Giống và những yếu tố khác

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 78)

- Vốn vay 1000 đ

b. Giống và những yếu tố khác

Giống là một yếu tố hết sức quan trọng. Bệnh héo xanh cũng là yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất lạc trong huyện Diễn Châu. Qua ý kiến của nông dân, có những năm bệnh héo xanh đã làm giảm 40 – 55% sản lượng lạc. Chuột hại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lạc.

Các yếu tố khác như thiếu hệ thống tưới, thiếu sức lao động, giá sản phẩm ở mức độ quan trọng và không quan trọng tùy từng điểm điều tra.

Vốn đầu tư cho sản xuất luôn là vấn đề rất quan trọng đối với các hộ sản xuất lạc trong huyện, sản phẩm lạc của các hộ sản xuất được chủ yếu do

cho giá bán lạc không ổn định, thị trường tiêu thụ lạc bị thu hẹp ít có sự lựa chọn trong việc bán cho ai? hay bán ở đâu?. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Sự tiếp nhận kỹ thuật mới cũng là yếu tố rất quan trọng, Ngoài ra, thủy lợi cũng là yếu tố quan trọng đối với sản xuất lạc, vì giữa và cuối vụ thường gặp hạn, nên việc tưới nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc.

4.3.3. Phân tích ma trận SWOT

Bảng 4.11: Các yếu tố của ma trận SWOT trong tình hình sản xuất lạc ở hộ nông dân

Điểm mạnh Điểm yếu

-Người dân ở đây đã có kinh nghiệm trồng lạc từ lâu năm.

- Cây lạc là loại cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của các hộ. - Thu nhập của các hộ tương đối phong phú, có khả năng tài chính đầu tư vào công nghệ sản xuất.

- Hộ đã có những nhận thức về lợi ích kinh tế, xã hội của việc sản xuất cây lạc.

- Các hộ nông dân vẫn mang tính chất tận dụng nguồn lực sẵn có, chưa có sự đầu tư liên kêt sản xuất trên quy mô rộng.

- Nhận thức của hộ nông dân về vấn đề tiếp cận thị trường chưa cao.

- Quy mô sản xuất của các hộ còn nhỏ lẻ, manh mún.

Cơ hội Thách thức

- Là một trong những nội dung chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh cà nhà nước.

- Có sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương.

- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm lạc là khá lớn, dùng cho đời sống. - Sự quan tâm của xã hội và cộng đồng về vấn đề nâng cao chất lượng nông sản.

- Chưa có cơ chế chính sách cụ thể mà chỉ khuyến khích các hộ nông dân phát triển sản xuất.

- Gặp nhiều rủi ro trong sản xuất, thời tiết đôi khi khắc nghiệt.

(Nguồn: Tổng hợp tử điều tra 2014)

4.4 Giải pháp phát triển bền vững sản xuất lạc của các nông hộ* Căn cứ * Căn cứ

Căn cứ vào thực trạng sản xuất lạc trên địa bàn huyện Diễn Châu và những chủ chương, chính sách của huyện, tỉnh và trung ương về phát triển

nông nghiệp, cụ thể:

- Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020;

- Đề án hỗ trợ xi măng cho các địa phương để thực hiện kiên cố hoá hệ thống giao thông, thuỷ lợi của tỉnh Nghệ An;

- Chương trình mục tiêu hỗ trợ giá giống của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An; - Kế hoạch triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa giai đoạn 2013- 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

* Định hướng

- Mục tiêu chung:

Mở rộng và nâng cao hiệu quả vùng sản xuất chuyên canh lạc tập trung nhằm nâng cao chất lượng và khối lượng sản phẩm, tăng hệ số sử dụng đất, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất. Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân. Mục tiêu cụ thể:

Mỗi xã có ít nhất 01 vùng sản xuất lạc tập trung với quy mô từ 10 ha trở lên, duy trì và tiếp tục mở rộng những vùng sản xuất lạc tập trung đã có.

Giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất canh tác của vùng sản xuất lạc tập trung tăng 55% trở lên so với bình quân chung của huyện (theo giá hiện hành).

Phối hợp xây dựng và tổ chức sản xuất lạc quy mô 20 ha trở lên ở xã Diễn Kỷ

- Lựa chọn những địa phương có phong trào sản xuất lạc, những vùng thuận lợi về đất đai, giao thông, thủy lợi, tưới tiêu để quy hoạch các vùng sản

xuất lạc tập trung. Sử dụng hiệu quả hệ thống giao thông, thủy lợi trong vùng hiện có, đồng thời rà soát, tu bổ, đánh giá theo tiêu chí nông thôn mới về giao thông, thuỷ lợi nội đồng để tu bổ nâng cấp cho phù hợp đáp ứng cho sản xuất.

- Tất cả các hộ có diện tích trong vùng sản xuất theo quy chế, quy định chung của vùng đã được HTX, tổ hợp tác (nếu có), hoặc các hộ trong vùng thống nhất. Những hộ có diện tích trong vùng quy hoạch sản xuất lạc nhưng không có điều kiện thì vận động đổi ruộng ra vị trí khác, cho người khác thuê hoặc nhượng lại. Khuyến khích các hộ chuyển đổi ruộng, chuyển nhượng đất cho nhau hoặc cho mượn đất để các hộ có nhu cầu tích tụ, tập trung đất đầu tư sản xuất lạc quy mô lớn.

- Vận động, hướng dẫn các hộ nông dân trong vùng sản xuất có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các tổ chức, xí nghiệp, doanh nghiệp.

4.4.1 Giải pháp quy hoạch vùng

- Quy hoạch vùng sản xuất lạc khép kín: từ tổ chức sản xuất đến thu mua, chế biến lạc ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi nhằm phát huy tiềm năng lao động, đất đai, khí hậu.

- Xây dựng cánh đồng mẫu lớn

4.4.2 Giải pháp về công nghệ giống, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

- Cần phải mở rộng diện tích trồng lạc áp dụng giống mới trên diệntích gieo trồng lạc của toàn huyện, để nâng cao hiệu quả sản xuất cho các

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 78)