Chính sách

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 87)

- Cần phải mở rộng diện tích trồng lạc áp dụng giống mới trên diện tích gieo trồng lạc của toàn huyện, để nâng cao hiệu quả sản xuất cho các

3. Chính sách

- Đất đai:

Để duy trì và tăng dần diện tích, năng suất lạc ở tỉnh Lạng Sơn nói chung, huyện Văn Lãng nói riêng cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền về phát triển sản suất lạc của các hộ sản xuất lạc trong huyện. Ngoài áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, cần phải có những chính sách bố trí một cách hợp lý diện tích các loại cây trồng.

- Nguồn nhân lực:

Huyện cần có chính sách thu hút các cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn về làm việc tại huyện. Ngoài ra, cần mở các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ cho các cán bộ, các hộ nông dân giỏi.

- Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng

Cải tạo hệ thống giao thông, nâng cấp hệ thống đường xá liên thôn, xóm thuận tiện, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, đặc biệt ưu tiên cho hệ thống tưới tiêu nước.

Đầu tư chiều sâu cho các cơ sở nghiên cứu ứng dụng bằng việc bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác ươm cây giống, các cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm với quy mô phù hợp.

Hệ thống giao thông liên thôn, xã cần được đầu tư nâng cấp phải dải đá dăm, bê tông hoá đường, mở rộng mặt đường, huy động tối đa nguồn vốn

trong dân, của các thành phần kinh tế để xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ sở, thực hiện chính sách Nhà nước và nhân đân cùng làm.

- Cần xây dựng các dự án để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc

+ Các dự án xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương.

+ Dự án xây dựng hệ thống sản xuất, cung ứng giống lạc chất lượng cao. + Dự án đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao kỹ thuật.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

Cây lạc là cây đã được trồng ở Việt Nam từ nhiều năm và là cây trồng được chú trọng trong những năm gần đây. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nền nông nghiệp của nước ta chuyển sang sản xuất hàng hóa, tỷ trọng các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng về giá và chất lượng. Sản xuất nông nghiệp của xã Diễn Châu cũng đúng theo hướng đó và giá trị hàng hóa cây lạc đã đóng góp vào tỷ trọng giá trị hàng hóa của huyên Diễn Châu nói riêng cũng như tỉnh Nghệ An nói chung.

Lạc là cây trồng truyền thống của các hộ nông dân ở huyện Diễn Châu. Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, cây lạc còn góp phần quan trọng trong việc cải tạo độ phì nhiêu của đất. Trong ba năm qua diện tích gieo trồng lạc tại xã tăng lên, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2012- 2014 đạt 101.81 %, sản lượng và năng suất lạc đạt được trong giai đoạn này cũng tăng lên. Tốc độ phát triển bình quân về năng suất và sản lượng trong giai đoạn này đều đạt trên 108%. Năm 2014 sản lượng lạc của toàn huyện là 10014 tấn lạc đưa năng suất cây lạc đạt 3,01 tấn/ha. Sản xuất lạc phát triển, năng suất và sản lượng lạc tăng tuy nhiên các hộ nông dân còn gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra, hều hết lạc đều được bán cho tư thương tự do, người nông dân thiếu thông tin về thị trường nên thường bị ép giá.

Kết quả và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lạc của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Diễn Châu chịu ảnh hưởng bởi quy mô sản xuất, giống lạc và trình độ kỹ thuật của chủ hộ. Các hộ nông dân có trình độ kỹ thuật trong sản xuất lạc đạt được năng suất lạc cao hơn so với năng suất của các hộ không có trình độ kỹ thuật. Dẫn đến hiệu quả kinh tế cao sản xuất lạc của các hộ

nông dân qua tập huấn cao hơn so với những hộ nông dân chưa qua bất kì một lớp kỹ thuật nào.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố chính như: quy mô sản xuất, giống lạc sử dụng, trình độ kỹ thuật sản xuất lạc của chủ hộ.

Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong sản xuất lạc của các hộ nông dân, nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Diễn Châu như: chủ động về nguồn giống, quy hoạch tổng thể vùng sản xuất lạc,duy trì công nghệ che phủ nilon cho lạc, tăng cường và mở thêm các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước

Để cho người nông dân thực sự yên tâm đầu tư vào sản xuất, song song với việc hoàn thiện hệ thống chính sách chung Nhà nước cần có những kế hoạch triển khai đến người dân càng sớm càng tốt. Mặt khác Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác lai tạo giống mới cho năng suất cao và tìm ra kỹ thuật thâm canh lạc tốt nhất, cơ như vậy sản xuất mới đạt hiệu quả.

5.2.2 Với cấp cơ sở

Trong những năm tới huyện cần xây dựng các phương án cụ thể trên cơ sở khảo sát tiềm năng phát triển cây lạc của từng xã trong toàn huyện. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn khuyến nông, thảo luận chuyên đề về kinh nghiệm sản xuất cho các hộ, ngoài ra huyện cần khuyến khích các hoạt động của các hợp tác xã để giúp người dân trong tiêu thụ và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

UBND huyện cần có chế độ ưu đãi đối với cán bộ khuyến nông để khuyến khích, động viên họ trong quá trình công tác nhằm nâng cao tinh thần và trách nhiệm đối với nhân dân.

Huyện cần đầu tư nhanh cho việc xây dựng công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất của hộ nông dân.

Huyện khuyến khích, động viên người nông dân lập các hội, các câu lạc bộ những người cùng sở thích để họ thảo luận, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau.

5.2.3 Đối với các hộ nông dân

Các hộ nông dân nhanh chóng áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lạc có như vậy thì hiệu quả kinh tế mới cao.

Các hộ nông dân yếu kém nên học hỏi kinh nghiệm sản xuất và kỹ thuật thâm canh lạc từ các hộ sản xuất tiên tiến trong thôn và trong xã.

Các hộ nông dân phải tự học hỏi để nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu khoa học kỹ thuật mới nói chung và kỹ thuật sản xuất lạc nói riêng.

Các hộ nông dân cần thực hiện đúng quy trình sản xuất lạc, đồng thời cần bón đầy đủ các loại phân, đúng thời lượng cho lạc sinh trưởng và phát triển.

Các hộ nông dân cần mạnh dạn thử nghiệm, đưa vào gieo trồng các giống lạc mới đã được gieo trồng có hiệu quả ở các vùng lân cận nhằm nâng cao năng suất lạc, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lạc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 87)