Diện tích, năng xuất, sản lượng lạc

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 53)

- Đề tài cấp viện của Ths Trần Thị Ngát: “Nghiên cứu phát triển bền vững đàn bò sữa vùng Bắc Đuống – Gia Lâm – Hà Nội” năm 2013 Đề tài đã

4.1.1 Diện tích, năng xuất, sản lượng lạc

Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của huyện năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%)

Diện tích Ha 3210 3129 3327 97,48 106,33 101,81 Năng suất tấn/ha 2,52 2,64 3,01 104,76 114,02 109,29 Sản lượng tấn 8089,20 8260,56 10014,27 102,12 121,23 111,26

(Nguồn: Phòng nông nghiệphuyện Diễn Châu)

 Về diện tích: Diện tích trồng lạc của huyện qua 3 năm có sự biến động khá rõ rệt. Năm 2012 diện tích trồng lạc của huyện là3210 ha, năm 2013 là 3129 ha, giảm so với năm 2012 là 1,27 %. Đến năm 2014, diện tích gieo trồng lạc là 3327 ha tăng lên đột phá 3,06% so với năm 2013 (diện tích là 3219 ha). Diện tích bình quân các năm là 101.81%. Nguyên nhân diện tích lạc tăng lên là do giống lạc mới bắt đầu được đưa vào gieo trồng và đã tỏ ra thích ứng với điều kiện khí hậu thời tiết cho năng suất cao do vậy được các hộ nông dân chấp nhận và mở rộng diện tích gieo trồng.

 Về năng suất: Năng suất lạc tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật canh tác, trình độ thâm canh, tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống và điều kiện thời tiết khí hậu. Qua bảng 4.1 ta thấy năng suất lạc bình quân hàng năm của huyện tăng lên một cách đáng kể, năm 2012 năng suất lạc của huyện là 2,52 tấn/ha, năm 2013 là 2,64 tấn/ha tăng lên 0,12 tấn/ha, đến năm 2014 năng suất lạc của huyện là 3,01 tấn/ha tăng lên 0,37 tấn/ha so với năm 2013,bình quân 3 năm tăng 109,29%.. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng năng suất lạc bình quân hàng năm là do nông dân đúc rút kinh nghiệm từ năm trước nên phòng trừ sâu bệnh kịp thời và phun thuốc BVTV định kỳ đồng thời đầu tư phân bón hợp lý, mặt khác do huyện đã áp dụng giống mới L26 với năng suất cao (45 – 54 tạ/ha) vào sản xuất với cơ cấu diện tích ngày một tăng nên làm cho năng suất bình quân của huyện tăng lên liên tục qua 3 năm.

- Kết luận: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất lạc gồm có: Giống lạc, diệc tich, trình độ kỹ thuật, thâm canh...Trong đó yếu tố về giống là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến năng suất lạc của huyện không ngừng tăng qua các năm đó là do việc tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống vào sản xuất, các giống cũ năng suất thấp đã dần dần được loại bỏ khỏi bộ giống ở địa phương và thay vào đó là các giống mới có năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt đã được đưa vào sản xuất với cơ cấu diện tích ngày một tăng, mặt khác các hộ nông dân sản xuất lạc biết cách đầu tư đúng mức và chăm sóc một cách hợp lí. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho ngành sản xuất lạc của huyện Diễn Châu, từ đó giúp các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư, tiếp tục sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất lạc.

- Về sản lượng: Sản lượng lạc phụ thuộc vào diện tích và năng suất lạc. Do diện tích gieo lạc tăng đáng kể qua các năm và năng suất lạc của huyện hàng năm cũng tăng nhanh do đó sản lượng hàng năm cũng tăng nhanh. Cụ thể là: sản lượng đỗ lạc năm 2012 là 8089,2 tấn, năm 2013 là 8260,6 tấn cao hơn năm 2012 là 171,36 tấn, năm 2014 là 10014 tấn cao hơn 2013 là 1753,71 tấn. Bình quân qua 3 năm 2012 - 2014 sản lượng lạc của huyện tăng 111,26%

Tóm lại để thấy rõ hơn tình hình sản xuất, đầu tư chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc của huyện, cần phải đi sâu nghiên cứu cụ thể trong từng nhóm hộ nông dân trong huyện thời gian qua.

4.1.2 Tình hình thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lạc

4.1.2.1 Phương thức trồng lạc

Đối với sản xuất nông nghiệp ngày nay, để chọn tạo ra được những loại giống tốt là một công việc cực kì quan trọng và rất được quan tâm. Trong sản xuất lạc nói riêng chọn được giống tốt có thể làm tăng năng suất lạc lên 15- 30%, nhưng nếu kết hợp cả giống mới và phương thức canh tác tiến bộ thì có thể tăng năng suất đến 60%. Nghệ An là một trong những tỉnh dẫn đầu trong công tác triển khai các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng lạc đạt năng suất cao.

Trong quá trình nghiên cứu tại địa phương, chúng tôi được biết 100% hộ nông dân sản xuất lạc áp dụng công nghệ che phủ nilon, tuy khi áp dụng công nghệ này chi phí cho một sào lạc tăng lên mặt khác tốn nhiều công lao động hơn nhưng đem lại năng suất cao hơn cho cây lạc, chính vì vậy công nghệ này vẫn được duy trì trong sản xuất lạc ở huyện Diễn Châu.

*Phân bón cho lạc

Phân bón là nguồn thức ăn không thể thiếu được của cây trồng, nếu thiếu phân, cây còi cọc và dễ dẫn đến tình trạng sâu bệnh phá hoại. Phân bón và bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất và phẩm chất của sản phẩm. Nếu bón phân không đủ và không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Hiện nay trong sản xuất lạc của các hộ nông dân, phần lớn lượng phân bón cho một sào ở mức tương đối. Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi được biết, hầu hết các hộ đều sử dụng phân bón tổng hợp NPK sao vàng (NPKS 3-9-6-6) của tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An, đây là loại phân bón tổng hợp đặc dụng cho cây lạc. Tại huyện Diễn Châu, việc cung cấp phân bón do hợp tác xã nông nghiệp thực hiện. Hợp tác xã nhập phân bón từ tổng công ty vật tư nông nghiệp, sau đó phân phát về các x ã, rồi các hộ nông dân sẽ trực tiếp nhận phân tại nhà văn hóa các thôn. Khi nhận phân bón từ hợp tác xã, hộ nông dân sẽ được trợ giá phân bón đầu vào một phần. Chính vì vậy 100% hộ nông dân được điều tra đều sử dụng loại phân bón này do hợp tác xã cung cấp.

4.1.2.2 Kỹ thuật chăm sóc lạc của hộ nông dân trong xã

Chăm sóc là khâu vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với bất cứ cây trồng nào. Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày rất dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên nếu chăm sóc đúng và kịp thời sẽ cho năng suất chất lượng lạc cao hơn. Quá trình chăm sóc lạc bao gồm các khâu: xới xáo làm cỏ, vun gốc,

nông dân trong huyện, khi áp dụng công nghệ che phủ nilon, trong lúc gieo trồng ban đầu, các hộ nông dân đã sử dụng thuốc trừ cỏ nên quá trình chăm sóc cho cây lạc, khâu xới xáo làm cỏ được giảm đi từ đó công lao động cho chăm sóc lạc cũng được giảm đi. Hầu như khâu chăm sóc lạc chỉ còn công việc phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích, nhưng khâu này không tốn quá nhiều công lao động. Trung bình 1 công lao động trong 1 ngày sẽ phun được cho 3,5-4 sào lạc.

4.1.2.3 Các công thức luân canh trong sản xuất lạc tại huyện Diễn Châu. Luân canh là một biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lạc. Có một chế độ luân canh hợp lý sẽ phát huy tác dụng tốt của cây lạc trong cải thiện độ dinh dưỡng của đất, phát huy vai trò của cây lạc trong hệ thống canh tác. Đồng thời một chế độ luân canh hợp lý có tác dụng làm tăng năng suất lạc và năng suất cây trồng khác nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cho bà con nông dân, mặt khác hạn chế tác hại của sâu bệnh và tạo điều kiện cân đối dinh dưỡng trong đất.

Diễn Châu là một huyện có diện tích canh tác/khẩu tương đối lớn so với bình quân toàn tỉnh, vì vậy trong những năm qua, nông dân trong huyện đã áp dụng biện pháp kỹ thuật luân canh cây trồng vào trong sản xuất nhằm tăng thu nhập trên diện tích đất có hạn.

Các công thức luân canh được người dân trong xã áp dụng vào sản xuất là: Lạc xuân- vừng- ngô đông.

Lạc xuân-vừng-lạc đông. Lạc xuân-vừng-rau vụ đông.

Theo công thức luân canh trên đây, chúng ta có thể thấy được, các hộ nông dân sản xuất lạc ở huyện Diễn Châu chưa tận dụng hết được tác dụng của cây lạc trong cải thiện độ dinh dưỡng của đất để phục vụ cho sản xuất vụ kế tiếp. Ở tất cả các công thức luân canh, cây trồng tiếp theo sau lạc đều là vừng, đây là loại cây trồng không đòi hỏi cao về kỹ thuật cũng như công

chăm sóc, tuy nhiên năng suất thường không ổn định, có năm gần như mất trắng. Đây là một trong những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Diễn Châu.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w