… Và qua đó, ta thấy được cảm hứng bất tận của tác giả không chỉ dừng lại ở công việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của một nhà văn mà còn ở công việc truy nguyên chân dung dân tộc của một nhà văn hoá. Không xây dựng nhân vật trung tâm như tiểu thuyết Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng Ngàn là tập hợp đông đảo những con người phần lớn là lớp bình dân. Và như vậy, hệ thống nhân vật được xác lập trên vùng quê bán sơn địa là hình ảnh của cả một dân tộc. Châu tuần ý đồ kiến giải tâm thức người Việt, sức sống và vẻ đẹp văn hóa Việt trong quá trình tiếp biến văn hóa Pháp - Việt, Nguyễn Xuân Khánh đã có những thành công đặc biệt ở ba kiểu nhân vật:

2.2.2.1. Kiểu nhân vật phụ nữ

Từ lâu, Nguyễn Xuân Khánh đã khát khao viết tiểu thuyết về Mẹ, về những người phụ nữ… Niềm ưu cảm của nhà văn dành cho giới nữ xuất phát

54

từ tình yêu sâu nặng với người mẹ còn rất trẻ của ông chịu ở vậy nuôi con khi chồng mất sớm; và cũng xuất phát từ tình cảm với những người phụ nữ cô đơn, cô độc ở làng Kẻ Noi, Cổ Nhuế trong kí ức tuổi thơ ông. Nguyễn Xuân Khánh viết về phụ nữ không phải với tư cách của một nhà văn hoá, một nhà văn cần chất liệu cho công trình nghệ thuật của mình, mà ông còn viết bằng sự trải nghiệm của một con người sống ân nghĩa, thủy chung…

Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ thì những người phụ nữ Việt qua cách xây dựng nhân vật của nhà văn đều hiện diện thật đáng trân trọng. Nhưng có lẽ, các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn được xây dựng công phu và độc đáo hơn cả. Nhà văn của Đất nước đứng lên lừng danh đã không kìm được cảm xúc của mình và không tiếc dùng những động, tính từ gợi cảm, biểu cảm để lột tả vẻ đẹp của các nhân vật nữ trong Mẫu Thượng Ngàn: “…đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác như vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà ba Váy đa tình… cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết, hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho… Và đến cả Bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa…, tất cả, tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực… Và ta bỗng hiểu ra: Một nhân dân tiềm chứa trong mình một sức sống ẩn sâu trong một thứ tín ngưỡng tuyệt diệu như vậy, thì không bao giờ có thể chết, có thể cạn. Vĩnh cửu như Đất, như Rừng, như Mẹ, như người Đàn bà” [57]. Họ là những người phụ nữ bình dân; những phiên bản khác nhau của đạo Mẫu, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và bất tận của người Việt Nam, văn hoá Việt Nam.

Dù xuất thân, dù sống trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm chung của họ là ai cũng có vẻ đẹp ngoại hình tuyệt mĩ, đậm chất phồn thực.

55

Như con nai tơ mới lớn, Nhụ xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm với “khuôn mặt trái xoan, điểm một đôi mắt đen láy, to dài, hơi xếch một chút”, “tiếng cười lanh canh, giòn tan như pha lê” [38, tr.12], thân hình mơn mởn, cổ tay tròn lẳn, gò má ửng hồng như trứng gà bóc. Nguyễn Xuân Khánh miêu tả Nhụ bằng những chi tiết thể hiện vẻđẹp của một trinh nữ, một thiên thần song cũng đậm chất quyến rũ rất đàn bà. Cô có chiếc vú căng mẩy, xinh xinh, ấm áp; cặp vú bánh dày, đôi nhũ hoa lớn nhanh như thổi khiến chàng trai mới lớn trong Điều mê đắm, quay cuồng. “Điều mới chỉ nhìn thấy tấm lưng trần trắng muốt, hãy còn những giọt nước dư đọng sáng long lanh trong ánh trăng, thì đã chẳng thể cầm lòng. Hắn ôm lấy cô, và bế cô lên, mặc cho cô vùng vẫy…” [38, tr.639]. Vẻ đẹp của Nhụ là vẻ đẹp của sức sống ngút ngàn, của sự quyến rũ đắm say còn tiềm ẩn và được gìn giữ, để dành chờ đến hội xuân, chờ ngày trái chín.

Khác với dáng vẻ trẻ trung của Nhụ là dáng vẻ rất mực thanh tú, kiêu kì của bà Tổ Cô - bậc cao niên của dòng họ Vũ Xuân. “Thuở con gái bà đẹp lắm, thắt đáy lưng ong, khuôn mặt trái xoan, mi thanh mục tú. Chẳng cần trang điểm cũng đẹp nõn nà… ở thời bình chắc dân làng phải đem bà tiến vua, nếu không làm hoàng hậu, chắc cũng phải là quý phi… ” [38,tr.267]. Ở bà vừa có nét đẹp Á Đông truyền thống, vừa có nét đẹp của phương Tây hiện đại.

Trong tác phẩm, bà Ba Váy được miêu tả là người đàn bà có sắc đẹp lồ lộ, ai cũng thấy: “Cô trắng một cách lạ lùng, trắng như cục bột… gương mặt tròn vành vạnh, vai cũng tròn, bàn tay bụ bẫm như tay trẻ con. Đôi mông đít mẩy hứa hẹn rất to và tròn” [38, tr.140]; “ những chỗ nào da thịt hở ra cũng thấy ngồn ngộn ngọt ngào” [38, tr.57]. “Những lần sinh nở như chẳng làm bà suy kiệt, mà chỉ làm cho bà được vỡ da, vỡ thịt, da thịt được triển nở sung mãn” [38, tr.733]. Ở tuổi ba mươi, vẻ đẹp người đàn bà ấy trở nên quyến rũ lạ kỳ: “Người đàn bà mới ba mươi lăm tuổi, cái tuổi đẹp đẽ nhất của đời người, cái tuổi của thứ quả chín đến độ, nó ngọt ngào lạ thường. Thứ quả chín mọng,

56

hoặc cũng có thể nói thứ hoa thơm ngát mãn khai; chỉ có thứ quả ấy, hoa ấy mới có thể sẵn sàng dâng hiến và đón nhận” [38, tr.410]. Đó là một vẻ đẹp gợi cảm đầy chất phồn thực - “Một cái đẹp của sức sống. Một cái đẹp của da thịt mỡ màng” [38, tr.57].

Không hừng hực sức sống thanh tân như bà Ba Váy, nhưng ba Pháo có vẻ đẹp đằm thắm, quyến rũ của người đàn bà đã bước sang độ chín. Khuôn mặt của chị mang tới độ tin cậy cho mọi người. Đôi mắt chị “đen lay láy và hiền hậu như ẩn chứa một sự thông minh, một tấm lòng đôn hậu” [38, tr.230]. Mang thân phận hèn mọn nhưng chị lại sở hữu một vẻ đẹp hiền hậu của người đàn bà lực điền khỏe mạnh. Chị có bộ ngực ngọc ngà và nó càng đẹp hơn trong đêm trăng “giàn giụa”, trong ngôi chùa đổ “ánh trăng làm thân hình chị biến thành ngọc thành ngà. Đôi vú trắng hơn… Ôi! Sao mà mĩ miều!” [38, tr.335].

Có dáng vẻ hơi khác biệt với những người phụ nữ Á Đông, nhưng cô Mùi vẫn được kể đến với vẻ đẹp ngút ngát đầy sức trẻ. Nhà văn miêu tả: “So với người Việt ta, cô Mùi là người đàn bà cao lớn… nhưng không gầy. Đôi vú nở nang. Eo thon nhỏ. Đôi mông nẩy đều chắc nịch hứa hẹn sự đông đàn dài lũ. Gương mặt cô tròn vành vạnh, mày ngài đen nhánh như mực nho, đôi mắt đen trắng phân minh” [38, tr.244].

Cô Ngơ, người đàn bà kém trí tuệ cũng không thiếu vẻ đẹp đàn bà. Vẻ đẹp của cô khiến bất cứ gã trai nào nhìn thấy cũng thèm. “Thèm vì cô không xấu lại trắng trẻo, bụ bẫm. Thèm vì cô đặc biệt có đôi vú giỏ ấm rõ to. Cái yếm đào rách lại không đủ rộng che đôi vú ấy. Đôi vú quá cỡ làm chiếc yếm luôn luôn hếch ra, làm đôi vú thường ở trạng thái nửa kín, nửa hở, làm đám trai trong làng trông thấy cô, như rồ hết lên cả lũ” [38, tr.159].

Nhìn chung, ngoại hình của những người phụ nữ trong Mẫu Thượng Ngàn đều toát lên vẻ đẹp giản đơn, phác thực. Cái đẹp giản đơn, phác thực

57

này mang hơi thở của cuộc sống thôn dã, của cuộc đời tự do, sống và đam mê hết mình. Đó là cái đẹp không phải để ngắm nhìn, chiêm ngưỡng mà để yêu, để trao gửi, để sinh sôi, để va đụng với cái thô ráp của cuộc đời. Vẻ đẹp trễ tràng và hoang dại của người đàn bà xứ ta khiến người đàn ông đến từ xứ sở xa xôi là Philippe cũng thích thú. Anh ta thích những người đàn bà Việt bởi “mớ tóc họ được gội bằng các loại lá thiên nhiên thơm tho lạ lùng” [38, tr.344]. “Làn da không thô, nó mịn màng, mát dịu khi tay ta chạm vào. Đó là thứ da dẻ luôn mời mọc ta ve vuốt. Thân hình tuy nhỏ bé nhưng chắc lẳn, một thứ thân hình hài hoà, đầy sức bật, sức sống, hứa hẹn những thú vui không biết mệt mỏi” [38, tr.355].

“Những bà Nấm, bà Thêu, chị Thì, chị Xim, cô Mai... mỗi người đàn bà trong Đội gạo lên chùa là cả một nguồn năng lượng sống được dồn nén đến cực độ, chỉ chờ dịp để bung phá, tuôn trào. Và khi tuôn trào, nguồn năng lượng sống ấy sẽ cuốn theo, không gì khác, chính những người đàn ông, như dòng nước lũ cuốn phăng những củi mục rong rêu về phía hạ lưu” [55, tr.109]. Các nhân vật nữ trong Mẫu Thượng Ngàn cũng luôn tiềm tàng một sức sống mạnh mẽ, ngùn ngụt. Sức sống ấy là sức mạnh, là vật báu, đồng thời cũng là chi tiết thể hiện cho vẻđẹp phồn thực mà tác giảđã chọn để gửi gắm trong tác phẩm. Sức sống ấy biểu hiện trước hết ở cơ thể “tràn trề sinh lực”, một cơ thể có khả năng đánh thức bản năng tính dục của con đực. Riêng với nhân vật cô đồng Mùi, có lẽ đây là một cực tả về tính hai mặt năng lực tình dục ở người phụ nữ: sự đem lại khoái cảm và cái ma lực làm cạn kiệt sinh khí đàn ông.

Mùi là người đàn bà nồng nàn, mạnh mẽ đã không sinh được đứa con nào sau ba đời chồng (Tẻo, anh Tân, Philippe). Có thể sức hấp dẫn, sự ngọt ngào mà cô mang đến cho bạn tình không gì có thể sánh kịp, nhưng đó là thứ tình dục hủy diệt. Tẻo - anh chàng ở tuổi bẻ gãy sừng trâu, hay Philippe - một quân nhân khỏe mạnh cũng không thể khuất phục được Mùi. Họ lần lượt vì sức hấp dẫn của cô mà suy kiệt tinh lực, nhưng Mùi không hề bị ảnh hưởng.

58

Xây dựng mối lương duyên của Mùi với Philippe, miêu tả sức hấp dẫn mãnh liệt của một người phụ nữ bình dân như Mùi với một tên thực dân như Philippe là một cách để nhà văn thể hiện sự dẻo dai của sức sống văn hóa Việt. Đã có lần nhà văn lưu ý bạn đọc: “…nhân vật bà Mùi với ông tây Philippe, đấy là sức mạnh con đực với tất cả niềm kiêu hãnh, chiến thắng của kẻ xâm lược với người đàn bà rất nồng nàn cũng mạnh mẽ tiêu biểu cho sức sống Việt. Đã có lúc hai sức mạnh ấy lên hương và lan toả. Người đàn bà ấy đã chiến thắng người đàn ông, kẻ xâm lược mình, trên giường ngủ. Chúng ta nên hiểu đấy là sức sống Việt” [48]. Mùi đại diện cho sức sống văn hóa Việt, Philippe đại diện cho văn hóa Pháp. Với mục đích xâm lược, thực dân Pháp muốn nuốt chửng Việt Nam cả về kinh tế và văn hóa. Nhưng trái với ý chúng, văn hóa Việt vẫn tồn tại theo cách riêng của nó, ngồn ngộn chảy trôi, cuốn phăng mọi trở ngại. Đã có lúc hai nền văn hóa quyện hòa, kết hợp với nhau, nhưng sau cùng mỗi nền văn hóa có một con đường riêng. Khát vọng tình yêu, đam mê sống mãnh liệt ở cô là một biểu tượng cho khát vọng muốn thăng hoa của một nền văn hóa giàu sức sống. Trong quá trình vươn dậy, nó sẽ loại trừ tất cả những gì phi nhân bản, những gì thô bạo chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của con người.

Phần lớn, các nhân vật nữ trong Mẫu Thượng Ngàn đều được xây dựng với một sức sống dồi dào, trẻ trung, khỏe khoắn, đam mê đến đắm say, khao khát đến cháy bỏng. Họ đẹp vô cùng trong những lần ân ái bởi theo nhà văn thì “sự giao hòa đàn ông và đàn bà là đẹp nhất và người nhất, không thể lảng tránh. Nó thể hiện sức sống Việt, phồn thực Việt và làm nên sức mạnh Việt Nam cứu rỗi dân tộc và nhân bản” [85]. Các tầng ý nghĩa trong những nhân vật này là biểu tượng cho sự chờ đợi câm lặng cả đời, họ sống bằng giấc mơ dâng hiến, họ là sức sống bất diệt của dân tộc bất chấp chiến tranh và thù hận.

Điểm đặc biệt có thể xem là phong cách của Nguyễn Xuân Khánh trong giai đoạn sáng tác hiện đại của ông là những nhân vật mang vẻ đẹp tính Mẫu.

59

Tính Mẫu là những dây đàn nằm trong từng con người Việt Nam - nó là tàn dư của chế độ Mẫu hệ từ ngàn xưa đã được in dấu vào vô thức tập thể của cộng đồng người Việt; cũng là sự thăng hoa rực rỡ về phẩm cách văn hoá, về cội nguồn vô thức sâu xa của dân tộc. Viết về vẻ đẹp tính Mẫu có thơ Xuân Quỳnh, Đoàn Thị Lam Luyến…, truyện ngắn của các tác giả nữ hiện đại, có thêm Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu… Nhưng phải đến Nguyễn Xuân Khánh, tính Mẫu mới thực sự trở thành vấn đề trung tâm, trở thành đặc trưng nhân vật của ông. Tuy nhiên, trong 14 nhân vật nữ của tiểu thuyết Hồ

Quý Ly, vẻ đẹp Mẫu tính không phải là vẻ đẹp bao trùm, vấn đề Mẫu tính cũng chưa phải là chủ đề chính. Đến Mẫu Thượng Ngàn - một cuốn tiểu thuyết về văn hoá, vấn đề mới trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt, làm nên giá trị độc đáo của tác phẩm.

“Người Việt cổ mình là thờ người mẹ, người mang nặng đẻ đau, ôm ấp, chở che, nuôi nấng và chăm bẵm con mình suốt đời, nó khác hoàn toàn với tính nữ. Nếu tính nữ đơn thuần chỉ là tính mềm mại, uyển chuyển, tính nhu… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thì Mẫu Thượng Ngàn vẫn có tính nữ nhưng đó là tính nữ phát triển lên trọn vẹn là tính Mẫu… ” [48]. Những người phụ nữ trong Mẫu Thượng Ngàn là

những con người có phẩm chất vượt lên trên những phẩm chất của tính nữ, phát triển trọn vẹn thành tính Mẫu. Đó là vẻ đẹp của tình thương, sự khoan hòa, sức mạnh sản sinh và tái sinh sự sống, tâm hồn - những phẩm chất đặc thù của người Mẹ. Từ bà Tổ Cô, bà Cả Cỏn, bà Ba Váy, đến thím Pháo, cái Hoa, cái Nhụ… tất cả họ đều là những phiên bản khác nhau của Mẹ - của Mẫu, của văn hóa Việt - rất bản địa, thiêng liêng, bất tử.

Trong cuộc sống thường ngày, họ luôn là người thắp lửa, giữ gìn ngọn lửa hạnh phúc cho gia đình. Ngay cả người đàn bà tưởng chừng chỉ biết ghen tuông và cậy thế cha như bà cả Cỏn cũng được nhà văn miêu tả là người rất khéo vun vén gia đình. “Một tay bà chỉ huy sắp xếp công việc cho vài chục người làm, tất cả đều đâu ra đấy. Lại biết thưởng phạt công minh… Lý Cỏn

60

nhờ có bà, không phải lo việc nhà, mà chuyên tâm vào việc to tát, vào việc cho họ Vũ Xuân thêm sang, thêm danh giá” [38, tr.525]. Không phải ngẫu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 56)