Một số thủ pháp xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Một số thủ pháp xây dựng nhân vật

Xây dựng thành công các kiểu loại nhân vật trên, Nguyễn Xuân Khánh phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những thủ pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học. Có thể thấy Nguyễn Xuân Khánh đã lựa chọn và sử dụng đắc

76

địa một số thủ pháp nhằm đạt hiệu quả cao trong thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật, như:

2.2.3.1. Định danh nhân vật và đặc tả ngoại hình

Mẫu Thượng Ngàn hướng tới những nhân vật hư cấu, vô danh trong lịch sử để dệt nên bức tranh rộng lớn là nền văn hóa Việt nên ngoài rất ít cái tên có thật trong lịch sử (tổng đốc Hoàng Diệu, Francis Gianie, cha Puginer, H.Rivière) là những cái tên nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tự đặt cho nhân vật của mình. Nào là Chất, Phác, Thơm, Thắm, Nguyệt, Hoa, Mùi, Nhụ (Nụ), Nhị, Cỏn, Tẻo, Cò, Tũn, Tĩn… Rất mực gần gũi với cuộc sống đời thường. Trong Đội gạo lên chùa, ta cũng bắt gặp nhiều cái tên như thế, như bà Thầm - chị Thì, cô Rong, em Rêu, cậu Trắm - cô Chép, chị Nấm, chị Khoai… Nhưng không đơn giản chỉ vì thích nên đặt, vì gần gũi, thân thương nên chọn, những cái tên nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn đều được đặt trong mối quan hệ với hoàn cảnh và tính cách. Đặc biệt là tên các nhân vật nữ. Dòng chảy phồn thực của dân tộc Việt trải qua hàng ngàn năm đã sinh dưỡng nên những người phụ nữ trong cái làng Cổ Đình ấy. Ngát, Mùi, Thơm, Hoa, Nhụ (Nụ), Nhị… những cái tên ấy đầy nữ tính, hơn thế, gợi sự liên tưởng tới một đóa hoa bản năng tỏa ra nhè nhẹ mùi hương quyến rũ. Cái tên đầy phồn thực.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Xem mặt mà bắt hình dong”. Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Ở đây, Nguyễn Xuân Khánh không miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình với những chi tiết ước lệ, thể hiện tính cách phi phàm của nhân vật như văn học cổ. Các chi tiết bình thường nhỏ nhặt, những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt... làm nên hình hài nhân vật được nhà văn chú trọng. Chẳng hạn như màu mắt xanh của anh em nhà Messmer hay khuôn mặt biến dạng - nửa đẹp, nửa xấu xí của Trịnh Huyền… Màu mắt ấy, khuôn mặt ấy không đơn giản chỉ là điểm nhấn của ngoại hình,

77

mà còn mang dấu ấn của số phận và tính cách nhân vật. Cả ba anh em nhà Messmer đều mắt xanh. “Riêng Pierre mắt xanh ngọc lam rất đẹp. Đôi mắt xanh dịu dàng, thông minh, lúc nào cũng óng ánh những nét tò mò suy tư, khác hẳn ông anh cả và người em út” [38, tr.175]. Khuôn mặt biến dạng của Trịnh Huyền là hậu quả sau một lần anh xông vào lửa cứu Đề Nghĩa. Nửa bên phải của gương mặt “ai mới nhìn đều thấy sợ”, còn nửa trái của khuôn mặt, “phía đẹp, với con mắt sắc; cái mũi vừa phải, thẳng và thanh tú; gò má xương xương khắc khổ; cuối cùng là một nửa đôi môi mỏng, hơi mím lại, chứng tỏ một trí lực bén nhạy và điềm tĩnh, quyết đoán” [38, tr.11]. Miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Xuân Khánh không ít lần sử dụng những ngôn ngữ dân gian, lối tư duy dân dã, mộc mạc để những hình ảnh ấy thêm gần gũi, đời thường. Như cô Mùi được gọi là cô “Hở Lườn” theo câu tục ngữ: “Đàn ông khố bỏ đuôi lươn / Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh” [38, tr.358]. Rồi những cách nói chân quê như chum chum núm cau (tả Nhụ), cái vú ấm giỏ (tả cô Ngơ), mặt tròn như cái đĩa, da trắng như bột (t bà Ba Váy), mày ngài đen như mực tàu (tả Mùi)… Do vậy, các nhân vật được nhà văn miêu tả đã thoát khỏi tính ước lệ để trở về khuôn mẫu của đời thực như những con người đang hiện diện đâu đó trong cuộc sống.

Có một điều đặc biệt và nổi bật trong Mẫu Thượng Ngàn là nhà văn rất chú trọng miêu tả ngoại hình các nhân vật nữ, mà với những nhân vật ông chủ ý ngợi ca thì đều được trao cho những vẻ đẹp “phong nhũ phì đồn”. Từ bà Ba Váy, cô đồng Mùi, mõ Pháo đến Hoa, Ngơ, Thắm, Nguyệt, Nhụ… tất cả đều là hiện thân cho vẻ đẹp tự nhiên, tạo hoá, đầy Mẫu tính và cả dục tính. Trao cho nhân vật nữ những vẻ đẹp ấy nhà văn cốt để ca ngợi ở họ phẩm chất Mẫu tính tràn trề, dồi dào.

Vậy là, dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Xuân Khánh, từ cái tên đến những chi tiết ngoại hình đều có ý nghĩa quan trọng. Tất cả đều mang tính nội

78

dung sâu sắc và thực chất góp phần làm nên những chân dung tâm lý, tính cách.

2.2.3.2. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ và hành động

Khắc họa chân dung các nhân vật, Nguyễn Xuân Khánh đã chú ý lựa chọn ngôn ngữ đối thoại sao cho phù hợp với trình độ, địa vị, tính cách từng nhân vật, góp phần xây dựng cũng như cá thể hóa nhân vật. Chương II của tác phẩm, nhà văn đã xây dựng rất nhiều đối thoại giữa các nhân vật: Nhụ - cụđồ Tiết, Điều - Trịnh Huyền mà phần lớn là câu hỏi của Nhụ và Điều về những bí ẩn xung quanh ngôi làng CổĐình và những phong tục văn hóa nơi đây: “Nuôi ong khó lắm phải không ông?” [38, tr.49], “Sao lại núi Đùng chú nhỉ?” [38, tr.54], “Chú ơi! Thế “trải ổ” là gì trong hội?” [38, tr.56]… Trong đôi mắt trẻ thơ của chúng, mọi thứ xung quanh đều như một dấu hỏi lớn. Nhụ và Điều hiện lên qua những cuộc đối thoại hết sức hồn nhiên, trẻ thơ nhưng giàu tình yêu thương, và sự chia sẻ. Qua ngôn ngữ đối thoại, ta nhận ra ở hai đứa trẻ này những nét khác biệt đáng yêu về tính cách. Nhụ là một cô gái có đức tính cần mẫn, dịu hiền. Điều lại là một chàng trai lém lỉnh, hoạt bát, mạnh mẽ, có phần nôn nóng. Đến chương X, nhà văn đã rất khéo và tài khi xây dựng cuộc đối thoại giữa Pierre Messmer, Réne de Formentin, Colombert, ông già Lềnh, Alechxandre và Julien Messmer. Khi đó, từng tâm tính, từng nếp nghĩ của những kẻ đi xâm lược được bộc lộ rõ qua sự nhìn nhận khác nhau về người dân thuộc địa. Nhờđó, ta nhận ra rất rõ sự phân hóa trong nội bộ người Pháp.

Bên cạnh việc xây dựng những đối thoại, việc dùng thủ pháp độc thoại nội tâm là một trong những phương thức hữu hiệu để khắc họa tính cách nhân vật. Trong Mẫu Thượng Ngàn, tác giả sử dụng độc thoại nội tâm khi khắc họa một số nhân vật chính như Trịnh Huyền, Nhụ, bà Ba Váy… Những dòng độc thoại này nằm trong suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật khi nhìn về thế giới xung quanh, về nền văn hóa quê hương, về sự sống và cái chết. Đặc biệt nhà văn

79

dành hẳn một chương riêng ghi lại những dòng độc thoại của bà Ba Váy. Chương truyện này kéo dài 33 trang, chỉ có 3 lần nhân vật đối thoại trực tiếp với một ai đó; còn lại là độc thoại. Bà Ba Váy hình dung lại cuộc đời của mình: thăng trầm, ngọt ngào và cả những giọt nước mắt. Trong cuộc đời ấy có câu chuyện tình dang dở, và cái ngậm ngùi của phận làm lẽ. Bổn phận người vợ, người mẹđã giúp bà thêm động lực để sống và sống có ý nghĩa. Độc thoại nội tâm qua ngòi bút Nguyễn Xuân Khánh đã phát huy tối đa vai trò của mình trong việc biểu hiện con người cá nhân. Nó giúp nhà văn thám hiểm chiều sâu con người bên trong của nhân vật để thấy được bản chất, thế giới tâm hồn, trí tuệ và những diễn biến tâm lý nhân vật không biểu lộ ra ngoài.

Nhưng nhân vật không chỉđơn thuần là đối thoại hay độc thoại mà phải hành động. Hành động làm nên chân dung nhân vật. Nhân vật tồn tại qua hành động. Viết về các nhân vật nữ, Nguyễn Xuân Khánh tìm thấy cảm quan mỹ học về vẻ đẹp của người Mẹ, và đã trao cho họ những hành động mang đậm tính chất Mẹ. Họ hành động theo bản năng của người mẹ, luôn hướng tới việc sản sinh và che chở cho sự sống. Hành động yêu đương của các nhân vật nữ, hành động cứu giúp người thân khỏi cái chết bằng dục tính, hành động phản kháng đến cùng khi bị quyền lực chà đạp, cưỡng bức… được nhà văn miêu tả sinh động, lắm lúc gây cho người đọc những cảm giác hồi hộp, thích thú. Các chi tiết miêu tả của nhà văn ở đây là sản phẩm của trí tưởng tượng rất mạnh dựa trên những ý tưởng táo bạo của một nhà tư tưởng. Hư cấu tưởng tượng của nhà văn ở đây dựa trên cơ sở những nguyên mẫu có thực ngoài đời, và quan trọng hơn, ông đã chạm đến cái sâu xa nhất trong vô thức tập thể của người Việt là phẩm chất Mẹ. Vì thế, người đọc không thấy xa lạ, không thấy ngạc nhiên với những hành động bất thường của nhân vật. Đây là thành công của Nguyễn Xuân Khánh.

80

2.2.3.3. Đặt nhân vật vào những va đập lịch sử và va đập văn hóa

Là nhà văn có cái nhìn biện chứng và khách quan, trong miêu tả nhân vật, Nguyễn Xuân Khánh không quên miêu tả môi trường bao quanh nó. Để làm nổi bật lên hình ảnh những con người cá nhân với đầy đủ tính cách phức tạp và đa dạng, tác giả đã đặt nhân vật trong thế vừa hòa hợp lại vừa đối chọi với không gian môi trường bao quanh nó. Một thủ pháp được Nguyễn Xuân Khánh ưa dùng nhằm giúp độc giả khám phá đời sống tinh thần của nhân vật là đặt nhân vật vào những va đập lịch sử và va đập văn hóa.

Lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã đẩy các nhân vật vào tình thế cao trào nhất của xung đột tư tưởng để mỗi nhân vật bộc lộ triệt để con người

mình. Trong Mẫu Thượng Ngàn, số phận nhân vật bị quyết định bởi sự can thiệp của yếu tố văn hóa. Câu chuyện tình của Nhụ và Điều gần như xuất hiện trong suốt chiều dài tác phẩm, cuối cùng lại kết thúc trong bi kịch. Đêm “trải ổ”, nhà văn không để Điều gặp Nhụ, người đàn ông đầu tiên khi Nhụ bước vòng quanh cây si là Julien. Không phải nhà văn vô tình mà có dụng ý nghệ thuật. Người Việt Nam đặt niềm tin tín ngưỡng tuyệt đối và sống mạnh mẽ vì niềm tin nhưng cũng có khi họ bị thua thiệt vì niềm tin đó. Trong khi Điều và Nhụ ngây thơ chờ đợi cái ngẫu nhiên xảy đến thì Julien, một conquistador, tìm cách chiếm đoạt thứ mình theo đuổi bằng mọi giá - hắn xuất hiện trong đời Nhụ như một hung thần làm tan vỡ mọi điều đẹp đẽ, câu chuyện tình bi thảm của ông Đùng bà Đà như đang lặp lại. Điều bỏ đi sau khi giết Julien, Nhụ cũng bỏ đi với cái thai mà Julien để lại. Sự kiện như một minh chứng rất nghệ thuật về sự đụng độ, tiếp biến văn hóa. Nhà văn muốn chứng tỏ rằng khi văn hóa ngoại lai can thiệp thô bạo, nó sẽ bị thủ tiêu, song ngay cả khi không còn, nó vẫn kịp để lại dấu ấn. Bé Nhị là sản phẩm văn hóa lai tạo, bé được sinh ra, lớn lên và hòa nhập vào cộng đồng dân tộc bởi cô bé được nuôi nấng bằng những dưỡng chất văn hóa Việt. Lịch sử của dân tộc ta có nhiều sản phẩm văn hóa tương tự mà chúng ta đã chấp nhận như những sản phẩm có

81

tính sáng tạo vì cho dù tiếp thu dòng máu khác, chúng ta vẫn giữ được căn cốt của dân tộc. Bên cạnh Nhụ, Điều còn có bà Tổ Cô, Trịnh Huyền, Mùi, Hoa, Huy, Tuấn… mà cuộc đời của họ, số phận của họ đều ít nhiều bị văn hóa ở buổi đụng độ chi phối.

Đặt nhân vật giữa xung đột, giao lưu văn hóa, nhà văn vừa xây dựng được những hình tượng nghệ thuật có sức ám ảnh vừa bộc lộ được vấn đề trung tâm của tác phẩm - vấn đề văn hóa dân tộc ở thời điểm giao lưu văn hóa nước ngoài. Một thủ pháp khác được nhà văn sử dụng để xây dựng nhân vật là thăm dò cái vô thức như một ẩn dụ thay những điều khó nói.

2.2.3.4. Xây dựng nhân vật theo hướng thăm dò cái vô thức

Theo lý thuyết phân tâm học của S.Freurd thì hệ thống vô thức là kho tàng dục vọng và bản năng sinh vật. Những bản năng và dục vọng này chất chứa những năng lượng tâm lý mạnh mẽ phục tùng theo nguyên lý khoái lạc và sự thâm nhập vào vùng ý thức để thỏa mãn. Hiểu đơn giản, vô thức là thế giới bên trong sâu kín, nó bao gồm những mong muốn, khát khao bị dồn nén vì không thể thực hiện, không được thỏa mãn nên thường được bộc lộ qua những giấc mơ, những hiện tượng khó lí giải hoặc khả năng tính dục mạnh mẽ. Tương tự, trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, khi xây dựng nhân vật trong Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh cũng sử dụng kiến thức Phân tâm học theo lý thuyết của S.Freurd. Nhưng nếu ở Hồ Quý Ly khuynh hướng thăm dò vô thức thể hiện qua những giấc mơ thì ở Mẫu Thượng Ngàn, Phân tâm học với phần vô thức tiềm ẩn trong con người thể hiện qua tính phồn thể, cái nghịch dị, đặc biệt là ở phần tính dục của con người.

Sử dụng yếu tố sex đang là một xu hướng thời thượng được chấp nhận trong sáng tác hiện đại. Tuy nhiên, việc sử dụng ấy như thế nào lại là một vấn đề khác. Nguyễn Xuân Khánh đã nhiều lần phát biểu thẳng thắn về vấn đề này. Các ý kiến phát biểu đều cho thấy nhà văn thực sự có ý thức sử dụng sex

82

như một tín hiệu thẩm mĩ, một thủ pháp đặc biệt để thể hiện những ý tưởng của mình. Với ông, mỗi hành vi tình dục nhà văn miêu tả phải nói lên được cá tính nhân vật, hoặc mang tính chất xã hội: có yêu thương ở đấy, có hi sinh ở đấy, có hận thù ở đấy, thậm chí là có cả sự xả thân ở đấy. Những trang viết mô tả đời sống và sinh hoạt của người phụ nữ Việt Nam, ngay cả trong sinh hoạt phòng the, chăn gối hay những cuộc tình vụng trộm… đều được nhà văn diễn đạt trên quan điểm cái Đẹp. Nếu để ý, trong mười cuộc làm tình của Mẫu Thượng Ngàn đều có hàm chứa sức sống và nhân ái, không thuần túy sex. Tác giả kĩ tính đến từng câu chữ, ngay cả những đoạn viết “táo bạo” mà mỗi câu mỗi chữ đều “sạch” và thật đẹp! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những câu chuyện tình yêu thơ trẻ của Nhụ và Điều, những câu chuyện tình yêu rất trần thế của Ngơ - Mường rồ, bà Tổ Cô - trưởng Cam, mõ Pháo -

Hộ Hiếu, bà Ba Váy - Phác đã được miêu tả trên những trang văn với đầy đủ sự thăng hoa của cảm xúc, sự lên hương của tình người: “Họ trao cho nhau cả mấy chục năm trời nhớ thương, mấy chục năm buồn tủi, chờđợi mà họ tưởng như tuyệt vọng, chẳng khi nào tìm lại được những bóng dáng ngày xưa… Hổn hển… đắm đuối… họ bám chặt lấy nhau, cứ như thể sợ lại đánh mất một lần nữa cái quý báu mà mấy chục năm trời qua số phận đã cướp mất của họ” [38, tr.410]. Ở đây, sex đã được miêu tả bằng những những ẩn dụ, những ngôn từ trong sáng, gợi cảm và tinh tế. Dường như yêu đương cũng là một thứ tôn giáo và tình dục đối với họ không xa rời với đức tin. Đức tin về nhau, đức tin về sự đổi thay của số phận, cả với những kẻ quyền quý hay những con người

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 78)