2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất lạc của môt số nước trên thế giới
Lạc được du nhập vào Châu Âu khoảng 500 năm trước nhưng thực sự phát triển rộng khắp thế giới vào khoảng 125 năm trở lại đây khi công nghiệp ép dầu lạc ra đời. Hiện nay lạc là cây đứng thứ hai trong số các cây lấy dầu (về diện tích và sản lượng ) sau đậu tương.
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới tính đến năm 2014 được thể hiện qua bảng 2.1:
Châu Mỹ. Trong đó Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất, chiếm 31,3% và 18% sản lượng.
Tính hết năm 2014, diện tích lạc trên thế giới có khoảng 25,21 triệu ha. Trong đó quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn Độ 6,72 triệu ha, tiếp theo là Trung Quốc 4,87 triệu ha, Nigieria 2,88 triệu ha, Xu Đăng 1,90 triệu ha, Indonexia 0,72 triệu ha .
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, và sản lượng lạc trên thế giới
TT Tên nước
Diện tích (triệu
ha) Năng suất (tạ/ha) Sảnlượng (triệu tấn) 2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 1 Ấn Độ 8,00 8,00 6,72 9,60 9,30 9,67 7,68 7,44 6,50 2 T-Quốc 5,08 5,12 4,87 26,5 27,41 30,0 4 13,46 14,03 14,63 3 Nigieria 2,80 2,80 2,88 9,60 9,60 10,1 9 2,69 2,69 2,93 4 Indonexia 0,68 0,70 0,72 20,10 20,62 20,4 1 1,37 1,44 1,47 5 Mỹ 0,53 0,56 0,65 35,40 33,90 32,4 8 1,80 1,90 2,11 6 Xu Đăng 1,90 1,90 1,90 6,70 6,70 6,31 1,27 1,27 1,02 7 Xenegan 0,57 0,64 0,75 6,51 7,20 8,00 0,37 0,46 0,60 8 Myanma 0,57 0,58 0,58 12,30 12,30 12,3 2 0,70 0,71 0,71 9 Camarun 0,20 0,20 0,20 9,70 9,70 9,75 0,19 0,19 0,19 10 Việt Nam 0,24 0,25 0,26 16,66 17,43 17,4 2 0,40 0,43 0,45 Thế Giới 25,02 24,92 25,21 14,55 14,40 14,4 7 36,40 35,88 36,48 Nguồn:FAOSTAT, 2014
Tình hình phát triển sản xuất lạc tại Ấn Độ
- Ấn độ là nước đứng đầu thề giới về diện tích trồng lạc (8tr ha) nhưng năng xuất bình quân còn thấp do cây lạc được trồng trong thời tiết khô hạn. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy nếu chỉ áp dụng giống mới mà vẫn dùng kỹ thuật canh tác cũ thì năng xuất chỉ tăng lên khoảng 26-30%, nếu áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ nhưng vẫn dùng giống cũ thì năng xuất lạc chỉ tăng 20-43%.
Áp dụng giống mới kết hợp với canh tác tiến bộ đã làm tăng năng suất lạc từ 50-63% trên các ruộng trình diễn của nông dân
Tình hình phát triển sản xuất lạc tại Trung Quốc
- Trung Quốc là nước đứng thứ 2 sau Ấn Độ về diện tích trồng lạc với 5,08 triệu ha, chiếm 22,4% tổng diện tích trồng lạc của thế giới nhưng sản lượng lạc lại đứng hàng đầu thế giới đạt 14,63 triệu tấn, chiếm 45,1% tổng sản lượng toàn thế giới và năng xuất lạc cao gấp 2 lần năng xuất lạc bình quân của thế giới.
- Hiện tại Trung Quốc có trên 60 viện trường và trung tâm nghiên cứu triển khai về cây lạc. Trong thời gian từ 1992-1995 các nhà khoa học Trung Quốc đã cung cấp cho sản xuất 82 giống lạc mới có nhiều ưu điểm nổi bật như năng xuất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chịu hạn, chịu phèn, chống chịu sâu bệnh, thích nghi rộng…. Nhiều giống lạc mới và biện pháp kỹ thuật thâm canh đạt năng xuất cao đã được áp dụng rộng rãi. Các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ đó là: cày sâu, bón phân cân đối phù hợp cho từng loại đất, mật độ trồng thích hợp, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp và đặc biệt là kỹ thuật che phủ nilon được coi là “cuộc cách mạng trắng’’ trong sản xuất lạc.
Kết luận:
- Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất và sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới mới đạt xấp xỉ 1,3 tấn trên hecta ở Trung Quốc, thử nghiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn trên hecta, cao hơn 9 lần so với năng suất bình quân của thế giới. Trên diện tích rộng hàng chục hecta, năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha. Gần đây, tại Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (IRISAT) Ấn Độ đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên các trạm trại nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4 - 5 tấn/ha. Trong khi năng suất của các cây ngũ cốc như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tới trần và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất còn khác rất xa so
với năng suất tiềm năng.
- Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới.
2.2.2 Tình hình phát triển và sản xuất lạc ở Việt Nam & Nghệ An
Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
- Từ năm 2000 đến nay, diện tích, năng suất và sản lượng lạc của nước ta đã không ngừng tăng lên. Diện tích tăng từ 244,9 nghìn ha năm 2000 lên 245 nghìn ha năm 2009 , đặc biệt năng suất từ 14,5 tạ/ha lên 21 tạ/ha và sản lượng từ 355,3 nghìn tấn lên 510.9 nghìn tấn (tăng 1,5 lần)
- Năng suất lạc bình quân hiện nay đạt 21 tạ/ha (tháng 12 năm 2009), tuy nhiên, nhờ việc đưa nhanh các tiến bộ về giống mới và kỹ thuật canh tác tiên tiến (luống hẹp, che phủ nilon, bón phân cân đối,...) nên một số địa phương có năng suất lạc cao hơn nhiều lần so với năng suất bình quân chung cả nước, cụ thể: Trà Vinh - 39,0 tạ/ha, Bến Tre - 37,0 tạ/ha, Hưng Yên - 30,0 tạ/ha, Tây Ninh - 31,0 tạ/ha, Tiền Giang - 30,0 tạ/ha. Cá biệt, tại Nam Định, Khánh Hòa năng suất lạc đạt trên 50,0 tạ/ha ở quy mô từ 1,0 - 10,0 ha.
- Ở nước ta, lạc được coi là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và có giá trị đa dạng. Trước hết, với giá trị dinh dưỡng cao nên lạc là cây thực phẩm quan trọng của nhân dân ta. Đây là nguồn protein và lipít quan trọng đối với đa số nhân dân, nhất là nông dân trong điều kiện kinh tế chưa cao. Nước ta vẫn còn nằm trong khu vực thiếu prôtêin trên thế giới, vì vậy nguồn prôtein thực vật là nguồn đóng góp lớn trong cân bằng prôtêin cho nhân dân, lạc rễ trồng phù hợp với khí hậu nhiệt đới và sẽ là nguồn thực phẩm giàu prôtêin chủ yếu của chúng ta. Đất đai nông nghiệp của ta bị rửa trôi và phong hoá nhanh, hàm lượng mùn và dinh dưỡng thấp, nhất là đất bạc màu, đất phù sa cổ, đất dốc tụ... Lạc trồng là cây cải tạo đất quan trọng trong hệ thống canh
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Việt Nam (2000-2010)
Năm Diện tích
(nghìn ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng
2000 244,9 14,5 355,3 2001 244,6 14,8 363,1 2002 246,7 16,2 400,4 2003 243,8 16,7 406,2 2004 263,7 17,8 469 2005 269,6 18,1 489,3 2006 246,7 18,7 462,5 2007 254,5 20 510 2008 255,3 20,8 530,2 2009 245 20,9 510,9 Sơ bộ 2010 231 21 485,7 (Nguồn: Tổng cục thống kê 2010)
- Mặc dù, lạc là các cây trồng truyền thống của nông dân Việt Nam và đã được các đơn vị nghiên cứu từ những năm 1962. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cũng như phát triển sản xuất lạc mới bắt đầu được quan tâm từ năm 1996 trở lại đây thông qua các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp ngành. Trong đó, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam) luôn là đơn vị đầu mối trong việc thiết lập mạng lưới nghiên cứu đậu đỗ trong toàn quốc.
- Ngày nay, một số giống nhập nội đã góp phần quan trọng trong công tác cải tiến giống trong nước. Ngoài ra chúng ta còn nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài để cải tiến, áp dụng phục vụ phát triển sản xuất, đời sống xã hội.
- Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, sản xuất lạc Việt Nam được chia thành 6 vùng trồng lạc chính (Bảng 2.2):
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của các vùng trồng lạc chính của Việt Nam
Năm Chỉ tiêu 2005 2008 2010 Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn)
Đồng bằng sông Hồng 37,6 21,2 79,7 34.,5 23,8 82,4 30,2 24,1 72,8 Trung du và miền núi
phía Bắc 42,8 14,9 64 50,5 17,1 86,3 50,2 17,6 88,5
Bắc trung bộ và duyên
hải miền trung 116 16,0 186 107,3 19,0 204 102,4 19,9 204 Tây Nguyên 24,5 13,4 32,8 19,6 15,7 30,9 16,7 17,5 29,3 ĐôngNamBộ 34,8 24,5 85,4 29,6 28,4 84,2 20,5 25,1 51,6 Đồng bằng sông Cửu
Long 13,9 29,0 40,4 13,9 31,2 43,4 11,1 35,6 39,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2010)
- Miền Bắc và Trung Bộ có diện tích là 311,4 nghìn ha (2010), gồm các vùng: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng diện tích là 30,2 nghìn ha, năng suất cao nhất 24,1 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình cả nước là 14,7%; vùng Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích lạc là 50,2 nghìn ha, năng suất trung bình là 17,6 tạ/ha, thấp hơn năng suất trung bình cả nước 16,2%. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có diện tích trồng lạc là 102.3 nghìn ha, năng suất trung bình là 19,9 tạ/ha, thấp hơn năng suất trung bình cả nước 5,2%.
- Miền Nam diện tích trồng lạc là 48.3 nghìn ha, năng suất trung bình là 26,1tạ/ha (2010), gồm các vùng: Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lạc là 11,1 nghìn ha, năng suất cao nhất là 35,6 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình cả nước là 69,5%; vùng Đông Nam bộ có diện tích trồng lạc là 20,5 nghìn ha, năng suất đạt 25,1 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình cả nước19,5%; Tây Nguyên là vùng có năng suất thấp nhất, chỉ đạt 17,5 tạ/ha, thấp hơn năng suất trung bình cả nước là 16,7%.
Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An
- Trong những năm gần đây, Ở một số địa phương của tỉnh Nghệ An cây lạc được coi là cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn so với các cây trồng khác. Nông dân đã từng bước trồng lạc để thay thế cho các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy đã góp phần làm cho diện tích và sản
- Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Nghệ An năm 2013 được thể hiện qua bảng sau. Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2012 4,58 1,60 7,33 2013 4,67 1,75 8,20 2014 4,83 17,6 8,49
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, năm 2013)
- Qua số liệu ở bảng cho thấy từ năm 2012-2014 diện tích và sản lượng lạc ngày càng tăng. Về diện tích tăng từ 4,58 ha lên 4,83 ha, về sản lượng tăng từ 1,6 tấn lên 17,6 tấn. Sản lượng tăng từ 7,33 tấn lên 8,49 tấn.
- Diễn Châu là một trong những vùng trọng điểm sản xuất lạc của tỉnh Nghệ An. Trong những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá mạnh, cây lạc cũng dần trở thành cây công nghiệp ngắn ngày chủ đạo của huyện.
- Diện tích lạc ở Diễn Châu có chiều hướng tăng. Nguyên nhân này do năm 2014 đã chuyển đổi một diện tích lúa cao cưỡng sang làm cây màu và chuyển dịch ngô đông sang làm lạc đông nhằm mục đích làm giống cho vụ động xuân. Năng suất lạc bình quân tăng lên 15,5 tạ/ha năm 2013 lên 24,7 tạ/ha năm 2014.