Giải pháp về chế biến

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 84)

- Cần phải mở rộng diện tích trồng lạc áp dụng giống mới trên diện tích gieo trồng lạc của toàn huyện, để nâng cao hiệu quả sản xuất cho các

4.4.5 Giải pháp về chế biến

- Nhà nước có các trung tâm kiểm định chất lượng tiêu chuẩn vệ sinh của sản phẩm lưu hành trên thị trường, đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng xã hội

+ Hoàn thiện hệ thống marketing nông sản ở địa phương, trong đó quan trọng nhất là việc xây dựng trung tâm giao dịch nông sản hoặc chợ đầu mối bán buôn nông sản. Trên địa bàn huyện nói chung và địa bàn huyện Diễn Châu nói riêng còn thiếu các chợ đầu mối bán buôn nông sản, vì vậy nông sản do dân sản xuất ra chủ yếu được bán cho đội ngũ thu mua tư thương mang tính độc quyền địa phương, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm mà còn làm giảm giá nông sản của nông dân. Nếu chợ đầu mối hoặc trung tâm giao dịch nông sản được xây dựng trên địa bàn xã sẽ khắc phục được tình trạng mua bán tản mạn, tự phát không phản ánh đúng quan hệ cung-cầu, giá cả thi trường bị bóp méo thông qua hoạt động của hệ thống tư thương. Ngoài ra chợ đầu mối hoặc trung tâm giao dịch nông sản còn là nơi tập trung ổn định một khối lượng hàng hóa đủ lớn, chất lượng đảm bảo, được bảo quản trong hệ thống kho chứa hiện đại nên người chế biến và tổ

nguyên liệu, hàng hóa, họ sẽ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu. Về phía người nông dân sẽ biết trước giá cả và khối lượng hàng hóa tiêu thụ vào cuối vụ hoặc sau một thời gian cụ thể, do đó có điều kiện bố trí đầu tư thâm canh.

+ UBND huyện là cầu nối giữa các doanh nghiệp và địa phương bàn cụ thể về việc tiêu thụ, chế biến, phân công địa bàn và trách nhiệm kí hợp đồng cung ứng vật tư tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt theo quy định số 80- Ttg ngày 8/8/2002 của thủ tướng chính phủ về khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản thực phẩm cho nông dân, thực hiện liên kết bốn nhà. Việc kí hợp đồng thu mua nông sản ổn định cho nông dân sẽ giúp cho nông dân tránh được ảnh hưởng của những biến động thất thường của giá nông sản, qua dố họ sẽ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

+ Phát huy vai trò hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp làm tốt nhiệm vụ cung ứng dịch vụ đầu vào và tiêu thụ nông sản cho nông dân.

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động thị trường của nông dân: làm cho họ hiểu rằng hàng hóa không phải là những gì tiêu dùng thừa rồi rồi mới đem bán, họ phải phát triển sản xuất dựa trên nhu cầu của thị trường chứ không phải dựa trên những gì mình có.

4.4.6 Giải pháp về ổn định thị trường đầu vào trong sản xuất

- Tăng cường cho các nông hộ vay vốn với thời gian trung và dài hạn, lượng vốn cho vay phải đáp ứng được yêu cầu đầu tư của hộ, tuỳ theo diện tích trồng lạc của mỗi hộ, thu hút vốn đầu tư của Nhà nước thông qua việc thu hút các chương trình, các dự án khuyến nông.

- Khuyến khích mở rộng các hình thức tín dụng, tương trợ, tự nguyện giúp nhau trong sản xuất ở trong nhân dân: Hội Cựu Chiến Binh, Hội làm vườn, Hội phụ nữ, các tổ chức đoàn thể,…, các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm nhân dân thực hiện vay vốn cho phát triển sản xuất lạc của huyện Diễn Châu.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w