8. Cấu trúc luận văn
1.3. Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và một lối đi riêng
1.3.1. Lộ trình văn chương Nguyễn Xuân Khánh
Trong đời sống văn học đương đại, Nguyễn Xuân Khánh là một “người lạ đã quen biết”. Thời trẻ, Nguyễn Xuân Khánh được biết đến là một người say mê âm nhạc và ham đọc sách. Đang là sinh viên trường y, một trường đại học sang trọng ở Hà Nội, năm 1952, ông gác bút nghiên xin đi bộđội. Những ngả đường hành quân, những buổi diễn tập và tình đồng đội đã thôi thúc ông cầm bút. Lần đầu tiên cầm bút, viết cái truyện ngắn Một đêm, Nguyễn Xuân Khánh đã giành được giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi truyện ngắn đầu tiên của Tạp chí Văn nghệ Quân Đội (1959). Từ đó, văn chương gắn bó với ông như duyên nghiệp mà tình cờ số phận với những ngả rẽ bất ngờđã đặt nó vào lòng tay.
Vào khoảng năm 1960, Nguyễn Xuân Khánh được "trên cất nhắc" cho về làm biên tập ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội cùng thời với những tên tuổi như: Vũ Cao, Thanh Tịnh, Nguyễn Khải, Hữu Mai... Nhưng cái tính "lông bông lang bang" ở một con người mang nhiều tư chất nghệ sĩ trong ông không phù hợp và không gắn bó nổi với một nơi quy phạm và chuẩn mực như quân đội. Năm 1962, sau khi in tập truyện ngắn đầu tay có tên Rừng sâu và bị kỉ luật do vướng mắc quan điểm nghề nghiệp, ông phải chuyển sang báo Thiếu niên tiền phong. Đến năm 1969, Nguyễn Xuân Khánh về hưu non. Lao vào
31
cuộc vật lộn vì mưu sinh, làm đủ nghề như nuôi lợn, gác nhà kho… Nhưng con người ông sinh ra như để gắn bó với con chữ. Sau những giờ phút lao động mưu sinh cật lực, đêm đêm, ông lại chong đèn thức cùng con chữ. Những trang sách kinh điển, luôn dọi ánh sáng huyền diệu cho ông tin yêu và vượt qua những khoảnh khắc bi đát. Những con chữ vẫn bám riết lấy ông. Vốn ngoại ngữ tiếng Pháp được cơ hội phát huy. Ông đã dịch hàng chục cuốn sách và sớm có ý thức củng cố tri thức để làm hành trang trên con đường dài của mình.
Từ đáy sâu tâm hồn, Nguyễn Xuân Khánh vẫn dành cho văn chương một vị trí đặc biệt thậm chí tới mức “linh thiêng” không bao giờ xoá bỏ. Nhà văn từng tâm sự: “Văn chương đối với tôi là một khu đền đài linh thiêng, dù vô tình lạc bước nhưng đã đến một lần rồi thì không thể quay trở lại được nữa. Bao nhiêu năm vất vả vì mưu sinh, tôi vẫn chờ đợi, vẫn dồn nén cho văn chương bởi tôi biết cơ duyên của mình ởđó” [11]. Hai tiểu thuyết Miền hoang tưởng và Trư cuồng ra đời trong thời gian mà tên tuổi ông vẫn khó được chấp nhận trên các báo chí. Vậy mà ông vẫn âm thầm viết. Những trang sách cứ vẫn quẫy đạp trong tâm trí ông. Bản thảo viết ra, một vài bạn bè thân đọc. Họ khen và cổ vũ. Nhưng việc công bố tác phẩm thì vẫn là điều xa xôi. Mãi cho đến khi ngọn gió Đổi mới thổi khắp đất nước, năm 1990, tiểu thuyết Miền hoang tưởng của ông mới được Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản, với bút danh Đào Nguyễn. Đứa con tinh thần ra đời trong bối cảnh không mấy suôn sẻ, nhưng cũng đủ củng cố cho ông niềm tin. Rằng, những trang viết nếu thật sự vui buồn vì nhân dân, vì đất nước, thì trước sau sẽ được nhân dân đón nhận. Sau thời gian dài im hơi lặng tiếng, năm 2000, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly, tạo thành hiện tượng văn học sôi động. Và cái tên Nguyễn Xuân Khánh đã lại được trả về nguyên vẹn dưới tác phẩm văn học của ông.
32
Gần bảy mươi tuổi, ông lại bắt tay vào viết tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và cho ra mắt bạn đọc ở tuổi 74. Ở tuổi 79, Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Mỗi cuốn tiểu thuyết ra đời đều làm xôn xao làng văn và tạo nên những “cơn khát” lớn trong độc giả. Những “cơn khát” tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh được đánh dấu bằng kỉ lục về số lần tái bản, nối bản. Ngay sau khi xuất hiện, các tác phẩm này đã được dư luận mà đặc biệt là giới nghiên cứu phê bình đánh giá cao. Trong những đợt xét giải thưởng về văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà văn Hà Nội… tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đều đạt được sự đồng thuận từ đa số phiếu bầu. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly nhận 3 giải: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam 1998 -2000; Giải thưởng Thăng Long của UBND TP, Hà Nội 2002; Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội 2001. Cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn nhận giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội 2006. Trong số các tác phẩm đoạt thưởng Hội nhà văn Việt Nam
2010 - 2011 vừa được công bố tại Hội nghị Văn học diễn ra vào 2/1/2012, Đội gạo lên chùa của ông là cuốn sách gây ấn tượng nhất.
Một đời người, một đời văn - nếu nói một cách công bằng - Nguyễn Xuân Khánh là người có những vất vả trong đời riêng và “thiệt thòi” trong văn chương. Tuy nhiên, ông đã sống một cuộc đời đầy kiên trì và luôn cố gắng để nuôi mãi niềm đam mê với văn chương. Một người cầm bút tuổi đã ngoài bảy mươi, cứ vài năm lại cho ra mắt một tác phẩm bề thế, đóng đinh vào tâm thức người đọc như ông, thì thật hạnh phúc!
1.3.2. Một ngả rẽ thú vị
Nguyễn Xuân Khánh cầm bút đã lâu, nhưng sự nghiệp của ông chỉ thực sự được ghi dấu bắt đầu từ Hồ Quý Ly. Dõi theo lộ trình văn chương đầy nhọc nhằn và vinh quang của ông, ta bất ngờ bắt gặp một ngả rẽ thú vị.
33
Một lần trải lòng với bạn đọc, Nguyễn Xuân Khánh tâm sự: những tác phẩm chính của ông phải kể đến bốn cuốn tiểu thuyết: Miền hoang tưởng (lấy bút danh là Đào Nguyễn), Trư cuồng, Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn. Hai
cuốn sách đầu viết về những vấn đề nóng bỏng thời hiện đại, lúc nhà văn 40 và 50 tuổi. Theo ý nghĩ của ông, đời mỗi nhà văn chỉ có thể quan tâm tới một, hai vấn đề mà thôi. Hai cuốn đầu là mối quan tâm thứ nhất. Hai cuốn sau chính là mối quan tâm về lịch sử và văn hóa Việt.
Kể từ Trư Cuồng những năm 70 cho đến Hồ Quý Ly những năm cuối 90 (thế kỷ XX), tới Mẫu Thượng Ngàn (2003) là những biến chuyển rõ rệt trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh. Ở đó, vấn đề trung tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã chuyển từ “người trí thức” thành vấn đề “tri thức”. Trư cuồng là những suy tư Kinh Dịch trong cảnh nuôi heo. Miền hoang tưởng là tiểu thuyết của sự suy tư về nghệ thuật mà đời mỗi nghệ sĩ đích thực đều như một Trương Chi. Từ Hồ Quý Ly đến Mẫu Thượng Ngàn đã thấy xuyên suốt một mối quan tâm đến lịch sử Việt và văn hóa Việt.
Khác với nhiều nhà văn quan tâm đến thời hiện tại, cái hôm nay đang diễn ra, Nguyễn Xuân Khánh cũng như một số nhà văn có hứng thú với đề tài lịch sử đã lựa chọn viết về quá khứ, những thời điểm lịch sử đặc biệt với một độ lùi thời gian khá xa. Bối cảnh của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là thời điểm lịch sử đầy biến động và phức tạp. Ở Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh không chọn thời nào mà ông chọn thời cuối Trần sang Hồ - một thời kỳ phải cứu tử, phải đổi mới, thậm chí phải thoát xác - đau thương nhưng sôi động, hoành tráng với những nhân vật vô cùng hấp dẫn, nhất là Hồ Quý Ly, nhà cải cách hết sức đặc sắc, gắn liền với số phận của đất nước, của Thăng Long -
Đông Đô và Tây Đô. Ở Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh chọn bối cảnh lịch sử là Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây Nhà Thờ Lớn, cuộc chiến tranh của người Pháp với quân Cờ Đen.
34
Lịch sử đã chứng minh, văn hóa là nền tảng bền vững cho một dân tộc tồn tại, phát triển. Là người cầm bút, Nguyễn Xuân Khánh luôn trăn trở không yên trước những vấn đề về văn hóa. Nhà văn quan niệm văn hóa còn thì dân tộc còn, mà văn hóa Việt Nam chính là văn hóa làng. Đó là cái mà xưa kia người phương Bắc và phương Tây muốn xóa bỏ để đồng hóa chúng ta mà không được. Văn hóa làng ăn vào máu thịt và làm nên cái “mùi vị riêng” cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Sau Hồ Quý Ly, đọc Mẫu Thượng Ngàn, ta
nhận thấy rõ Nguyễn Xuân Khánh có thế mạnh và am hiểu sâu rộng tính chất thuần Việt của con người Việt trải qua dòng chảy nổi chìm của lịch sử dựng nước và giữ nước. Đau đáu về văn hoá Việt, Nguyễn Xuân Khánh tha thiết muốn thể hiện cái nhìn văn hóa và luôn muốn tìm ra những gì mới mẻ. Từ Hồ
Quý Ly đến Mẫu Thượng Ngàn là một sự vượt qua chính mình đầy ngoạn mục, là hành trình tư tưởng từ nhận thức lịch sử tới cảm quan văn hoá của nhà văn. Từ Hồ Quý Ly đến Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã dùng văn chương phác hoạ rõ nét văn hoá phong tục Việt. Và như thế, văn hóa làng qua tâm hồn Nguyễn Xuân Khánh đã trở thành những câu chuyện lung linh!
Không được in bản thảo Làng nghèo, hình ảnh cái làng cứ trở đi trở lại trong tâm trí nhà văn. Kinh qua chiến trường lửa đạn, cả thời bình với cuộc mưu sinh khó nhọc, ngay cả trong lúc khốn cùng nhất, Nguyễn Xuân Khánh chưa bao giờ từ bỏ mơ ước, tái hiện lại “Làng nghèo”. Và rồi “làng” được tái hiện lại trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, nhưng không phải là một cái làng kháng chiến nữa mà là làng văn hoá. Từ một Làng nghèo viết về cuộc kháng chiến chống Pháp, tác giả lại mở rộng ra viết về văn hoá Việt, văn hoá làng. Bằng cách xử lý chất liệu theo khuynh hướng tiểu thuyết hoá lịch sử, đúng hơn là tiểu thuyết hóa văn hoá, nhà văn đã đưa người đọc vào một cõi linh thiêng đầy mê đắm.
Mẫu Thượng Ngàn là một tiểu thuyết phong tục, tràn ngập âm thanh và màu sắc. Ở đó, những nét phong tục tập quán cổ xưa của vùng làng quê
35
Bắc Bộ được miêu tả thật tỉ mỉ và cụ thể, khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên với vốn kiến thức văn hóa uyên thâm và sâu rộng của tác giả. Trước tiên là hình ảnh “cây đa đầu làng” - biểu tượng thân thiết của người dân Bắc bộ được đưa vào truyện một cách nhẹ nhàng, gần gũi và thiêng liêng. Rồi đến cả những tục lệ cưới xin, đặc biệt là sự trở về với đạo Mẫu, một tôn giáo có từ ngàn đời của người dân quê. Cách thờ cúng, trang hoàng nơi tưởng niệm và tôn thờ Mẫu như thế nào? Các buổi lên đồng, đàn hát ra sao? Người dân tập trung dâng lễ vật và thành kính đến đám rước ông Đùng bà Đà - đám rước phồn thực gắn liền với tục “trải ổ” mà người dân Cổ Đình, nhất là thanh niên nam nữ đến tuổi trưởng thành rất yêu thích… đều được tác giả đi sâu giới thiệu, khiến người đọc nhưđang được nhập thân vào lễ hội ngày xưa.
Dồn sức vào niềm đam mê mới, Nguyễn Xuân Khánh viết tiếp tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Tiến sĩ Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái, sau khi đọc xong tác phẩm đã thắc mắc, không hiểu ở cái tuổi 79, Nguyễn Xuân Khánh lấy đâu ra sức lực mà viết, mà cắt nghĩa toàn những điều “khủng khiếp” về đạo Phật về quá trình du nhập vào Việt Nam và được Việt Nam hóa thế nào trong hai cuộc kháng chiến với tinh thần “đồng hành cùng dân tộc”. Nhà văn Hoàng Quốc Hải lại nhận định, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa thuộc dòng tiểu thuyết văn hóa phong tục. Người nghiên cứu về văn hóa phong tục thì nhiều, nhưng hiếm ai đưa được nó lên tầm tiểu thuyết, và để làm được, đòi hỏi một vốn sống sâu rộng [84]. Nguyễn Xuân Khánh không chỉ là nhà tiểu thuyết mà còn là nhà văn hoá Việt.
Nét đặc sắc trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh không chỉ ở cái “tạng văn hoá làng” mà còn là sự nhạy cảm với các vấn đề tiếp biến văn hoá và những nghĩ suy về sức sống của dân tộc qua những đụng độ văn hoá Việt - Pháp, Đông - Tây trước nạn ngoại xâm. Khi viết, nhà văn rất có ý thức đặt văn hoá Việt trong sự thay đổi, trong sự giao
36
thời để khắc hoạ đậm nét bức tranh về văn hóa làng Việt Nam, về cuộc giao lưu văn hóa nông thôn bản địa và văn hóa Tây.
Trong tác phẩm, Nguyễn Xuân Khánh đã lý giải một cách thuyết phục nhất về một vấn đề khó lý giải nhất xưa nay là “Bản sắc văn hoá Việt”. Bản sắc không thể là thứ vay mượn được, vì thế bản sắc văn hoá Việt đâu phải xuất phát từ đạo Giáo, đạo Nho, đạo Phật đã hàng ngàn năm chế ngự trên xứ sở này mà khởi nguồn của nó là Đạo Mẫu, một thứ đạo dân gian, một thứ đạo bất thành văn, phi vật thể nhưng, nói theo cách của nhà văn Nguyên Ngọc, đã thấm sâu âm thầm có lẽ từ thưở mới hình thành của dân tộc. Đạo Mẫu rất Việt, rất phương Nam, rất dồi dào, bất tận, bất tử, như Đất, như Mẹ, như
người Đàn bà [83]. Điều đáng nể phục ở Nguyễn Xuân Khánh là bên cạnh cái khung cảnh thôn dã thanh bình của ngôi làng có tên CổĐình, ông đã đặt thêm một cái đồn Tây, trong đó có một nhà truyền giáo người Pháp. Chính trong hoàn cảnh ấy, mỗi cá nhân sinh ra và lớn lên từ mảnh đất mang đậm dấu ấn của miền quê Bắc bộ sẽ tự bộc lộ những cách ứng xử trước thời cuộc, trước lịch sử. Đây chính là điểm mấu chốt để nâng tác phẩm lên một tầm khái quát cao, giúp người đọc ngầm hiểu một điều rằng: Tự lâu rồi, người Việt đã rất nhạy cảm, thích ứng nhanh trước mọi biến thiên thời cuộc. Chính vì thế bao đời nay, mọi sự xâm thực nhằm đồng hoá dân tộc và nền văn hoá bản địa của các thế lực lớn tới đây dường như đều thất bại, có thì cũng chỉ làm tha hoá nó trên bề mặt chứ không thể xoá nhoà tất cả. Văn hoá Việt có những lúc thay đổi cực mạnh, tuy nhiên thay đổi đến mức gốc rễ thì không nhiều.
Đọc nhiều, suy ngẫm và đúc kết, Nguyễn Xuân Khánh có cái nhìn bình tĩnh trước những đổi thay thời cuộc. Ở ông có chút hoài cổ nhưng không bảo thủ, ông biết tiếc những cái đẹp đã mất đi nhưng lại hiểu rất rõ về quy luật của đời sống. Văn hóa không có nghĩa là đứng dậm chân tại chỗ. Văn hóa có tiếp thu và phát triển. Giữa truyền thống và hiện đại, ta phải giữ những truyền thống nào phù hợp với đời sống hiện đại. Truyền thống nào không phù hợp thì
37
phải bỏ, phải xây dựng cả cái mới. Cuộc giao lưu với phương Tây, cụ thể là với người Pháp, đã gây cho dân tộc ta bao tủi nhục đau đớn; nhưng nếu bình tĩnh mà suy xét, cuộc va chạm lịch sử ấy cũng làm cho chúng ta thức tỉnh khỏi giấc mơ dài để tạo ra những cơ hội tiến vào con đường hiện đại. Ẩn ngầm
trong Mẫu Thượng Ngàn là sự giao lưu văn hóa Đông Tây, chúng ta phải chấp nhận văn hóa Tây Phương, vì nó cũng có nhiều cái hấp dẫn. Nhân vật người con hoang là biểu tượng của sự kết hợp đó, nhưng làm sao đứa con hoang đó đừng lạc giữa bầy đàn dân tộc. Đạo Mẫu là cách để người Việt giữ bản sắc của mình, thấy được cái đẹp của nó và cái yếu của mình để chấp nhận. Đặt diễn tiến lịch sử song hành với cái hằng thể của văn hoá, tiểu thuyết