Nhân vật trong thể loại tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 53)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Nhân vật trong thể loại tiểu thuyết

Thuật ngữ nhân vật xuất hiện từ 2000 năm trước đây, mang ý nghĩa “cái mặt nạ” của diễn viên. Sau được đưa vào văn học bằng những thuật ngữ khác nhau: vai, tính cách.

Dù có những cách nhìn nhận khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: Nhân vật văn học là thành tố quan trọng của tác phẩm văn học, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng các yêú tố nghệ thuật độc đáo. Thông qua nhân vật, bạn đọc có thể

thấy được cái mới, sự sáng tạo, cũng như đóng góp của mỗi nhà văn.

So với các thể loại khác, tiểu thuyết là thể loại có sức bao chứa dung lượng hiện thực rộng lớn, có khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác nhau. Nhân vật tiểu thuyết vì thế cũng được xây dựng theo những cách riêng và có những đặc điểm riêng nhằm đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu nhận thức theo chiều rộng và chiều sâu của thể loại này. Bàn về tiểu thuyết, trong cuốn Lý luận văn học (Nxb Giáo dục), nhà nghiên

51

cứu Lý Hoài Thu đã có những kiến giải sâu sắc về nhân vật thuộc thể loại này. Dựa vào những kiến giải đó, chúng tôi xin nêu ra năm đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết:

Thứ nhất, do tiểu thuyết có sức bao chứa dung lượng hiện thực rộng lớn nên nhân vật tiểu thuyết được đặt trong cấu trúc có rất nhiều nhân vật, nhiều mối quan hệ phức tạp.

Thứ hai, khuôn khổ rộng lớn của tác phẩm với sự bao la vô tận của không gian - thời gian cho phép người viết tiểu thuyết khai thác nhân vật một

cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận. Nằm trong sự lựa chọn của các nhà tiểu thuyết, nhân vật dù xuất hiện quý tộc hay bình dân, giàu sang hay nghèo khó, đều chứa đầy bất ổn và sự nếm trải. Nhân vật trong tiểu thuyết thuộc kiểu nhân vật - số phận, nhân vật “nếm trải”.

Thứ ba, đề cập đến nhân vật tiểu thuyết, một yếu tố không thể không nhắc đến bởi nó góp phần đắc lực tạo ra những tính cách điển hình sống động: đó là yếu tố hư cấu nghệ thuật. Từ cuộc đời bước vào tác phẩm, nhân vật tiểu thuyết được bồi đắp thêm nhiều phẩm chất và nguồn sinh lực mới, sinh động hơn, chân thực hơn, thú vị, hấp dẫn hơn và điều quan trọng nhất là điển hình hơn so với nguyên mẫu đời thường.

Thứ tư, khi xây dựng nhân vật, các nhà tiểu thuyết thường lấy hoàn cảnh làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển của tính cách. Mỗi nhân vật thường xuất hiện trên nền của một môi trường, hoàn cảnh riêng. Tuy nhiên, trong chiều hướng vận động của cốt truyện, nhân vật được “tung” vào nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau, tham gia vào nhiều tình huống và từ đó phát sinh thêm nhiều tính cách, nhiều hành động. Nhờ đó, đời sống tâm hồn nhân vật càng thêm phong phú.

Thứ năm, cùng với khả năng mở rộng tầm vóc hiện thực và đi sâu khám phá những vấn đề thuộc về số phận con người, khả năng tạo dựng tính đa

52

dạng về màu sắc thẩm mĩ cũng là một đặc điểm tiêu biểu của tiểu thuyết. Thế

nên, nhân vật tiểu thuyết cũng mang tính phức điệu thẩm mĩ, không đơn phiến mà đa nhân cách.

Trong tiểu thuyết truyền thống, các nhà văn thường “chăm chút” xây dựng nhân vật từ ngoại hình, hành động, tâm trạng, tính cách… để trở thành những hình tượng đầy đặn, sống động. Nhân vật trở thành yếu tố quan trọng về nội dung, một phương tiện nhằm nêu bật chủ đề tác phẩm. Với tiểu thuyết đương đại, nhân vật không chỉ là hình tượng ước lệ chuyên chở hành động, tâm tư và tình cảm mà còn được xem như một yếu tố cấu thành cấu trúc tự sự. Họ không quan tâm nhiều đến lịch sử nhân vật mà chú ý đến tâm trạng nhân vật trong những mảng phân thân của nó; xây dựng các mối quan hệ nhân vật với hoàn cảnh xã hội; sử dụng lối viết kết hợp ảo và thực; ít sử dụng lối viết y như thật của tiểu thuyết truyền thống. Nghĩa là các thủ pháp hư cấu được sử dụng phổ biến và đắc địa hơn trong việc tạo ra những nhân vật cụ thể, sinh động như những con người có thật ngoài đời sống. Đó là những con người cá nhân trọn vẹn.

Tiểu thuyết đương đại Việt Nam đang trong quá trình thay đổi, phát triển bản chất. Các phương thức mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật là nhân tố thể hiện sự cách tân về hình thức và nội dung, tạo nên những nhân vật ấn tượng, đa nghĩa. Trong bối cảnh tiểu thuyết có sự “mở rộng bến bờ” như ngày nay, chúng ta khó có thể khuôn nhân vật vào những “công thức” chung sẵn có.

Xem xét thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh với tư cách là một yếu tố cấu thành của nghệ thuật tự sự, trong luận văn này, người viết xin chỉ ra các kiểu nhân vật tiêu biểu và bước đầu tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Từ đó, giúp bạn

53

đọc phần nào thấy được cách nhà văn nhìn nhận, cắt nghĩa về con người, về cuộc sống như thế nào và bằng cách nào trong văn chương của mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)